Chương 426: Trần Quan Sơn
Chẳng khó để đoán biết phần kết sự việc.
Đặng lão gia ngồi xếp bằng tròn một mình bên mâm cơm tối chuẩn bị đụng đũa, gia nô đứng hầu bên cạnh bỗng thấy người em trai Đặng Thuyền mặt hằm hằm dẫn mấy người bước vào sân. Thuyền đứng giữa nhà, bực dọc thét gọi đám gia nô nhà họ Đặng.
- Có việc gì mà chú nóng nảy như vậy? Tiện bữa chú ngồi ăn bát cơm.
Đặng Thuyền quắc mắt:
- Bác còn tâm trí ngồi đó ăn uống sao? Tôi đã mấy lần bảo bác, thời nay không còn như trước, chẳng phải một người làm quan cả họ được nhờ nữa
- Chú nói tôi chưa hiểu.
Hai bà vợ cùng mấy người con của Đặng lão gia nghe ồn ào cũng xuất hiện. Vừa trông thấy họ, Đặng Thuyền gắt gỏng:
- Mau thu dọn tư trang cho bác Thức đi, quần áo ấm và lương khô. - Đặng Thuyền quay sang nhìn người anh gằn giọng. - Nhà này đến hồi mạt vận rồi.
Đặng Thức ngơ ngác. Mấy người theo Đặng Thuyền bấy giờ mới lẳng lặng tiến đến cạnh tấm phản làm từ gỗ quý với những khuôn mặt lạnh tanh xốc nách Đặng Thức lôi ra cửa.
- Chú làm gì thế này? Làm gì thế này?
Đặng Thuyền rít lên:
- Các người đừng có manh động. Bác Thức sẽ bị giam ở nha phủ trong hai tuần trăng. Trong thời gian này muốn gửi đồ ăn thức uống hãy đem đến cổng.
Hai bà vợ của Đặng Thức nhào đến níu áo Đặng Thuyền. Thuyền dừng chân, khẽ thở dài lắc đầu ngao ngán:
- Bác Thức ỷ thế làm càn, động phải người không nên động. Anh em người ta nể mặt nên để tôi đến đưa đi chứ phải người khác quân sĩ ập vào gô cổ rồi.
- Chú… chú… có chuyện gì? Tôi đắc tội với ai? Có gì từ từ nói, từ từ…
Đặng Thuyền nhìn anh lắc đầu:
- Tiền không thể giải quyết được. Bác nên bảo mấy đứa cô hồn cát đảng đánh mẹ con thằng bé bên làng Lũng Đông thừa sống thiếu c·hết mau ra đầu thú nếu còn muốn sống ở cái đất này.
- Tôi… tôi… - Đặng Thức lắp bắp. - Mẹ con nhà nó… nhà nó có ai chống… chống lưng? Tôi đắc tội với ai?
Đặng Thuyền sấn đến ghé tai Đặng Thức:
- Nếu tôi không làm cho ra lẽ chuyện này thì đến cái chức phó quèn của tôi cũng bay. Tôi đã phấn đấu mấy năm trời để được trọng dụng. Anh chỉ vì ba thứ vớ vẩn đánh mẹ con người ta thân tài ma dại. Tôi mà không tận mắt nhìn cũng chẳng tin. Anh nói đi, cái thằng bé một tay xách nặng ấy mà lũ đần độn nhẫn tâm đến vậy.
- Thằng… thằng bé họ Lương… nó… nó con cháu nhà ai?
- Tổ tiên nó ba đời làm nông nhưng nó tài trí hơn người. Tôi không biết! Anh liệu mà tính. Người một nhà tôi chỉ có thể nói được vậy. Đưa ông ấy đi!
Đặng Thức bị dẫn đi, nét mặt xám ngoét vì sợ. Ở cái xã này, bởi có em trai giữ quyền trị an nên Đặng Thức thực có mặt mũi. Bây giờ nhìn bộ dáng người em, Đặng Thức lờ mờ hiểu rằng người nào đó có thể định đoạt số phận của em trai đang muốn lấy lại công bằng cho hai mẹ con thân cô thế cô ở làng Lũng Đông.
Ngay trong đêm ấy những người tham gia đánh hai mẹ con Lương Tích Am đến huyện nha đầu thú, họ đều bị tạm giam. Dân làng Lũng Đông chẳng hiểu quan quân ở đâu kéo về nhiều đến vậy. Ngay cả mẹ của Tích Am cũng cảm thấy vô cùng bối rối. Trần Quan Sơn lệnh cho binh sĩ dùng cáng đưa Tích Am thẳng đến bệnh xá của doanh trại ngay trong đêm. Một vài thầy lang trong vùng được nhà họ Đặng vời đến hòng đoái công chuộc tội. Đồng thời, mấy cụ cao niên họ Đặng cũng tìm đến họ Lương cầu cạnh, nhờ nói đôi lời với mẹ con Tích Am. Đặng Thuyền là người mách nước, dẫu sao cũng là máu mủ và đó cũng là cách duy nhất để giảm tội trạng cho người anh mượn danh làm càn. Bản thân Đặng Thuyền cũng bị phê bình do không quản người thân dẫn đến mất trật tự trị an tại địa phương. Thuyền làm bản tự kiểm điểm bởi hàng trăm con mắt dõi theo nhất cử nhất động của Thuyền.
Lương Tích Am hồi tỉnh sau, mẹ Tích Am cũng làm đơn bãi nại cho Đặng Thực và gia nô nhưng không vì thế mà Thực được thả bởi những người có trọng trách phải làm đúng trình tự. Hai mẹ con Lương Tích Am không nhận tiền đền bù. Song theo lời khuyên của Đào Khiêu và Vũ Mão, hai người nên tạm lánh khỏi làng Lũng Đông một thời gian bòng tránh những phiền hà không đáng có. Tích Am cho là phải nên ra sức khuyên mẹ. Cậu muốn nhân cơ hội này đi xa một chuyến mở mang tầm mắt, đi đâu cũng được.
Trần Quan Sơn chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho Lương Tích Am bởi Tinh hoa ngũ hành thiết chỉ được dùng một lần và chuyện thì chưa xong. Một tuần sau, Tích Am khoẻ lại, những vết bầm tím cũng tan. Cậu năn nỉ và Trần Quan Sơn đồng ý cho hai mẹ con sang huyện Thuận Thiên bên kia sông. Chiều con nên người mẹ cũng gói đồ đạc để vào hai cái thúng quẩy quang gánh theo chân ba người lính dẫn đường. Đến huyện Thuận Thiên, Tích Am tạm thời theo học tại một ngôi trường. Thể theo nguyện vọng, Tích Am được học lớp 5 trong khi mẹ làm tạp vụ trong quân doanh gần đó. Tích Am hứng thú với nơi mới, bạn mới, thầy cô giáo mới… những điều mới mẻ ấy khiến cậu bé phần nào quên những chuyện mới xảy ra nơi quê nhà.
Tích Am thêm tin đất nước có vương pháp, kẻ làm điều xấu, kẻ phạm luật sẽ bị t·rừng t·rị thích đáng bất kể nhân thân có ra sao. Tích Am tin vào q·uân đ·ội Thiên Đức và những cá nhân trong bộ máy công quyền bởi họ đứng ra bảo vệ lẽ phải, bảo vệ và chăm sóc mẹ con cậu. Những người đứng đầu huyện Nam Sách có nhân sĩ từ Kinh Môn, Thiên Đức, Hải Đông, họ thống nhất với nhau, không nên cho Lương Tích Am biết ngọn ngành của Tinh hoa ngũ hành thiết. Thứ ấy có thực do Vạn Thắng vương tặng hay không vẫn chưa rõ. Trong khi đó, để cậu bé tường tận mọi việc có khi hại nhiều hơn lợi. Những ý kiến này được tập hợp gửi về làng Vạn Xuân cùng với Tinh hoa ngũ thành thiết. Trần Quan Sơn là người nhận nhiệm vụ do anh đứng đầu tổ chức quân sự địa phương. Trước khi Quan Sơn khăn gói rời bản doanh, Đặng Thuyền có đến gặp gửi gắm đôi lời.
Triệu Nhã Lâm thông qua bồ câu quân sự yêu cầu chỉ huy quân Thiên Đức đồn trú tại huyện Nam Sách đến làng Lũng Đông đưa Lương Tích Am về làng Vạn Xuân. Bồ câu đem tin đến sau khi Trần Quan Sơn mới đi ngày hôm trước. Những người có trách nhiệm hoang mang, họ không nghĩ tin tức nhỏ nhoi ở làng quê yên bình lại khiến Vạn Thắng vương quan tâm đến thế. Một mặt Huyện trưởng cho thám mã tức tốc đuổi kịp Trần Quan Sơn, mặt khác báo cáo rõ sự tình liên quan đến Lương Tích Am thông qua thư.
Trần Quan Sơn qua sông, nghỉ ở quân doanh huyện Thuận Thiên trước khi đến làng Vạn Xuân. Thám mã đuổi kịp thuật rõ sự tình khiến Trần Quan Sơn lúng túng. Rõ ràng thư tín, tài liệu đang cầm trong tay, chưa báo cáo sao bên trên lại gọi người?
- Bây giờ đến đưa thằng bé đến làng Vạn Xuân cùng luôn cũng tiện, thưa anh.
Người lính đi cùng Trần Quan Sơn thỏ thẻ. Quan Sơn suy ngẫm đôi chút rồi gạt đi:
- Tôi nghĩ có gì đó không đúng. Từ đây đến làng Vạn Xuân không xa nhưng chuyện của Tích Am không tính là lớn, chẳng thể kinh động đến Đại Vương khiến ngài cho gọi. Đại Vương thân chinh cầm quân t·ấn c·ông Tam Đái, cũng chẳng ở điện Hưng Quốc.
- Anh tính thế nào ạ?
- Chúng ta cứ đến điện Hưng Quốc giao nộp mọi thứ và trình bày đầu đuôi, có thế nào quay lại đưa thằng bé trình diện cũng chẳng muộn.
Trần Quan Sơn dặn thám mã quay về Nam Sách, để người lính ở lại theo dõi Tích Am, còn bản thân tức tốc mượn ngựa đi cho mau. Ngót một canh giờ sau Trần Quan Sơn đã đến địa phận điện Hưng Quốc. Là một quân nhân, lại là sĩ quan chỉ huy, Trần Quan Sơn không gặp khó khăn gì và được bố trí nơi nghỉ ngơi chờ gọi. Trần Quan Sơn không đem tin quân tình nên không được ưu tiên, song anh đưa ra Tinh hoa ngũ hành thiết, bộ phận tiếp nhận hẹn ngày hôm sau sẽ đưa anh vào điện gặp Thần phi.
Trần Quan Sơn đi ngủ sớm mà lòng thấp thỏm, đây là lần đầu Quan Sơn đến huyện Thừa Thiên, kinh đô của Thiên Đức. Thần phi quê huyện Thuỷ Đường, cũng tính là đồng hương Xứ Đoài với Quan Sơn. Quá nửa đêm có tiếng gõ cửa, Quan Sơn thức dậy châm đèn. Cánh cửa phòng mở ra, lập tức mấy người con gái vận y phục lụa vàng, Quan Sơn nhận ra đó là quân Thần Vũ, giơ tay chào anh. Anh chào đáp lễ. Một cô hỏi ngay:
- Anh Sơn từ Nam Sách phải không? Tôi là Triệu Nhã Lâm, Thần Vũ quân, Tiểu đội trưởng tiểu đội thị vệ của Vạn Thắng vương.
Trần Quan Sơn lùi sang, mời Triệu Nhã Lâm vào.
- Thật phiền anh Sơn lúc nửa đêm. Tôi biết được tin tức anh gửi nên vội đến gặp anh ngay vì việc cần kíp. Xin phép hỏi anh, thằng bé tên Tích Am đó hiện đang bên huyện Thuận Thiên?
- Đúng rồi! - Quan Sơn gật đầu. - Tôi muốn trình bày…
Triệu Nhã Lâm nhoẻn miệng cười:
- Sáng mai anh vào gặp Thần phi, người chờ anh hỏi chuyện. Đầu đuôi ra sao anh cứ tấu trình. Hiện nay tôi cần thằng bé cho việc quân, đây là khẩu lệnh của Đại Vương. Thần phi đã biết. Thật cảm ơn anh đã thu xếp mọi việc chu toàn.
- Đó là trách nhiệm của tôi. Triệu Đội trưởng nếu không gấp gáp, mời cô ngồi. Tôi muốn nói thêm chuyện thằng bé. Thực chúng tôi cũng thắc mắc về Tinh hoa ngũ hành thiết có phải do chính tay Đại Vương cho nó hay không.
- Tôi biết điều này, Đại Vương phòng bất trắc đã cho mẹ thằng bé.
- Đó là một thằng bé thông minh, lém lỉnh và… hơi cứng đầu. - Quan Sơn nhận xét.
- Ồ! - Triệu Nhã Lâm đưa tay che miệng cười. - Anh cũng thấy vậy hả? Đại Vương nói thằng bé là một nhân tài, ngày sau là rường cột nước nhà.
Trần Quan Sơn nghe xong đứng nghệt mặt. Thôi thì con mắt của người ngồi trên ngôi cao chín bậc hẳn khác người thường vậy.
- Thần phi đánh giá cao cách các anh xử lý êm đẹp, một chuyện nhỏ nhưng không làm lớn, lại tận dụng tuyên truyền chủ trương, đường lối và nhất là pháp luật đến bà con. Gặp Thần phi có sao anh cứ kể vậy, người rất nhân hậu. Tiện anh Sơn cho tôi hỏi, hai quân nhân Đào Khiêu và Vũ Mão hiện đang ở đâu?
- Bọn họ đã về đơn vị ở Kinh Môn.
- Hai người ấy nghĩa hiệp lại biết nhìn xa, anh nên cất nhắc họ. Thần phi có vẻ quan tâm đến hai người ấy.
- Cảm ơn Triệu Đội trưởng đã mách.
Nói thêm dăm ba câu chuyện, Triệu Nhã Lâm cùng thuộc hạ thúc ngựa đến quân doanh huyện Thuận Thiên trước khi trời sáng. Bóng dáng nữ nhân cùng những ngọn đuốc bập bùng xa dần, Trần Quan Sơn đứng dõi theo hồi lâu. Dẫu nghe ngọn nguồn câu chuyện nhưng Quan Sơn vẫn chưa thực tin thằng bé gầy như xác ve ấy sau này có thể trở thành rường cột nước nhà.