Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 416: Trước cửa thanh lâu




Chương 416: Trước cửa thanh lâu

Gia đình ông thầy tướng số họ Nguyễn làng Trung An dắt díu nhau đến sở chỉ huy, ngủ tạm một đêm. Ngày hôm sau cả nhà họ Nguyễn nhắm hướng Ninh Hải, đến đó sẽ có thuyền đưa họ về Thiên Đức. Chương căn dặn riêng Nguyễn Bình Khiêm, Thiên Đức cần có Khâm thiên giám, cơ quan chuyên quan sát khí tượng, đoán điềm hung cát, làm lịch, viết sách Tinh tượng học, Khí tượng học…

-Ông muốn xem mệnh cho ai phải được sự đồng ý của ta, tốt nhất không nên xem lung tung. Hãy chú tâm viết sách, dạy hậu nhân những điều ông biết. Tuyệt đối không dị đoan.

Nguyễn Bình Khiêm hiểu ẩn ý trong lời nói của Chương. Một ngày nào đó, chính lời nói của Nguyễn Bình Khiêm có thể khiến ai đó có tất cả hoặc mất hết, kể cả mạng sống.

Tin chiến thắng liên tục đưa về sở chỉ huy. Thiên Bỉnh cũng dẫn đoàn nữ nhân trở về gặp Chương. Nấn ná thêm mấy ngày ở Tiên Minh cho thoả nỗi nhớ, Thiên Bình trở về Thiên Đức. Lam Khuê vẫn ở lại lo cơm nước cho Chương.

Đoàn Thượng đưa thêm quân địa phương sang Đằng Châu nhằm ổn định tình hình sau chiến sự. Từ sở chỉ huy dã chiến tới huyện Kiến Xương chẳng lấy làm xa. Chương muốn đi một chuyến trước khi trở về làng Vạn Xuân. Anh muốn tận mắt xem cuộc sống của người dân ở vùng mới kiểm soát.

Hai tiểu đội Thân Vệ quân và một tiểu đội nữ thị vệ, khoảng sáu mươi người, tháp tùng Chương âm thầm thị sát vùng đất mới ở bên kia sông. Chương dùng vỏ bọc là lái buôn, muốn tìm cơ hội làm ăn sau chiến loạn. Thị vệ và Thân Vệ quân đều có giấy tờ hợp pháp, nhân thân khác nhau, tránh lộ hành tung. Chương đặt chân đến huyện Kiến Xương vào thượng tuần tháng Chạp trong cái rét căm căm của tháng cuối cùng trong năm. Những con đường đất nhỏ mà Chương đi qua, lác đác có những nấm mộ đất mới đắp, chân hương hãy còn mới. Càng vào sâu đất Kiến Xương, mồ mả mới đắp càng nhiều hơn. Đó là kết quả của những cuộc giao tranh nhỏ lẻ.

Làng xóm lẩn khuất sau những luỹ tre xanh yên bình, tưởng như chưa từng có những cuộc đụng độ giữa hai bên. Người dân Đằng Châu nói chung vẫn còn sợ hãi quân tướng Thiên Đức. Chương đứng giữa những cánh đồng trơ gốc dạ sau vụ gặt. Anh phóng tầm mắt tứ phía, thảng hoặc mới nhìn thấy vài bóng dáng bước đi vội vã.

-Này! Anh kia! Mấy người kia!

Chương ngoái về phía có tiếng người, anh nhận ra ba người lính vận quân phục lính thuỷ Long Vũ đang chạy đến. Nhã Lâm bước lên chắn phía trước, chờ ba người lính đến gần, nàng nhỏ nhẹ:

-Thưa! Các thầy gọi chúng tôi có việc gì?

Ba người lính đảo mắt nhìn bọn Chương một lượt. Sau đó, một người cất giọng hỏi:

-Các người ở làng nào? Đi đâu đâu? Có giấy tờ gì không?

-Chúng tôi ở Kinh Môn. Ông chủ của tôi là Lý thiếu gia đây, một thương nhân. Chúng tôi hay tin Thiên Đức đã làm chủ nơi này nên đến tìm cơ hội làm ăn.

Nhã Lâm đáp lời. Nàng lấy giấy tờ được cấp ra, đưa cho người lính.

-Còn mấy người kia, giấy tờ của các người đâu?

Vi Thọ Kỳ đặt quang gánh, khúm núm lấy giấy tờ tuỳ thân, cầm cả giấy tờ của Chương và Lam Khuê đưa cho người lính xem. Người lính xem qua một lượt, chợt hỏi:

-Sao giấy tờ của các người lại mới như thế này?

-Dạ! Là do chúng con mới xin được có mấy ngày. Dạ! - Vi Thọ Kỳ cong lưng, cố dặn ra nụ cười cầu tài nhưng… anh ta không cười sẽ tốt hơn. - Quan cấp giấy có dặn, phải giữ giấy này cẩn thận không là b·ị b·ắt. Bẩm thầy, thực là tôi phải cẩn thận lắm ạ.

Người lính có dáng vóc thấp bé hơn Vi Thọ Kỳ đôi chút tỏ ra khó chịu khi Vi Thọ Kỳ cứ đứng gần. Anh ta đẩy Thọ Kỳ và lùi ra sau vài bước, giọng không vui:

-Cái nhà anh này, đứng xê ra. Đừng có đứng gần chúng tôi như vậy.

-Thưa các thầy. Trời lạnh thế này, các thầy phải tuần phòng thật là cực khổ. Dạ… có chút gọi là…

Vi Thọ Kỳ sấn đến, thò tay vào trong mình lấy ra ít bạc vụn kèm theo giọng xuề xoà:

-Mong các thầy bỏ quá cho.

-Anh cất đi! Chúng tôi không nhận của như vậy. Vùng này mới chiếm hãy còn nhiễu nhương chưa rõ thực hư. Tôi không làm khó gì các người, nhưng các người phải theo chúng tôi về doanh trại.

-Ô! Thưa thầy! Chúng tôi có làm gì đâu? Giấy tờ này đích thực là quan trên cấp cho chúng tôi mà?



-Tôi cũng biết là vậy! Vùng này mới chiếm được mươi ngày mà các người đã đến. Dẫu tôi không nghi gì nhưng phòng gian tế. Tôi cần cấp trên xem giấy này là thật hay giả, nếu thật thì các người cứ tự nhiên mà đi.

Vi Thọ Kỳ chưng hửng quay lại nhìn Chương, anh nhoẻn miệng cười. Thọ Kỳ phàn nàn vài câu rồi quẩy quang gánh cùng ba người khác nối gót ba người lính Thiên Đức.

-Bọn họ là quân của Yết Kiêu, toàn lính mới mà khá lắm.

-Anh có nghĩ họ giữ ta lại không?

Chương lắc đầu:

-Giấy tờ hợp lệ, chúng ta cũng chẳng làm gì. Để xem mấy tay này làm việc có đúng tác phong không cũng hay đấy. Nãy họ gặp Nhã Lâm cũng giơ tay chào khá đàng hoàng mà.

Vi Thọ Kỳ cất giọng oang oang:

-Các thầy ơi! Thiết quân luật lúc nào thế ạ?

-Từ giữa giờ Dậu đến sớm tinh mơ. Nếu có việc cấp bách phải đốt đuốc thật sáng mà đi kẻo b·ị b·ắn nhầm đấy.

Vi Thọ Kỳ lại giở giọng ngọt nhạt muốn ton lót cho ba người lính khiến họ bực dọc, quát cho vài câu, Thọ Kỳ mới im.

-Yết Kiêu này quản quân tốt đấy chứ?

Lam Khuê đáp:

-Lần đầu tiên anh ấy cầm quân xuất chinh, hẳn cũng muốn ghi điểm trong mắt dân Đằng Châu.

-Mài đao thật bén, chờ lúc phù hợp mới dụng mới khiến đối phương bất ngờ. - Chương cười. - Chả hiểu sao mấy ông tướng Đằng Châu phòng bị lơ là mặt biển như vậy chứ?

Lam Khuê không đáp vì nàng không biết. Nhã Lâm theo sát phía sau bèn thay lời:

-Thuỷ quân Thiên Đức hay Đằng Châu đều chưa có nhiều kinh nghiệm đi biển ạ.

-Cũng phải nhỉ? - Chương gật gật. - Có vẻ thuỷ quân cả Vạn Xuân chưa thực sự là thuỷ quân. Ta từng nói chuyện với thợ đóng tàu thuyền người Tống, họ bảo rằng thuyền đi biển cần phải tính toán sao cho không bị tròng trành. Kỹ thuật ấy cần kinh nghiệm và thuỷ quân cần nhiều người như thế.

Bọn Chương dừng trước một trại lính nhỏ chừng dăm chục binh sĩ. Người lính hỏi chuyện ban nãy cầm giấy tờ vào quân doanh, lát sau có một người dáng dấp chỉ huy đi ra cùng. Người linh chỉ một lượt. Vị chỉ huy dừng ánh mắt nơi Chương, anh ta hỏi:

-Anh là thương nhân ư?

-Quả đúng vậy! - Chương đáp lời.

-Nơi này còn nhiều tàn dư của quân Đằng Châu, anh đến tìm cơ hội làm ăn hơi sớm.

-Tôi chậm chân sẽ bị người khác giành mất, mong ngài hiểu cho.

-Tối nay các anh nghỉ ở đâu?

Chương quay sang Nhã Lâm, nàng liền đáp thay:

-Thiếu gia nhà chúng tôi sẽ nghỉ chân tại thị trấn trước mặt. Tôi nhớ… còn khoảng mươi dặm.



Người chỉ huy ra hiệu cho người lính trả giấy tờ cho Thọ Kỳ vẫn đang lom khom.

-Anh buôn gì?

-Chẳng giấu quan nhân. - Chương nói. - Tôi mua của người chán, bán cho người cần. Lần đầu tiên chúng tôi đến Đằng Châu hãy còn bỡ ngỡ, cũng chưa rõ sẽ mua gì. Đất này nghe nói nhiều lúa ngô, bên Kinh Môn cũng chẳng thiếu nên… Quan nhân có thể gợi ý giúp tôi chăng?

-Chúng tôi cũng mới đến nên chưa nắm rõ, không thể giúp gì được cho anh. Mặt sau của giấy, tôi đã đóng mộc. Có ai hỏi các anh cứ đưa ra. Tốt nhất, nếu các anh đi qua trại quân nào hãy nhờ họ đóng dấu cho.

-Tạ ơn quan nhân đã giúp đỡ!

Nhã Lâm thay chủ nói lời cảm tạ. Chương và đoàn tuỳ tùng sáu người lại bước đều trên những con đường đất nằm giữa cánh đồng trơ gốc dạ.

-Hôm qua và hôm nay sao nhiều dân bên Tiên Minh, Ninh Hải qua bên này thế nhỉ?

Người chỉ huy đứng trông theo bóng bọn Chương xa dần. Người lính đứng bên cạnh cũng nheo mắt dõi theo, anh ta nói:

-Em không tin tay đó là lái buôn gì đâu. Dáng dấp của hắn giống nho sinh hơn.

-Chẳng cần biết hắn là ai nhưng anh Yết Kiêu đã dặn kỹ, trong giao tiếp với bách tính phải nền nã, nhẹ nhàng, lắng nghe. Họ từ Kinh Môn sang đây, cứ cho là kiếm cơm đi, nhưng… sớm thế này vẫn có gì đó không đúng. Ta nghi bên giá·m s·át tung người sang xem xét tình hình đấy.

-Ý anh là… họ cũng là quân Thiên Đức?

-Cậu thấy cái tay gia nô không? Hắn cứ cố khom lưng cho thấp đi và miệng cười ngây ngô, khờ khạo. Song chẳng thể giấu nổi vẻ hung tợn. Hắn có nghề đấy

-Thương nhân thuê người có nghệ cũng là lẽ thường mà anh?

-Ừ! Thì ta nói vậy thôi. Dẫu đó có là ai, chúng ta cứ làm đúng chức phận sẽ chẳng ai động đến. Có điều… ta thấy tay thư sinh đó quen lắm, dường như đã thấy ở đâu đó rồi.

Chương đến một thị trấn nhỏ thuộc huyện Kiến Xương lúc trời hãy còn sớm. Phố chợ không lấy gì làm đông đúc vào quãng giờ chiều nhưng trong các tửu điếm, hầu như bàn nào cũng có khách ngồi. Vi Thọ Kỳ mướn ba phòng ngủ cạnh nhau trong một khách điếm lớn nằm giữa thị trấn. Sau bữa tối, Chương thử tản bộ trên những con đường lát gạch hoặc đá xanh, hai bên đường có nhiều hàng quán chong đèn bán vào buổi tối. Chủ yếu là đồ ăn thức uống. Nhìn qua trông lại, khách khứa dập dìu, chỉ cần nhìn y phục cũng đoán được họ là những người có của ăn của để.

-Quán rượu nhiều quá không hẳn là tốt! - Chương phàn nàn. - Nhưng không uống rượu họ sẽ làm gì vào buổi tối buồn tẻ?

-Nơi này tập trung nhiều người thượng lưu. - Nhã Lâm nói. - Mùa màng mới gặt xong, chắc họ đến nơi này tìm mối làm ăn đấy ạ.

Đằng xa có tiếng ồn ào. Chương đến gần, hoá ra hai bợm nhậu đang đánh nhau. Anh thở dài:

-Tác hại của rượu! Có lẽ ngày nào đó ta sẽ nấu bia. Dân thích cồn ta sẽ bán cồn, bia nhẹ hơn rượu.

-Bia là gì ạ? - Nhã Lâm hỏi.

-Bên Tống quốc có lúa mạch hay lúa mì không?

-Dạ thưa có!

-Ờ! Nào rảnh ta sẽ nấu cho mọi người uống.

-Thiếu gia! Em thấy thiếu gia rất ít uống rượu.

-Tửu lượng ta kém, ta còn nhiều việc cần tỉnh táo.



Trong khi bọn Chương đang bàn tán, có mấy người lính xuất hiện bắt giữ hai người đang vật nhau dưới đất đưa đi. Đám đông giải tán. Chương đi qua một khu nhà nằm ngay mặt đường có nhiều đèn lồng đỏ, mấy cô gái vận y phục tơ lụa, mặt hoa da phấn đứng ngoài cổng. Chẳng khó để đoán nơi này là thanh lâu. Chương bước nhanh nhưng hai cô gái đã ùa ra nắm chặt tay Chương. Nhã Lâm liền áp sát giằng tay hai cô gái ra. Một cô gái nhìn Nhã Lâm với ánh mắt khó chịu.

-Ngươi là kẻ hầu, đừng có phá việc làm ăn của bọn ta chứ.

-Thiếu gia của bọn ta không muốn, các cô mau tránh ra.

Cô còn lại tô son đỏ chót, sấn đến ưỡn ngực cố ý khoe của:

-Đại thiếu gia! Mời ngài vào uống chút rượu nhạt để chúng em được hầu hạ ngài.

Nhã Lâm chắn trước mặt, ba cô gái giằng co xô đẩy. Chương và Lam Khuê kéo Nhã Lâm ra, vô tình khiến lưỡi lê Nhã Lâm giấu trong người rơi xuống đất. Hai cô ả thanh lâu lập tức lu loa Nhã Lâm giấu hung khí có ý c·hém n·gười. Thực hư chưa tỏ, từ sau cánh cửa gỗ, bỗng đâu có hai gã cốt đột nhảy bổ ra.

-Con ả này định đâm em, huynh cứu em với!

Nhã Lâm cúi người nhặt lưỡi lê giắt vào người, lùi về sau vài bước. Hai gã cốt đột chẳng nói chẳng rằng hùng hổ xông đến như muốn ăn tươi nuốt sống cô gái trẻ. Vi Thọ Kỳ và một thuộc hạ đứng lẩn khuất trong bóng tối đã kịp thời tương trợ trước khi Nhã Lâm kịp phản ứng. Sau vài đòn, hai gã cốt đột kêu la oai oái. Hai cô ả thấy vậy liền đổi giọng, vu cho Chương chơi gái xong quỵt tiền.

Thêm mấy tên cốt đột từ trong thanh lâu chạy ra, kẻ cầm đoản đao, người cầm côn nhị khúc xông vào hòng giải vây cho hai kẻ đang nằm úp mặt dưới nền gạch. Hai bóng người vụt từ phía sau lên chống cự. Một gã hung tợn bỗng nhắm đến Chương vì nãy giờ anh cứ thản nhiên đứng xem như thể mọi chuyện chẳng liên quan đến anh.

Lam Khuê đứng chắn trước mặt Chương thủ thế trong khi Nhã Lâm chẳng nói chẳng rằng rút luôn lưỡi lê đâm thẳng vào mạng sườn đối phương một nhát chí mạng! Cô nàng ra tay không chút nương tình khiến ai nấy đều thất kinh. Đám đông vây quanh đanh nhốn nháo đột nhiên im bặt. Kẻ vừa b·ị đ·âm nằm sấp bên vũng máu, miệng ú ớ, thân co giật vài cái rồi về chầu tiên tổ.

Nhã Lâm đứng đó, giơ lưỡi lê về phía hai ả thanh lâu, giọng hằm hè:

-Chúng bay còn dám vu cho thiếu gia thì đừng trách ta ác!

Đám đông bỏ chạy toán loạn, kẻ say cũng tỉnh táo. Chả mấy chốc đã có một toán lính chạy đến xem sự tình.

-Cô kia! Bỏ v·ũ k·hí xuống!

Một người lính quát lớn ra lệnh. Nhã Lâm lùi về sau, đứng chắn trước mặt Chương, mặt không đổi sắc. Nàng nói:

-Kẻ này có ý hại chủ tôi, hắn phải c·hết!

-To gan! Cô không biết lệnh ra ngoài không được đem theo hung khí ư?

Nhã Lâm không đáp.

-Mấy anh kia! Ngừng tay lại! Mau bắt tất cả, bắt hết!

Nhã Lâm vẫn không buông v·ũ k·hí, lẽ đơn giản vì chẳng có lệnh. Vi Thọ Kỳ và ba người khác buông đối thủ ra, đúng hơn là… tha c·hết vì mấy kẻ đó nằm như xác không hồn. Một bà chừng ngoài bốn mươi trang điểm cầu kì bước nhanh đến chỗ toán lính, cất giọng ngọt nhạt:

-Thưa các quan! Bẩm các quan! Thằng kia vào thanh lâu chơi lại quỵt tiền. Nó cậy có thuộc hạ đông, đã đánh g·iết người của thanh lâu. Quan nhân chứng cho, chúng nó g·iết người rồi.

Miệng nói, tay mụ ta dúi gì đó cho người chỉ huy toán lính. Dẫu cho nhập nhoạng, Chương vẫn kịp thấy người lính đó không từ chối. Trái tim anh như hẫng một nhịp.

-Đưa tất cả về trại quân! Bắt ả kia! Cả thằng kia nữa!

Người chỉ huy toán lính chỉ vào Chương, phất tay ra hiệu cho quân ập đến bắt. Nhã Lâm và bọn Vi Thọ Kỳ chả ngán, năm người cùng rút lưỡi lê sẵn sàng sinh tử khiến toán lính gần chục người chùn chân.

-Bọn này to gan, chúng bay dám chống lại quan quân! Bắt chúng nó!

Chương lạnh lùng lên tiếng, đủ để thuộc hạ nghe:

-Cắt hai ngón tay của kẻ chỉ huy, đừng g·iết họ.

Bọn Vi Thọ Kỳ chuẩn bị giáp trận, bỗng nhiên toán lính b·ị đ·ánh úp từ sau lưng, ngã nhào hết lượt. Vi Thọ Kỳ đè sấp người chỉ huy xuống, cắt luôn hai ngón tay của đối phương không hề chớp mắt khiến bao người trông thấy lấy làm kinh hãi.