Chương 438: Vùng giáp ranh
Lê Phụng Hiểu với đội Thiết kỵ cùng Nguyễn Lạc Thổ hành quân xuyên qua những cánh đồng lúa vùng trung du đến khoảng gần giữa canh Năm mới dừng chân ven một sườn đồi thấp có nhiều cây cối rậm rạp. Nơi này là vùng giáp ranh giữa châu Vũ Ninh và vùng Tam Đái trước khi sáp nhập làm một khi thành Bát Vạn thất thủ. Phải biết rằng Nguyễn Lạc Thổ và một số tướng thuộc quyền vốn gốc gác vùng nảy trước khi trở thành nòng cốt của quân Thiên Đức.
Nguyễn Lạc Thổ tung quân do thám vượt lên trước vài dặm cảnh giới sau đó lệnh cho binh sĩ tản ra ẩn nấp chờ xác định lại phương hướng. Xem xét kỹ địa hình địa vật lúc trời tảng sáng, kết hợp với tin tức quân trinh sát thu thập được và một vài người dân đen đủi đi làm đồng sớm b·ị b·ắt. Nguyễn Lạc Thổ xác định được đỉnh núi Mõm Lợn cách khoảng mười dặm về phía Tây. Chừng ba mươi dặm về phía Bắc có một thung lũng khá rộng lớn tên là Đồng Thông.
- Chúng ta nhắm hướng Đông ghé Bắc chính là Tam Đái. - Nguyễn Lạc Thổ vạch trên hoạ đồ. - Tuy chỉ khoảng tám chục dặm đường nhưng phải qua mấy con sông, kỵ binh của ông sẽ gặp khó khăn.
Lê Phụng Hiểu ngồi xổm bên cạnh Lạc Thổ, đôi mắt đăm chiêu:
- Việc này đã tiên liệu từ trước rồi, có gì mà băn khoăn.
Lê Phụng Hiểu chỉ vào một điểm trên hoạ đồ:
- Long Vũ quân và bọn Dương Vũ Thư ở Cổ Loa thành chắc chắn sẽ hội quân cùng chúng ta. Tôi tin như thế.
Lạc Thổ đồng tình nhưng vẫn nêu ý kiến:
- Nếu chúng ta đến sớm hơn và phải chờ, ông tính sao? Chúng ta đi sâu vào đất của địch quân, giả tỉ như có bất trắc đường về khó đấy.
- Ông có sợ không?
Nguyễn Lạc Thổ so vai:
- Là người ai mà chẳng s·ợ c·hết. Tôi chẳng sợ. Chỉ sợ không hoàn thành nhiệm vụ do chính chúng ta tự ý quyết định thì giải trình với Đại Vương ra sao?
Lê Phụng Hiểu vỗ vai Lạc Thổ:
- Đại Vương tín nhiệm giao cho ông cả một đạo quân trấn thủ một vùng. Tôi tin Đại Vương có mắt nhìn người và tôi tin ông.
- Anh Hiểu ơi! Anh phải biết là so với anh, tôi chỉ là hạng tôm tép.
- Tôi không nghĩ thế. Tất cả chiến tướng của Đại Vương nào ai tầm thường. Bây giờ chúng ta thay phiên cảnh giới rồi ngủ lấy sức, chập tối sẽ tốc hành. Quân của anh cưỡi ngựa cũng tốt, vậy ta chia nhau mỗi bên cưỡi một canh giờ cho mau, được không?
Lạc Thổ bặm môi:
- Cách nơi này khoảng mười lăm dặm có một trại quân đồn trú, hẳn chúng có dăm chục con tuấn mã chứ? Vùng trung du ngựa nhiều hơn phủ Thiên Đức.
- Thống nhất như thế, bây giờ tôi tìm chỗ đánh một giấc, đến Ngọ tôi đổi cho anh.
Một ngày nắng tháng Tư trôi qua tương đối yên bình đối với đội quân hỗn hợp kỵ bộ bên sườn đồi thấp. Thêm hàng chục dân thường b·ị b·ắt giữ khi đi ngang qua các vị trí ẩn nấp của binh sĩ. Những người b·ị b·ắt chẳng cần hỏi cũng khai sạch, tuy nhiên họ là nông dân, tin tức hữu dụng hầu như chẳng có. Do yêu cầu bí mật, những người b·ị b·ắt buộc phải theo đội quân ngay khi trời vừa sập tối. Sau khi được giải thích cặn kẽ, họ không còn sợ bị đoạt mạng.
Gần nửa đêm, Lê Phụng Hiểu tuốt gươm thét lớn dẫn đầu đội quân Thiết kỵ bất thình lình xông thẳng vào một trại quân đóng ngay chân đồi theo hướng cổng chính. Nguyễn Lạc Thổ dẫn bộ binh tràn vào ngay sau đó. Do bị t·ấn c·ông bất ngờ vào ban đêm, trại quân nằm ở hậu phương phòng bị lơ là nên chưa đầy một khắc đồng hồ, hơn hai trăm người b·ị b·ắt, một số b·ị t·hương nhẹ và chỉ hơn hai chục người t·hiệt m·ạng. Không có bất kỳ người binh sĩ nào kịp bỏ chạy.
Đang lúc kiểm đếm tù binh, thu thập tài kiệu và tra hỏi tại chỗ đám tù binh thì Lê Phụng Hiểu hay tin quân sĩ băt được thám mã phi tốc vừa mới đem thư đến trại.
- Buồn ngủ gặp chiếu manh! Mau tìm anh Thổ.
Lạc Thổ đến, đọc xong thư liền vặn hỏi người lính đưa tin, người này khai không thiếu một chữ nào.
- Đang định đi mau mà có sự vụ này xem ra chúng ta phải nán lại trại này.
Lê Phụng Hiểu cười sảng khoái, hạ lệnh cho quân kỵ cắm trại chờ khách đến. Lạc Thổ cho gọi những người nông dân b·ị b·ắt trước đó đến và bảo:
- Các ông bà phải ở lại đây, chiều mai chúng tôi thả các ông bà về. Trong doanh có nhiều lương thảo, các ông bà đem về được bao nhiêu thì đem, xem như quân Thiên Đức tạ lỗi vì phiền đến các ông bà.
Những người này nghe chẳng tin nhưng Lạc Thổ hạ lệnh đưa họ đến kho lương, nhờ họ bắc bếp thổi cơm cho binh sĩ, họ mới tin là thật.
Vậy bức thư hoả tốc thám mã đem đến viết gì?
Số là phát hiện ra đội Thiết kỵ vắng bóng, quân Tam Đái cũng lui quân. Cao Mộc Viễn đốc quân t·ấn c·ông b·ằng súng, nỏ và cả lựu đạn khiến đối phương hoảng hồn bỏ chạy. Trương Lôi dẫn quân trợ chiến, bản thân ông này cũng muốn lập chút công lao vì ở hậu phương quá lâu. Tân binh dưới sự dẫn dắt của Trương Lôi dù chưa được trang bị súng nhưng điều ấy không ngăn được họ xông xáo. Thậm chí những người lính trẻ lần đầu xông trận còn vượt lên cả đội hình chính vì sợ địch quân chạy mất. Với khí thế ấy, Cao Mộc Viễn và Trương Lôi mau chóng làm chủ chiến trường, bắt được gần hai trăm tù binh cùng nhiều lương thảo do đối phương không kịp đem theo. Cao Mộc Viễn truy đuổi chừng năm dặm bèn đánh chiêng thu quân sắp xếp lại đội hình. Trương Lôi bị Cao Mộc Viễn phàn nàn vì không quản được đám tân binh hăng máu.
Cao Mộc Viễn vốn là thuỷ tướng lão làng song đánh bộ lại cần Trương Lôi trợ giúp. Tuổi tác hơn kém nhau chẳng bao nhiêu nên kết thân cũng dễ. Cao Mộc Viễn có ý định chốt giữ tại vị trí vừa chiếm chờ lệnh Vạn Thắng vương song Trương Lôi lại ngỏ ý muốn truy kích. Theo lý giải của Trương Lôi, quân thua chạy sẽ tụ tập ở trại quân gần nhất phản công.
- Phải đánh ngay khi chúng nó còn chưa ổn định tinh thần và đội hình hỗn tạp. Để chúng nó đứng chân vững là ta khó hơn.
- Nhưng đi sâu vào đất ấy với trang bị như bây giờ sẽ khó xoay sở lắm. Cần thêm quân trang, quân khí và binh sĩ.
- Hai nghìn quân là đủ rồi, ta cần phải nhanh. Ông mau đề đạt Đại Vương cấp thêm súng đạn.
Cao Mộc Viễn ngập ngừng, Trương Lôi bèn tự tay viết rồi ký tên điểm chỉ ở một góc. Xong xuôi ông đẩy về phía Cao Mộc Viễn:
- Tôi theo Đại Vương nhiều năm, ngài ấy rất thích hành binh mau lẹ, đánh nhanh thắng nhanh, giảm thiệt hại. Tôi đã viết rồi, ông ký là xong. Chả lẽ ông còn e ngại việc tự ý hành động sẽ khiến Đại Vương trách?
- Quả có vậy! Đại Vương tin tôi nên…
- Ông đang làm vì cái chung, vì Đại Vương chứ nào có lòng riêng. Ngoài tiền tuyến, ta dựa vào thực tiền mà điều binh, chậm sẽ gây ra nhiều hệ luỵ đấy.
Cao Mộc Viễn bèn ký, đóng dấu rồi sai thám mã mau cấp báo. Chiều hôm ấy, Cao Mộc Viễn nhận năm trăm súng hoả mai, hai trăm bộ binh tăng cường cùng ba trăm con ngựa.
- Đại Vương cho ngựa là để chuyên trở trang thiết bị, có cả hai khẩu Hoả pháo liên hoàn, thế đã đủ cho ông chưa?
Trương Lôi cười hỉ hả. Cao Mộc Viễn cũng cười. Ngay sau bữa tối, đội quân hơn hai nghìn người hành quân cùng trang bị tương đối mạnh. Trong số quân tăng cường có một số người vốn dân bản địa đầu quân Thiên Đức ở thành Bát Vạn làm nhiệm vụ dẫn đường.
Đội tiền quân của Cao Mộc Viễn và Trương Lôi lọt vào ổ phục kích của đối phương khi trời còn chưa sáng rõ. Một trận giáp chiến xảy ra, đội tiền quân buộc phải dùng lựu đạn gây t·hương v·ong cho cả hai bên mới khiến các toán phục kích lui quân. Trung quân đến tiếp ứng, kiểm đến binh sĩ t·hương v·ong chờ mặt trời ló đằng Tây mới dàn quân hàng ngang tiến lên.
Cuộc đụng độ giữa hai bên diễn ra khá ác liệt gần một ngôi làng nhỏ. Quân số ít hơn nhưng lợi thế hoả lực mạnh giúp Cao Mộc Viễn mau chóng chiếm thế thượng phong. Trương Lôi dẫn tân binh trang bị lựu đạn chủ đích đánh tạt sườn. Tân binh được thực chiến, lựu đạn được cấp bao nhiêu là dùng hết sạch, họ sợ sẽ bị thu lại. Những t·iếng n·ổ đinh tai nhức óc nối tiếp nhau khiến đối phương kinh hồn bạt vía bỏ trận địa tháo chạy một lần nữa. Cao Mộc Viễn chiếm được ngôi làng nhỏ, dùng làm trung tâm chỉ huy dã chiến và… xin thêm lựu đạn. Trong lúc chờ đợi, Trương Lôi căn dặn các chỉ huy tiểu đội không được để binh sĩ dùng lựu đạn vô tội vạ.
Cánh quân thất trận lui về sau gần hai chục dặm cố thủ chờ viện binh. Tuy nhiên thám mã cấp báo, quân Thiên Đức đang chỉnh đốn đội hình chờ trang bị thêm v·ũ k·hí uy lực mạnh sẽ t·ấn c·ông. Suy đi tính lại, chỉ huy đội quân Tam Đái bèn hạ lệnh thám mã chạy đến trại quân gần nhất cấp báo tình hình, dọn đường lui quân về đó cũng như chuẩn bị tinh thần, huy động dân binh chống lại quân Thiên Đức.