Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 430: Quán nhỏ ven đường




Chương 430: Quán nhỏ ven đường

Nhờ vị trí địa lý nằm ven sông Dâu, cạnh thành Luy Lâu và gần đó là Diên Ứng tự nên chợ Diên Ứng mau chóng trở thành một ngôi chợ sầm uất, có thể nói là chợ lớn nhất trong phủ Thiên Đức. Bên cạnh đó, nhiều cơ quan hành chính của chính quyền Thiên Đức đặt rất gần chợ, Đường sá quanh khu vực chợ Diên Ứng đều đổ bê tông, cùng nhiều căn nhà gỗ tạp khá kiên cố được dựng lên, phần đông là nơi ăn ở, học tập của nhân sĩ từ các phủ khác đổ về theo học trong trường quân sự hoặc quân y.

Cách trung tâm chợ Diên Ứng chừng một dặm có khu nhà gác tía lầu son, thường gọi là dịch quán, dùng làm nơi ở cho quan khách các nơi khác có việc phải đến Thiên Đức bang giao. Khu nhà nằm quay mặt ra đường Tả Siêu Loại, kế đó là dòng sông Khoai hiền hòa. Sứ thần, quan khách được chấp thuận gặp Thủ tướng tức Thần phi Diệu Huyền sẽ xuống thuyền xuôi dòng, sau gần hai chục dặm sẽ đến điện Hưng Quốc.

Thời gian quan khách chờ đợi Vạn Thắng vương hoặc Thần phi tiếp kiến không cố định, tùy thuộc vào tầm quan trọng của tin tức hoặc thư từ.. Nhanh có thể chỉ ba ngày, chậm có thể nửa tháng. Lịch tiếp quan khách rõ ràng nên trong thời gian chờ đợi, quan khách có thể đi lại tự do trong bán kính khoảng một dặm tính từ dịch quán. Quan khách tự do đến hai nơi là vãn cảnh chùa Diên Ứng hoặc mua sắm trong chợ. Mỗi khi quan khách rời dịch quán, ngoài số tùy tùng họ dẫn theo còn có quân Thiên Đức. Bên cạnh dịch quán là trụ sở của Ban chỉ huy một tiểu đoàn bộ binh và doanh trại. Các đoàn quan khách đến Thiên Đức ít thì chục người, đông có thể hàng trăm. Hầu như đoàn nào cũng có gian tế dò la tin tức, bởi vậy dịch quán được giá·m s·át rất chặt chẽ cả ngày lẫn đêm. Bách tính trong vùng đều biết lệ, họ hạn chế tiếp xúc với những người đi chợ mà bên cạnh luôn kè kè một người lính Thiên Đức.

Chợ phiên nên Diên Ứng đông hơn thường lệ, trong chợ bày bán đầy đủ các mặt hàng. Nói không ngoa, hàng hóa trong chợ Diên Ứng đa dạng hơn ở La thành kể từ khi quân Thiên Đức khống chế toàn bộ cửa sông Xích Giang. Thương nhân miền thượng du hay các vùng như La thành, Sơn Tây… muốn giao thương hàng hóa buộc phải ghé qua Hiến Doanh. Thương nhân ngoại quốc muốn vào buôn bán cũng phải ghé thuyền vào Hiến Doanh. Muốn buôn bán sâu vào trung tâm đất Thiên Đức thì chỉ có chợ Diên Ứng. Dưới bàn tay sắp đặt của Lâm Uyển Như, thương nhân bên ngoài muốn mua hoặc bán thứ gì đều phải được sự chấp thuận của Bộ Công Thương, cụ thể là Ty Thương nghiệp do Nguyễn Gia Miêu cai quản. Ty Thương nghiệp là trung gian, làm cầu nối giữa bên bán và bên mua mà không thu bất cứ khoản phí nào ngoài các khoản thuế đã quy định từ trước. Thực tế, người dân muốn bán nông sản sẽ đăng ký trước với Ty, có thể gửi nông sản như lúa, gạo, ngũ cốc ở các kho do Ty Thương nghiệp cai quản. Ty Thương nghiệp sẽ bán nông sản đó cho thương nhân hoặc bán cho bên hậu cầu của Bộ Quốc phòng. Mọi thứ minh bạch, những cá nhân công tác trong các bộ phận thu mua của Ty Thương nghiệp đều có nhân thân tốt, họ không muốn liên lụy đến người thân đang giữ trọng trách trong quân. Như đã nói, chính quyền Thiên Đức dẫu hướng đến dân sự nhưng thực chất vẫn bị ảnh hưởng lớn bởi Bộ Quốc phòng.

Tưởng Kính cùng một nhóm tùy tùng hơn chục người đi dạo trong chợ. Tưởng Kính đã chờ diện kiến Vạn Thắng vương hơn chục ngày và có thể phải chờ lâu hơn nửa tháng bởi Vạn Thắng vương đang cầm quân đánh nhau ở mạn Bắc. Đây là lần thứ hai Tưởng Kính đi chợ Diên Ứng, Kính muốn xem dân tình xứ này làm ăn buôn bán ra sao. Tưởng Kính tỏ ra vui mừng và có phần tự hào khi có rất nhiều mặt hàng bày bán trong chợ có xuất xứ từ phương Bắc. Dưới sông có hàng chục thuyền buôn lớn nhỏ của Hoa quốc đang neo đậu càng khiến Tưởng Kinh phổng mũi. Kính xem dân xứ này như mọi, một sắc dân phần đông mù chữ, chỉ như một sắc dân thiểu số và… thứ gọi là điện Hưng Quốc thậm chí chẳng đáng so với phủ đệ của Kính nơi quê nhà. Kẻ xưng vương chỉ có vậy, đợi chờ gì bách tính áo ấm cơm no?

Hôm đầu đi chợ, Tưởng Kính ngạc nhiên và hỏi người chỉ huy quân Thiên Đức rất nhiều điều, người này từng là một văn nhân, cử chỉ vô cùng nho nhã. Anh ta nói cha anh ta trước đây từng là thuộc hạ của chủ cũ đất Siêu Loại. Chợ sầm uất khác với suy nghĩ của Kính nhưng khi biết đây là ngôi chợ lớn nhất trong vùng thì Kính chỉ lắc đầu thở dài. Điều khiến Kính khó chịu ra mặt ấy là bách tính Vạn Xuân vận y phục rất tùy tiện, dân đen dám vận y phục màu vàng, màu chỉ dành cho bậc đế vương. Một số cụ bà mà Tưởng Kính từng gặp khi vãn cảnh chùa mặc áo vàng thêu hoa văn rất cầu kỳ, có bà còn quấn thêm khăn màu vàng khiến Tưởng Kính nghĩ người đó là… họ hàng của Vạn Thắng vương.

Tưởng Kính khá coi thường Vạn Thắng vương. Đầu tiên, Vạn Thắng vương tuổi còn trẻ, chẳng có dáng dấp đế vương mà chỉ như một tay thiếu gia con nhà địa chủ mới phất. Chẳng ai giải thích cho Tưởng Kính vì sao kỳ hiệu q·uân đ·ội Thiên Đức lại có hình thù kỳ dị, một con hổ có sừng trâu. Tưởng Kính từng tin rằng chỉ đám man di mới nghĩ ra thứ hình thù như vậy. Dạo trước có thương nhân nói với Tưởng Kính ý nghĩa của hình thù trên kỳ hiệu, Kính gật gù cho là tuổi trẻ bồng bột. Bậc quân vương dựng cờ mà chiều theo ý đàn bà thật khó thành nghiệp lớn. Vạn Thắng vương chẳng khác nào một tù trưởng nơi đồng bằng. Sau cùng, Vạn Thắng vương không biết chữ, một kẻ mù chữ đứng đầu thiên hạ, thử hỏi xứ này liệu có tương lai tươi sáng hay không? Thứ chữ Vạn Xuân gì đó hẳn do một nhân sĩ giấu mặt viết ra chứ chẳng thể do kẻ mặt mũi non choẹt như Vạn Thắng vương.

Một xứ vô pháp vô thiên, vương chẳng ra vương mà dân chẳng ra dân không thể là một mối nguy với Đại Vũ đế, kể cả nay mai Vạn Thắng vương có thống nhất được đất Vạn Xuân. Đại Vũ đế từng nói với Tưởng Kính rằng đất phương Nam nhiều lam sơn chướng khí, thủy thổ không hợp với quân phương Bắc.



-Đất ấy dễ chiếm nhưng khó quản, cho một đứa quản, nó thần phục ta là được. Chúng ta là thiên triều. Còn như đám man di ấy quanh năm suốt tháng đánh nhau cũng tốt lắm, tiếp thêm chút sức cho chúng nó giằng co nhưng tuyệt đối không giúp thằng nào trở nên mạnh hơn.

Tưởng Kính dừng bên cạnh một quán bán nước, có nhiều thứ nước và Tưởng Kính chọn nước vối nóng nhâm nhi thay vì trà. Trà của mọi không ngon nhưng lá vối rất ngon. Tưởng Kính nói với chỉ huy cảnh vệ, giọng châm biếm:

-Đại Vương của các ông sao lại cho dân mặc y phục hoàng triều? Thứ y phục màu vàng óng ả đó chỉ dành cho bậc vua chúa mà thôi. Vương xứ này trẻ quá, dường như chưa được dạy phép tắc ngàn đời nay.

Người chỉ huy trẻ đó chỉ khẽ cúi đầu mà không đáp. Tưởng Kính hỏi:

-Ông cứ nói, chúng ta chỉ bàn luận. Đại Vương của ông không câu nệ, hay là Vương cấm các ông nói chuyện ngoài phận sự?

-Thưa Tưởng đại nhân, tôi thiết nghĩ mỗi nơi mỗi khác, trong một nhà đông anh em còn mỗi người mỗi tính nết. Đại Vương của chúng tôi rất thích sự khác biệt và yêu tự do. Thế nên bách tính Thiên Đức tự do mặc y phục họ muốn. Y phục không nói lên bản chất con người và không đại diện cho cái gì cả, thưa ngài.

Tưởng Kính nhếch miệng cười nhạt không nói thêm. Loanh quanh trong chợ một hồi, Tưởng Kính chỉ vào một người đàn ông trung niên vận y phục màu vàng nhàu nát, cụt một chân chống nạng đứng mua hàng.

-Ta nhìn cứ tưởng Đại Vương của các ông cơ đấy.



Người chỉ huy trẻ thản nhiên đáp lời:

-Bách tính Vạn Xuân nói chung và Thiên Đức nói riêng đều là con của rồng nên bình đẳng, ai cũng như ai. Bách tính gặp Vạn Thắng vương còn chẳng phải quỳ gối dập đầu vì đều người một nhà. Tuy thế, tôi nghe nói ở phương Bắc chỉ bậc đế vương mới là con của rồng, còn lại thân phận đều thấp hèn. Đại nhân thứ lỗi, tôi hiểu biết hạn hẹp, chỉ nghe lõm bõm mấy thương nhân nói thế nên… nếu không phải mong ngài chỉ giáo.

Tưởng Kính giận tím mặt, phẩy tay áo bỏ đi thẳng một mạch về hướng dịch quán. Người chỉ huy trẻ cố giấu nụ cười đắc ý nhanh chân bá·m s·át. Về được nong nửa quãng đường, Tưởng Kính trông thấy một thằng bé ăn vận rách nát, mặt mũi nhọ nhem nhọ thỉu cắp giá đi ngược lại nên dừng chân chờ người chỉ huy trẻ đến gần. Tưởng Kính hất hàm nói:

-Con cháu của rồng đây ư? Thật nực cười. Có khi các ông nhầm với giun dế cũng nên.

Người chỉ huy trẻ lặng im không đáp khiến Tưởng Kính tỏ ra đắc ý. Cậu bé vừa đi ngang, bỗng nhiên kẻ nào đó trong số tùy tùng đánh rắm rất lớn. Tưởng Kính liền nói:

-Lôi động Nam bang.

Tưởng Kính vừa dứt lời, đám tùy tùng theo hầu nhại phụ họa rồi cùng nhau cười phá lên đắc chí. Cậu bé dừng chân ngoái lại nhìn bọn Tưởng Kính một lượt từ đầu đến chân, đoạn cậu vứt cái giá xuống vệ đường tụt quần vạch chim cò tè xuống mặt đường bên tông. Nước tiểu bắn tung tóe.

-Vũ qua Bắc hải!



Đến lượt những người lính Thiên Đức cười phá lên một tràng đầy vẻ hài lòng.

-Tôi đã nói với đại nhân rồi, y phục không đại diện cho một người nào cụ thể, chỉ là thứ che thân mà thôi. Có tiền có chức thì mũ cao áo dài, nghèo khó thì lá chuối dùng che thân cũng chẳng vấn đề gì, quan trọng là cốt cách và… và nòi giống con cháu của rồng, thưa đại nhân.

Tưởng Kính thêm một lần giận tím mặt, buông vài lời mắng chửi đám tùy tùng rồi hằm hằm quay gót bước thẳng một mạch về dịch quán. Một lúc sau dường như không ngậm được cục tức, Tưởng Kính quay trở ra, đứng trước cổng lớn dịch quán nhìn ngang ngó dọc. Bên kia đường, chếch phía tay phải so với cổng lớn dịch quán có một khoảnh đất tương đối bằng phẳng. Dưới mấy tán cây có một quán nước nhỏ, mái lợp tranh, vách ba bề là những tấm liếp tre đan.

Chủ hàng quán là một người đàn bà tuổi chừng ngũ tuần, trên đầu vấn khăn mỏ quạ đen bịt kín hai tai, luôn miệng nhai trầu bỏm bẻm. Hàng quán bán những thứ nước thông thường như các loại nước trà, nước vối. Ngoài nước trà, quán có thuốc lào, hoa quả mùa nào thứ nấy bày trên mấy cái đĩa sưa và mấy lọ sứ đậy nắp, bên trong là kẹo, ô mai… Trong quán có nhiều ghế đẩu, ghế gỗ dài các loại, quanh năm suốt tháng không ngớt khách ra vào. Khách thường ngày là quân nhân, người đàn bà hiếm khi lấy tiền nước, những người lính muốn trả bao nhiêu thì trả. Cuối mỗi tháng, ai thiếu nợ bao nhiêu tự tính rồi trả.

Ngoài quân nhân còn có thân nhân đến thăm vào cuối tuần cũng ngồi chờ trong hàng quán này. Quan nhân vùng khác đến thi thoảng cũng ra ngồi sau bữa ăn hòng nghe ngóng được chuyện gì tốt chuyện đó.

Bà chủ quán nước là mẹ liệt sĩ, hai trong số các con trai của bà đã mồ yên mả đẹp bên nghĩa trang huyện Thiên Đức. Tất nhiên điều này chẳng mấy ai biết và hai người con khác của bà hiện đang công tác trong cơ quan thuộc tuyến sau của Bộ Quốc phòng Thiên Đức. Người con gái út mới mười bốn tuổi, ngoài giờ ở trường sẽ phụ giúp bà phục vụ khách vào quán.

Chẳng mấy ai biết tên huý của bà chủ quán, mọi người hay gọi là bà Ấu.

Tưởng Kính đã ngồi thử trong hàng quán hai lần và tỏ ra khó chịu khi đám nông phu vác cuốc vác cày, quần xắn cao đi ra đi vào luôn luôn. Có điều Tưởng Kính để ý, chính là dân xứ này có vẻ hiền lành, thân thiện và rất hay cười. Tưởng Kính đồ rằng trong số những kẻ vào ra liên tục kia chẳng thiếu do thám quân của Thiên Đức.

Quán lúc này vắng người vì phiên chợ sầm uất cách có một quãng, hôm nay cũng chẳng phải cuối tuần. Tưởng Kính trông thấy thằng bé ốm o khi nãy khiến Kính mất mặt bưng giá đựng hoa quả đi ngang qua rồi biến mất trong quán. Ma xui quỷ khiến thế nào, Tưởng Kính muốn hơn thua với thằng bé nên bước sang đường. Ba tuỳ tùng của Kính cùng hai người lính Thiên Đức liền theo sau.

Thằng bé ốm o ấy chẳng ai xa lạ mà chính là Lương Thế Vinh tức Lương Tích Am. Người chỉ huy trẻ theo bảo vệ cho Tưởng Kính cũng là nhân vật quen thuộc, Hoàng Như Hổ.