Chương 425: Thập tử nhất sinh
Đấu thủ của Lương Tích Am quả thực là chàng trai thư sinh họ Đào, tên huý là Khiêu. Đào Khiêu quê ở huyện Kinh Môn, là một người lính, công việc thường nhật liên quan đến sổ sách giấy tờ trong quân. Mỗi khi rảnh rỗi, Đào Khiêu thường chơi cờ một mình, anh chàng từng chiến thắng nhiều trận cờ, là một trong những người đại diện huyện Kinh Môn đến phủ Thiên Đức tranh tài cao thấp. Với các cụ cao niên, Đào Khiêu là một chàng trai tài năng đáng ngưỡng mộ. Tuy vậy, trong mắt Lương Tích Am, Đào Khiêu như một chốt chặn cần phải đánh ngã để đến gần một nén bạc hơn bao giờ hết. Không biết thì không sợ, lẽ ở đời là vậy.
Đào Khiêu tự tin, Lương Tích Am hiếu thắng, hơn kém nhau chục tuổi và vì vậy trận đấu cờ người bắt đầu mà chẳng bên nào nể nang. Hai bên đều muốn tốc chiến tốc thắng. Nén hương chưa tàn một nửa, trên thửa ruộng gồ ghề chỉ còn hơn chục người cầm bảng. Anh lấy của tôi con sĩ, tôi loại của anh con tượng. Hai người trẻ kẻ bặm môi người lau mồ hôi giữa tiết trời lạnh những ngày đầu năm. Lúc bắt thăm, Lương Tích Am được quyền đi trước, đó có thể được xem là một lợi thế nho nhỏ. Sau cùng Đào Khiêu đành chịu thua bởi lẽ anh bị chiếu bí. Hàng trăm người đứng quây quanh theo dõi đều lắc đầu thán phục thằng bé mới mười hai tuổi ở làng Lũng Đông.
- Chú mày khá! Ai dạy chú chơi cờ?
Đào Khiêu tặc lưỡi hỏi Tích Am, Tích Am nở nụ cười ngoác tận mang tai:
- Em học lóm các cụ trong làng rồi chơi một mình.
- Ồ! Anh cũng chơi một mình. - Đào Khiêu vỗ vai Lương Tích Am, khẽ lắc vài cái. - Chú mày khá thật. Nhà ở đâu? Anh ghé chơi thêm được không?
- Được anh! Chiều anh về nhà em ăn cơm.
- Đồng ý! Nghe nói chú mày vì 1 nén bạc mà quyết làm các cụ mất mặt hả?
Lương Tích Am gật đầu thừa nhận. Đào Khiêu bật cười:
- Thể thao mà cứ nhắm đến tiền bạc là thế nào?
- Có tiền em mới có cơ hội đi xa, tiền quan trọng mà anh. Anh ở trong quân là ở đâu đấy?
- Bên Kinh Môn!
- Từ đó sang đây không gần, anh cũng vì 1 nén bạc ư?
- Bạn đồng ngũ rủ về làng chơi tiện thể làm mai, anh nghe bảo con gái Nam Sách rất đẹp.
- Và tháo vát! - Tích Am bổ sung. - Mẹ em nói như thế. Mà anh ở Kinh Môn có từng nghe danh Lý Thiên An không? Lý thiếu gia ấy.
Đào Khiêu khẽ chau mày lục lọi trí nhớ rồi lắc đầu. Lương Tích Am nói thêm:
- Kinh Môn và Thuỷ Đường gần nhau mà anh không nghe danh à?
- Đất Vạn Xuân rộng lắm, chẳng phải ai cũng biết. Người đó thân sơ làm sao với chú mày?
- À không, một người hơi đần nên em tò mò.
Câu chuyện tạm ngưng khi âm thanh huyên náo rộ lên báo hiệu đấu thủ sau cùng của Lương Tích Am là ông họ Đặng, Đặng đại nhân.
- Một cao thủ đấy! - Đào Khiêu nói. - Anh có xem ông ấy chơi hai ván, nước cờ rất ảo diệu. Xem chừng 1 nén bạc với lá cờ không dễ lấy đâu.
- Gừng càng già càng cay và trẻ con chẳng cần nể nang, đã chơi là có thắng thua, chưa hết cờ không thể nói trước.
- Chú mày tự tin thật đấy, có hiếu thắng quá không?
- Em chơi để thắng mà!
Đào Khiêu bật cười, so vai không nói thêm lời nào nữa. Thay vào đó anh chàng cùng ông giáo Cự rẽ lối dẫn Lương Tích Am trở vào sân ngôi đình. Cuộc tỉ thí sau cùng nhận được sự quan tâm của nhiều người và những quân cờ cũng vận y phục tươm tất, đầu đội nón, chân đi giày cói. Đặng đại nhân sở hữu những quân cờ vận y phục màu trắng nên được quyền đi trước. Lương Tích Am khởi đầu với chút bất lợi nhưng nét mặt cậu bé không hề biểu hiện sự nao núng. Bốn bề im phăng phắc, khẩu lệnh của Đặng đại nhân khi di chuyển quân cờ vô cùng khí thế trong khi Tích Am không có được điều đó.
Mẹ của Tích Am đến xem, dẫu con trai có thua chị vẫn lấy làm mừng vì bao người đều nói con trai của chị đúng là thông minh hơn người, thắng cả thầy. Hai bên ở thế giằng co, có người sang tai Tích Am:
- Mày nhận thua sẽ có 5 nén bạc!
Tích Am vờ như chẳng nghe thấy, đôi mắt tập trung vào những vệt than củi vẽ trên sân đình. Một nên hương tàn, nén thứ hai cháy non nửa thì ván cờ có dấu hiệu ngã ngũ. Già trẻ lớn bé đứng xem bàn tán rộn ràng khi Tích Am chiếm thế thượng phong khiến đấu thủ yếm thế. Đặng đại nhân thua, thẹn quá hoá giận vùng vằng bỏ về trong khi Tích Am được một số tráng niên công kênh lên vai. Chẳng biết có phải vì vui quá hay không mà Tích Am quên cả phần thưởng 1 nén bạc đã nhắm trước đó. Cậu cầm lá cờ nhỏ màu đỏ điểm những sợi chỉ vàng chân sáo dẫn Đào Khiêu về nhà. Nửa đường mới nhớ ra, Đào Khiêu nói mẹ cậu đã nhận hộ. Đào Khiêu về nhà Tích Am, hai người bày bàn cờ tướng trên chõng tre chơi chưa hết ván bỗng thấy cánh cổng tre bị đạp bung ra, gần chục người bặm trợn xông vào. Một người cầm gậy chỉ mặt Tích Am quát lớn:
- Thằng ranh nhà họ Lương đây rồi, hôm nay mày to gan dám làm lão gia mất mặt. Bố mẹ mày không dạy thì để chúng tao.
Tích Am tái mặt. Đào Khiêu đứng chắn ngang cất giọng từ tốn:
- Có gì từ từ nói, các anh…
Đào Khiêu nói chưa hết câu đã nhận một cú thôi sơn vào giữa mặt ngã chổng vó. Lương Tích Am sợ đến nỗi đứng không vững, nhận liền một lúc hàng chục cái bạt tai nổ đom đóm mắt cộng thêm hàng chục lượt roi mây quất xuống thân hình còm cõi. Đào Khiêu cũng bị đòn lây. Đám du thủ du thực rời đi, làng xóm láng giềng chạy sang hô hoán.
Mẹ Tích Am về đến đầu làng nghe tin mà sợ kh·iếp vía, khóc lóc một hồi lâu và chỉ ngưng khi đứa con trai nhỏ tỉnh lại. Chị muốn làm đơn trình quan nhưng dân làng can ngăn bởi Đặng đại nhân quen biết rộng, em trai đang làm ở huyện, họ hàng cũng lắm người có mặt mũi. Một người phụ nữ nông dân nghe vậy có tức giận cũng đành xuôi. Tuy nhiên Đào Khiêu thì không, bản thân là một quân nhân, anh chàng quyết làm cho ra nhẽ.
- Chúng nó đánh tôi gãy một cái răng! Đất nước này đâu phải vô pháp vô thiên, thời nào rồi còn có thứ càn quấy như thế?
Dân làng khuyên ngăn không được. Sớm hôm sau Đào Khiêu mặt mày thâm tím đến trụ sở của xã bên trình bày sự vụ. Anh chàng bị giữ lại với lí do làm mất trật tự và trong người không có giấy tờ tuỳ thân. Bạn Đào Khiêu đem giấy tờ đến, có cả thẻ quân nhân nên Đào Khiêu được thả ra. Khiêu tức nhưng chẳng thể làm gì bèn đến cổng nhà Đặng đại nhân đòi công bằng cho thằng bé. Gia nhân nhà họ Đặng vác đòn gánh đuổi đánh cả Khiêu vả bạn chạy toé khói. Chiều đó, đám gia nhân từng h·ành h·ung Tích Am đến nhà cậu đe nẹt, mẹ Tích Am tức quá hoá điên buông lời mạt sát nên nhận vài cái tát chảy máu miệng.
- Thứ ác nhân dựa hơi chủ như chúng mày ức h·iếp người cô thế, rồi sẽ có ngày ác giả ác báo.
Đào Khiêu đến thăm, thấy tình cảnh mà đau lòng càng muốn thưa quan.
- Chúng nó xưng bá ở vùng này thì ta lên huyện, tôi đi nhiều nơi rồi nhưng chưa gặp cảnh này. Đất Nam Sách cạnh phủ Thiên Đức, huyện này không giải quyết, tôi sẽ trình đơn lên trên, không thể để chúng ngang ngược. Thằng bé nhỏ tí thế kia, chúng là con vật à?
Lời của Đào Khiêu khiến mẹ Tích Am như bừng tỉnh. Chị chạy vào buồng lấy thứ mà Chương đã đưa.
- Dạo trước có một thương nhân tốt bụng ghé chơi nhà có tặng cho tôi vật này. Người ấy dặn tôi, nếu có chuyện không hay liên quan đến thằng bé thì cầm thứ này đến gặp người đứng đầu địa hạt. Tôi chẳng biết là gì, nó có phải tín vật đại diện cho ai đó không? À… gia phụ của thiếu gia đó tên là Lý An.
Đào Khiêu cầm lấy tín vật lật giở xem kỹ, anh đưa cho bạn là Vũ Mão cùng xem.
- Đây chả phải là Tinh hoa ngũ hành thiết sao? - Vũ Mão ngạc nhiên. - Sao chị có được thứ này?
- Lý thiếu gia Lý Thiên An tặng cho tôi.
- Lý thiếu gia à? Là ai?
Ba người nhìn nhau. Đào Khiêu lẩm bẩm:
- Thứ này đâu phải ai cũng có, Lý An… sao nghe giống tên Lý Sứ tướng Siêu Loại nhỉ?
- Người trùng tên chẳng thiếu, Lý đại nhân có mấy người con đều là tướng vang danh trước trận tiền làm gì có ai tên Lý Thiên An. Thứ này Lý đại nhân cũng chẳng có. - Đào Khiêu khẳng định chắc nịch. - Tao ngồi bàn giấy tao biết, tín vật này chỉ có Đại Vương dùng, ai làm giả là…
- Cũng có thể người được Đại Vương cho rồi cho lại chị ấy. - Vũ Mão nói.
Đào Khiêu lắc đầu:
- Đồ quý như này vàng bạc không đổi được, nào có thể dễ dàng tặng cho thằng bé.
Vũ Mão quay ra hỏi:
- Người tặng chị trông hình dáng ra làm sao?
Mẹ của Tích Am thuật lại đầu đuôi, nghe xong Đào Khiêu bảo:
- Đợt ấy sở chỉ huy cách đây chừng hơn chục dặm nhưng Đại Vương sao có thể giả trang đến vùng này? Nơi này chẳng phải hiểm yếu gì.
- Thứ này quý giá vậy hả hai chú?
Đào Khiêu giảng giải kỹ càng. Mẹ Tích Am nhìn con trai nằm thiêm th·iếp trên giường, mím môi nói:
- Lý thiếu gia là người tốt, nếu thứ này quý giá đến vậy, dùng chỉ được một lần thì tôi muốn lấy lại công bằng cho con tôi. Liệu… liệu đem vật này đến gặp quan lớn có hiệu quả gì không?
- Những gì em biết… em… em khẳng định đây chính là Tinh hoa ngũ hành thiết. Còn như thật giả, chỉ cần đến cổng doanh trại quân đồn trú trong huyện là rõ thôi. - Đào Khiêu gợi ý.
- Đặng lão gia quen biết rộng, tôi e…
Đào Khiêu phẩy tay:
- Chỉ huy sẽ biết thật giả, nếu đúng là Tinh hoa ngũ hành thiết thì nhà họ Đặng nhất định sẽ bị xử phạt theo khuôn phép, chẳng ai dám trái đâu.
- Thứ này kỳ diệu thật vậy ư?
- Thằng bé có tài, nó đích thị là nhân tài. - Đào Khiêu thở dài. - Dù có thế nào, sau đận này chị với cháu nên đến nơi khác ở cho yên.
- Tôi đòi được công bằng rồi đi đâu cũng xong. Tôi chỉ có một mụn con, dầu nó khác người, chả biết phúc hay hoạ vẫn là con tôi. Nó có làm gì nên tội đâu mà đánh nó đến nông nỗi này cơ chứ.
Vũ Mão bấy giờ mới lên tiếng:
- Vậy mày ở lại trông thằng bé, tao với chị đây đến doanh trại xem thế nào.
- Đến cửa quan chứ chú?
Vũ Mão lắc đầu:
- Cửa quan rộng nên đi lâu, đến quân doanh xin gặp. Nếu thứ chị cầm là Tinh hoa ngũ hành thiết thì chỉ huy sẽ đòi công bằng cho chị ngay lập tức. Chị phải hiểu rằng thứ chị có là của Đại Vương, con chị là người Đại Vương chọn.
- Chắc không phải đâu, nhà tôi làm sao có được phúc ấy.
- Đi là biết thôi.
Ra đến cửa, Vũ Mão dừng chân nói với Đào Khiêu:
- Người đưa thứ này không cho thằng bé biết ắt có ẩn tình, vậy nên đừng cho nó biết.
Trên đường đi, Vũ Mão hỏi cặn kẽ về người đã cho tín vật.
- Bên cạnh Đại Vương thường có một đội nữ thị vệ và quân Thân Vệ. Chị nói vậy em càng tin người chị gặp nhất định là Vạn Thắng vương. Cô gái nấu cơm cùng chị có thể là một trong số các phi bởi thời điểm ấy Hoàng hậu hình như vẫn ở bên Đằng Châu.
- Tôi tưởng Vạn Thắng vương phải khác cơ. Nhìn người đó cũng giống thương nhân lắm.
Hai người đến trước cổng quân doanh huyện Nam Sách khi trời đã về chiều. Vũ Mão trình thẻ quân nhân xong xuôi bèn trình bày với người lính gác:
- Tớ đóng quân ở Kinh Môn, có việc khẩn mới dẫn chị này tới đây xin gặp chỉ huy. Cậu cho tớ hỏi bây giờ chỉ huy quân địa phương mình là anh nào thế?
- Anh Trần Quan Sơn, hồi trước là bộ tướng của anh Đặng Sỹ Nghị. - Lính canh đáp lời. - Mà cậu có việc gì cần kíp không?
Vũ Mão chỉ sang người phụ nữ bên cạnh:
- Việc cần kíp liên quan đến chị này. Chị ấy người làng Lũng Đông có việc cơ mật cần bẩm báo với anh Quan Sơn.
- G·ay go nhỉ? Chẳng có giấy tờ gì.
- Xin cậu! Nhờ cậu bẩm với quan lớn một nhời, thực nhà tôi có việc khẩn mới dám đến cửa tìm.
Nhìn người phụ nữ mặt mày thâm tím, bộ dáng đáng thương. Người lính cũng đành trở vào doanh trại báo cáo. Một lúc sau bóng dáng Trần Quan Sơn từ trong doanh trại đi ra.
- Ai gặp tớ có việc gì đấy?
- Báo cáo chỉ huy, em là Vũ Mão!
Vũ Mão đứng nghiêm giơ tay chào trong khi mẹ của Tích Am sợ quá quỳ mọp xuống đất khiến Trần Quan Sơn thất kinh.
- Sao lại thế? Chị đứng dậy!
Người lính canh và Vũ Mão cùng xốc nách người phụ nữ lúc này đang nước mắt sụt sùi như thể gặp người có thể giải nỗi oan ức cho mình. Vũ Mão vội giục:
- Chị mau đưa thứ đó ra cho anh ấy xem.
- Thứ gì vậy?
Người phụ nữ run rẩy lấy ra miếng thép nhỏ, cúi đầu đưa cho Trần Quan Sơn bằng hai tay. Trần Quan Sơn trợn mắt giật lấy hỏi gấp:
- Thứ này ở đâu ra?
Người phụ nữ co rúm người lùi lại, Vũ Mão đoán chừng là thật bèn nói vắn tắt.
- Trời ơi là trời! Nếu Đại Vương từng đến đây mà biết những chuyện vớ vẩn như này thì lắm ông khốn khổ đến nơi. Trời ạ! Thằng ngu nào to gan lớn mật đến vậy?
Vũ Mão đọc vanh vách nhân thân Đặng lão gia. Trần Quan Sơn giậm chân bực dọc:
- Lão ngu độn! Họ hàng giờ này cũng chẳng nhận thân. Lão ấy đánh chị đây ra nông nỗi này sao? Còn thằng bé thế nào?
Người phụ nữ oà khóc khiến những người đàn ông bỗng bối rối. Trần Quan Sơn nhất thời lúng túng. Hơn một năm đóng quân ở vùng yên bình này tưởng sẽ êm ấm, tự nhiên vạ đâu đem đến.
- Lão c·hết bằm! Chị mau đứng dậy. Bọn tôi nhất định sẽ làm cho ra lẽ.
- Dạ thưa anh! - Vũ Mão ngập ngừng.
- Có gì cậu cứ nói.
- Nếu đây quả thực là đồ Đại Vương đưa, ngài ấy không muốn thằng bé biết, có lẽ ngài lo nó cậy thế, ỷ lại mà không tu chí học hành. Anh phải chú ý ạ.
- Ừ phải, cậu nhắc tớ mới nhớ. Cậu đóng quân ở Kinh Môn hả? Được, lần này cậu giúp tớ, cậu là quân của ai?
- Anh Đoàn Lục ạ.
- À rồi! Tớ có biết Lục vì là đồng hương. Cậu là Vũ Mão phải không? Cảm ơn cậu đã nhắc.
Nói đoạn Trần Quan Sơn đổi sắc mặt quay ra thét lớn:
- Tập hợp tiểu đoàn, nhanh lên! Mau lên!
Rồi lẩm bẩm:
- Tiên sư lão Đặng, ông mà bị hạch tội ông không để yên đâu.
Thật ra Trần Quan Sơn lo quá bởi trật tự trị an do bên công an chịu trách nhiệm mà Phó Công an huyện lại mang họ Đặng.
- Tay Đặng Thuyền chắc chưa hay tin, chả hiểu có vì nghĩa diệt thân không. - Trần Quan Sơn lắc đầu. - Đúng là không nên cho người địa phương nắm quyền cao là phải. Này! Các cậu mau cho người đến báo bên công an huyện kẻo họ phàn nàn chúng ta không nể nang.
Chẳng ai biết vì sao chiều muộn hôm ấy một đại đội bộ binh cùng hơn chục công an huyện lũ lượt kéo nhau về hướng làng Lũng Đông.