Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 422: Đêm lạnh




Chương 422: Đêm lạnh

Chiếm được thành Cổ Loa đồng nghĩa với việc q·uân đ·ội Thiên Đức rút ngắn được quãng đường đến vùng Sơn Tây khi cần thiết. Bên cạnh đó, q·uân đ·ội Thiên Đức kiếm soát bờ tả ngạn Xích Giang dài hàng trăm dặm, đất đai màu mỡ, phù hợp cho phát triển nông nghiệp và khống chế giao thương tuyến đường thủy huyết mạch. Cổ Loa thành như một cái đinh đóng trên họa đồ Vạn Xuân, chia cắt hoàn toàn Sứ quân Tam Đái của Quảng Trí quân và Sứ quân La thành cũng như Sứ quân Tây Phù Liệt. Cổ Loa thành thất thủ, Thái úy Tô Trung Từ sai quân ứng cứu không được, đứng ngồi không yên khi hổ dữ sát vách. Tô Trung Từ muốn hòa hoãn với các sứ quân lân bang và đặc biệt chú trọng đến đất Sơn Tây. Điều này nằm trong dự liệu của Chương và những yếu nhân Thiên Đức. Chương muốn thúc đẩy nhanh quá trình phân hóa trong nội bộ quan lại, tướng lĩnh ở vùng đất phía Bắc kinh đô.

Phan Văn Hầu không động binh, đúng hơn là không dám động binh bởi sau nhiều lần chạm trán, Phan Văn Hầu biết rõ, một khi điều binh đi sẽ khó mà về đông đủ. Thế nên Phan Văn Hầu tìm mọi cách hòng kết liên minh, đưa một số tộc người phương Bắc về cư trú trong vùng trung du quanh thủ phủ Tam Đái. Ngay sau khi kiểm soát được thành Cổ Loa như trù tính, Chương lập tức triển khai kế hoạch tiến chiếm vùng bờ Bắc sông Như Nguyệt. Vùng đất trước đây vốn thuộc về Vũ Ninh vương. Trong khi Dương Vũ Thư lo sắp đặt bố phòng trong thành, Chương trở về huyện Vũ Ninh, ở tạm trong thành Bát Vạn họp bàn kế sách cùng tả hữu.

Yết Kiêu nhận lệnh liền điều động Trung đoàn Yết Kiêu đang đóng quân tại huyện Kiến Xương trở về huyện Thiên Đức. Lan Ngư phủ nắm quyền Trung đoàn trưởng. Trung đoàn Yết Kiêu trang bị mạnh với hơn năm chục khẩu thần công cùng nhiều thuyền trọng tải lớn. Để thực hiện kế hoạch tiến chiếm như dự định, Chương huy động gần một vạn quân hỗn hợp. Thủy quân ngoài trung đoàn thuộc quyền Lan Ngư phủ còn có Trung đoàn Cao Mộc Viễn và gần ba nghìn bộ binh của Nguyễn Lạc Thổ đang ở thành Lạng Giang. Trung đoàn Thiên Đức được điều động từ phủ Tế Giang đến đóng quân trong thành Bát Vạn. Bên cạnh đó, Bùi Thị Xuân với lực lượng tượng binh sẽ tham gia chiến dịch này. Lực lượng hậu cần khoảng năm nghìn người, huy động lực lượng tại chỗ trong một tháng.

Thượng tuần tháng Hai năm Thiên Đức thứ 33, Chương bắt đầu động binh, thân chinh thống lĩnh đại quân chuẩn bị vượt sông Nguyệt Đức. Chương không hề giấu diếm mục đích của cuộc chinh phạt, thậm chí anh đã gửi tối hậu thư cho Quảng Trí quân, hạn trong ba ngày phải phúc đáp đầu hàng vô điều kiện, trở về làm thường dân.

Mũi t·ấn c·ông chủ lực do Trung đoàn Thiên Đức và tiểu đoàn tượng binh của Bùi Thị Xuân phối hợp với hai trung đoàn thủy quân, vượt sông vào giờ Thìn ngày mùng 10 tháng 2 trong tiết trời nắng ấm. Cùng thời gian đó, mũi phụ trợ do Nguyễn Lạc Thổ chỉ huy cũng tiến hành vượt sông bất chấp những loạt đạn đá từ những khẩu Cự thạch pháo bắn tới tấp từ trong bờ. Nguyễn Lạc Thổ đổ quân lên bờ sau khi chịu tổn thất không đáng kể. Bộ binh thuộc quyền Lạc Thổ trang bị gần hai nghìn súng hỏa mai nhưng không chủ đích t·ấn c·ông thọc sâu. Thay vào đó, Nguyễn Lạc Thổ chia quân thành các đại đội độc lập tản ra, tránh đụng độ với tượng binh và pháo của đối phương hòng bảo toàn lực lượng, kéo dài thời gian cho mũi chính diện.

Mũi t·ấn c·ông chính diện, Trung đoàn Thiên Đức đổ quân lên bờ dưới sự yểm trợ tối đa của hai trung đoàn thủy quân với gần một trăm khẩu thần công. Trong suốt ngày 10 tháng 2 là cuộc đấu pháo giữa hai bên mà phần thiệt do quân Tam Đái phải chịu. Chập tối, Trung đoàn Thiên Đức chiếm được ba dãy hào sâu, cách đó chừng trăm trượng là điểm cao do quân Tam Đái đang trấn giữ, một ngọn đồi thoai thoải. Trên đỉnh và sườn đồi, quân Tam Đái sắp đặt nhiều Cự thạch pháo, cung thủ, đá tảng và thân cây. Bên kia sườn của ngọn đồi có lực lượng kỵ binh khoảng năm trăm người cùng hơn năm chục thớt voi sẵn sàng xung trận.

Màn đêm buông xuống, hai bên cử quân thám thính dò la tình hình, nhiều toán quân chạm trán nhau giữa đồng không mông quạnh. Giữa đêm hôm khuya khoắt, ánh trăng treo trên đỉnh đầu, thảng hoặc có vài tiếng súng nổ chỉ thiên không rõ do nhóm nào bắn ra.

Sáng hôm sau, Trung đoàn Thiên Đức có hai chục khẩu thần công cùng chừng đó Hỏa pháo liên hoàn song không vội t·ấn c·ông. Cao Mộc Viễn và Lan Ngư phủ giao chiến thuyền cho người phó, mỗi người thân chinh dẫn một tiểu đoàn chủ lực bảo vệ hai cánh của Trung đoàn Thiên Đức. Từ trên đồi cao, quân Tam Đái thi thoảng bắn một vài quả đạn để đo tầm, hai bên kẻ trên cao người dưới thấp nhìn rõ được bóng dáng của nhau. Quá giờ Ngọ, tiểu đoàn tượng binh của Bùi Thị Xuân tập hợp đầy đủ phía sau đội hình chính với ba mươi thớt voi chiến hành quân theo ba hàng dọc, tránh những hầm hố đầy chông nhọn do đối phương đào sẵn từ trước.

Chỉ huy của quân phòng thủ trên đồi cao chắc mẩm quân Thiên Đức sau khi tập hợp đủ lực lượng sẽ t·ấn c·ông, với thế ỷ dốc, vị chỉ huy tin rằng sẽ nắm lợi thế trong tay khi giao chiến. Tướng sĩ trên dưới một lòng sẵn sàng nghênh chiến. Bên trong lều soái nằm ở sườn đồi phía Bắc, có một số mưu sĩ người phương Bắc. Bên ngoài lều có chừng dăm trăm trọng binh vận giáp trụ màu đen chỉ hở hai con ngươi.

Như bao lần động binh trước đó, Chương rất chú trọng công tác tình báo. Tấm họa đồ khu vực phía Bắc bờ Như Nguyệt được các họa sư vẽ chi tiết dựa theo mô tả thu thập được từ những binh sĩ, tù binh hoặc dân thường. Chương cho đại quân hạ trại quay lưng về phía bờ sông Như Nguyệt thay vì đốc quân t·ấn c·ông ngay. Phạm Ngũ Lão và Lý Kế Nguyên đề đạt ý định t·ấn c·ông ngay bởi sĩ khí trong quân đang lên cao. Chương nghe xong liền bảo:

- Các anh nói không sai, đối phương cũng nghĩ như vậy! Phàm là quân t·ấn c·ông, chẳng ai muốn giằng co làm gì. Thân là tướng, người nào cũng muốn sớm phân định hơn thua nhưng các anh thấy đấy. – Chương nhìn một lượt. – Chúng ta mạnh hơn họ về hỏa lực. Còn như nhân lực có thể họ hơn ta đôi chút, điều này chẳng đáng ngại. Tiêu diệt họ thì dễ, nói pháo binh nện mềm đất rồi bộ binh tràn lên ư? Ây! Sinh mạng một binh sĩ Thiên Đức rất đáng quý. Chúng ta phải dùng mưu mới được.

Chương tủm tỉm cười khiến Phạm Ngũ Lão và Lý Kế Nguyên nhìn nhau với ánh mắt đầy khó hiểu. Chương tặc lưỡi, vẫy mọi người đứng quây quanh sa bàn bằng cát vừa mới làm xong lúc tối. Anh thì thào:

- Bọn họ đóng quân ở đây dễ đến cả năm trời, tất phòng thủ kỹ càng, có khi còn đào địa đạo, hầm ngầm. Chúng ta tràn lên chẳng khác nào nướng quân. Chúng ta cứ ở đây thêm đôi ba ngày, căn dặn ba quân thay phiên nhau trực gác cẩn trọng, thi gan với bọn họ xem sao.

- Tôi nghĩ chúng sẽ gan hơn ta! – Cao Mộc Viễn lên tiếng.

Chương gật gù đồng tình, anh nói:

- Hẳn là vậy, thủ dễ hơn công mà. Có điều… các ông nhìn đi… chúng ta cần chiếm dân chứ đâu phải đánh bại lính Tam Đái trước mặt. Chúng ta chưa biết có bao nhiêu binh mã đang tập hợp trên ngọn đồi kia, vậy thì… chia quân ra chiếm các làng mạc xung quanh, tách lính ra khỏi dân. Chúng ta moi tin được từ dân, bên đó cũng vậy.



- Đại Vương! – Lan Ngư phủ ngập ngừng. – Người định vây lỏng bọn họ?

- Có thể nói là vậy! – Chương đáp. – Ta muốn đánh bọn họ từ mặt sau thay vì mặt trước như hiện tại. Theo nhận định chủ quan của ta, sườn phía Bắc ngọn đồi lớn kia là đường lui của bọn họ, chặn đường lui tự nhiên lòng quân sẽ r·ối l·oạn khi tứ bề thọ địch.

Chương ngó nhìn quanh, vẫy Vi Thọ Kỳ lại và bảo:

- Anh giúp cậu Tôn thám thính mạn ấy, tìm xem họ lui theo ngả nào.

- Dạ thưa Đại Vương! – Vi Thọ Kỳ hỏi. – Tôi có cần dẫn đại đội theo lập chốt chặn không ạ?

Chương suy nghĩ một hồi, lúc sau anh nói:

- Đông dễ lộ, ta cần đánh động đường lui của bọn họ mà thôi. Anh đem theo bao nhiêu quân tùy anh nhưng cơ số lựu đạn phải gấp ba lần trang bị tiêu chuẩn, anh hiểu để làm gì chứ?

- Dạ rõ!

Đoạn Chương nhìn Bùi Thị Xuân và cười thật tươi:

- Chị có muốn đối đầu với tượng binh của họ không?

Bùi Thị Xuân gật đầu một cách đầy cương quyết rồi đứng thật nghiêm chờ nhận lệnh.

- Vậy mọi người nghĩ cách dụ tượng binh xuống đất bằng, chia cắt tượng binh với bộ binh và dĩ nhiên… nếu kéo những con vật ấy ra khỏi tầm bắn của những khẩu pháo đá là tốt nhất.

- Bọn họ còn có kỵ binh, Đại Vương không đoái tới ư? – Cao Mộc Viễn thắc mắc.

- Ngựa gặp voi là sợ, ông không cần phải bận tâm đâu, thưa Cao đại nhân. – Bùi Thị Xuân vừa nói vừa cười, lộ rõ vẻ tự tin.

- Giả như cả kỵ binh và tượng binh cùng nhào đến một lúc thì sao đây? Trần phu nhân, tôi thực lo lắm.



Bùi Thị Xuân quay sang nói với Phạm Ngũ Lão:

- Cậu có thẻ cho tôi mượn một đại đội bộ binh không?

- Chị là nhất mà! – Phạm Ngũ Lão gật đầu. – Em tin chị nhưng chị hãy cẩn trọng. Cao chỉ huy nói có lý. Dẫu sao bên Tam Đái dùng tượng binh có nhiều kinh nghiệm hơn chúng ta.

- Chị sẽ cẩn thận, chị không khinh địch đâu.

Chương khoanh tay đứng nghe rồi che miệng ngáp một cái thật dài. Cơn buồn ngủ kéo đến vì mấy đêm rồi anh thiếu ngủ.

- Mọi người cứ bàn định cho kỹ, ta đi nghỉ trước.

Chương rời khỏi lều tạm và lẫn vào bóng tối cùng với một trung đội Thân Vệ quân và tiểu đội thị vệ nữ. Quân sĩ chuẩn bị cho anh ba chỗ nghỉ nửa nổi nửa chìm khá chắc chắn ngay gần bờ sông nhưng chẳng ai biết anh sẽ nghỉ ở chỗ nào trong ba địa điểm ấy. Triệu Nhã Lâm đã tiếp thu góp ý của Thiên Bình, Duệ và đặc biệt là Phạm Tu. Từ chỗ nghỉ đến miếng cơm đều do chính tay cô nàng quyết định.

Nửa đêm Chương tỉnh giấc vì nghe có tiếng ồn ào bên ngoài, anh khoác tạm áo bông bước lên mặt đất, cất tiếng hỏi quân cận vệ đứng trước mặt, người lính đáp:

- Thưa Đại Vương, quân tuần tra mới bắt được ba kẻ do thám áp giải đi, chúng la hét lớn quá đành phải bịt miệng.

- Bắt ở đâu?

- Dạ bẩm, ở dưới nước! – Người lính đáp. – Anh Lan Ngư phủ và thuộc hạ bắt được.

Chương hít hà một hơi, nói đủ cho người lính nghe:

- Tiết trời ban đêm lạnh thế này mà họ dò theo đường đó kể cũng đáng nể. Vậy có khai thác nhanh được gì không?

Người lính không biết, vừa hay Triệu Nhã Lâm chạy đến báo cáo tình hình cụ thể cho Chương, nghe xong anh anh thở dài:

- Như vậy là bọn họ định dùng lực lượng thủy binh đánh tập hậu, hay đấy! Ta muốn nghe khẩu cung trực tiếp của bọn chúng xem thực hư ra sao.

Nhã Lâm dẫn lối, tiểu đội nữ thị vệ theo sát Chương, cùng với đó là trung đội quân Thân Vệ. Chương vén tấm vải nhìn vào bên trong lều, nơi Lan Ngư phủ đang ướt như chuột lột tự thân thẩm vấn ba người vừa b·ị b·ắt. Kẻ nào kẻ nấy mặt mũi xám ngoét vì lạnh, thi thoảng toàn thân run lên từng chặp. Một lúc sau, Lan Ngư phủ trở ra, thấy Nhã Lâm ra hiệu liền đoán biết Chương đang chờ, anh chàng vội thuật lại những gì khai thác được từ ba người lính ở phe đối địch. Chương choàng cho Lan Ngư phủ áo khoác anh đang mặc, khẽ cười:

- Lời khai của bọn họ thực hư ra sao cứ thử là biết, còn hai canh giờ nữa trời mới sáng, đủ cho mọi người cất lưới một mẻ chứ nhỉ?



- Thưa vâng! Tôi muốn bàn với chỗ anh Phạm Ngũ Lão cất vó. Ban nãy bọn chúng cố ý hét to hòng đánh động cho đồng bọn nhưng anh em đã kịp thời lấy khăn bịt miệng nên đám đằng sau khả năng là chưa biết thực hư đâu ạ.

- Cậu thấy đấy! – Chương nói. – Mới lúc tối chúng ta bàn tính là vậy nhưng tình huống trên chiến trường chẳng phải lúc nào cũng như chúng ta mong muốn. Cậu nói với mọi người trang bị tinh gọn, hành động mau lẹ, lấy kế đối kế, dụ đám trên đồi kéo xuống là xong chuyện, đỡ lòng vòng.

- Dạ thưa! Còn đội của anh Vi Thọ Kỳ…

- Thọ Kỳ vẫn cứ làm việc anh ấy cần làm. – Chương nói. – Thời gian gấp gáp nhưng vẫn nên bố trí người dò theo đường anh ấy đã đi, báo tin kế hoạch thay đổi, anh ấy sẽ tự biết phải làm gì. À… làm gì thì làm đừng quá manh động, ta không muốn quân Thiên Đức t·hiệt m·ạng không đáng, cậu hiểu chứ?

- Rõ!

Chương khoanh tay trước ngực, bước nhanh trở về chỗ cũ hòng tiếp tục giấc ngủ. Thiếu ngủ sẽ khiến con người ta thiếu minh mẫn, Chương nghĩ vậy.

- Đại Vương! Người tin những lời đám kia khai là thật chứ? Đám ấy dám nhận lệnh lặn ngụp dưới làn nước lạnh giá hàng dặm chỉ để dò la nơi bố phòng cẩn mật hẳn đã chuẩn bị tinh thần một đi không trở lại.

Nghe Nhã Lâm hỏi như vậy, Chương dừng chân ngoái lại, anh cười:

- Em biết không? Đôi khi phải thử mới biết được phán đoán đúng hay sai. Theo ta nghĩ, khả năng đối phương dùng lực lượng nhỏ đột kích hậu quân của chúng ta là rất cao. Họ làm như vậy sẽ giảm được áp lực mà chúng ta đang tạo ra với đội quân trấn thủ trên đồi kia. Em là người phương Bắc, em nghe giọng một trong ba người kia có thấy gì lạ không?

- Họ là người phương Bắc! – Nhã Lâm khẳng định. – Nhưng người Hoa quốc ở đất Vạn Xuân này đâu có ít ạ?

Chương vỗ nhẹ lên vai cô gái:

- Ta có nhiều thông tin khẳng định rằng gần đây người phương Bắc giả dạng thường dân xuất hiện khá nhiều ở vùng Tam Đái. Bọn họ bị ép phải rời bỏ quê hương tìm miền đất mới, phương Nam này là một lựa chọn tốt song… họ đầu quân sai chủ, đành chịu vậy.

- Đó… đó có phải lý do ngài hành động mau lẹ hơn mọi khi?

- Nếu ta còn trù trừ, đất Vạn Xuân còn nhuốm nhiều máu đồng bào. Ờ… Nhã Lâm… Lâm là rừng… ta không thể vì một cái cây mà đốn cả khu rừng em ạ. Loại bớt một số người, bảo vệ nhiều người cũng là điều ta buộc phải làm mà thôi, dù ta không muốn.

- Đại Vương! Dân Hoa quốc cũng chịu nạn, có lẽ họ không muốn đối đầu với ngài đâu, hoặc giả tỉ họ không biết.

- Ta luôn cho mọi người một cơ hội, em không cần bận tâm về điều ấy đâu. Chọn sai có thể chọn lại, dân ở đâu cũng là dân, kẻ nào ngoan cố mới cần loại bỏ.

Chương nhảy xuống hầm nửa nổi nửa chìm tháo giày vải kéo chăn cố vỗ bản thân chìm vào giấc ngủ, bỏ cô gái trẻ đứng bên trên nhìn bầu trời đêm mà lòng mang nặng tâm tư.