Chương 404: Yết Kiêu đến Đào gia trang
Lê Quý Ly nhập quân, thuộc quyền thống lĩnh của Yết Kiêu, đương lên kế hoạch cho binh sĩ tranh thủ gặt lúa, thám mã từ trại Phủ Sóc cấp báo. Lê Quý Ly gấp rút dẫn hai tiểu đoàn quay lại trợ chiến, đến nơi mọi thứ đã rồi. Hay tin Nguyễn Văn Thành t·ử t·rận, Lê Quý Ly lấy làm đau buồn vì cùng hội tướng Siêu Loại năm xưa. Nguyễn Văn Thành đã theo dưới trướng Lê Quý Ly hơn 6 năm trời.
Nắm tình hình xong, biết hướng rút quân của Dương Nhị Khiết, Lê Quý Ly quyết tâm phục thù. An Nhữ Hầu và Dương Vũ Thư, mỗi người giao cho Lê Quý Ly mười binh sĩ thông thạo đường sá. Với hai tiểu đoàn bộ binh trang bị mạnh, tinh thần chiến đấu tốt, Lê Quý Ly chia thành hai mũi tiến công. Tiểu đoàn 2 đi bên phải, Tiểu đoàn 3 đi bên trái, nhô cao hơn khoảng một dặm. Vừa tiến quân, Lê Quý Ly vừa thanh tảo một số làng mạc kỹ càng. Ngoài việc thu thập thêm tin tình báo, Lê Quý Ly cẩn trọng, không muốn bị những toán quân nhỏ lẻ quấy phá sau lưng.
Trịnh Hoàng Sâm dẫn đường cho Lê Phụng Hiểu đến trại Phủ Sóc. Phụng Hiểu một lần nữa tiu nghỉu nhưng lập tức lên tinh thần cho binh sĩ:
-Quân Thiết kỵ Vũ Ninh hành binh thần tốc, khó khăn nào cũng vượt qua. Việc cần kíp của chúng ta là phối hợp với Trung đoàn Thuận Thành vây bắt Dương Nhị Khiết, không để hắn đánh tập hậu vào cánh quân của Hoàng hậu.
An Nhữ Hầu, Trịnh Hoàng Sâm và Dương Vũ Thư lại chọn ra hơn hai chục người thông thạo đường đi lối lại, dẫn đường cho đội Thiết kỵ. An Nhữ Hầu là quân kỵ, bởi vậy anh chàng tự nhận nhiệm vụ dẫn dường. Lê Phụng Hiểu nghe Hoàng Văn Thái trình bày những điều mắt thấy tai nghe về An Nhữ Hầu nên vô cùng thuận mắt. Quân Thiết kỵ cần những chiến binh dũng mãnh, biết xả thân vì người khác như An Nhữ Hầu.
Dương Nhị Khiết trước đó vội vã tháo chạy, bỏ hết lương thảo, khí cụ, trang thiết bị hạng nặng tại chiến địa. Chạy hàng chục dặm, kiểm đếm binh mã chỉ còn chưa đầy hai nghìn người. Suy tính thiệt hơn, Khiết quyết định tìm đường về Trà Đoài hội quân. Lương thảo không còn, dù không muốn, Nhị Khiết phải cho quân vào các làng mạc ven đường “vay” thóc gạo, ngũ cốc.
Ngày hôm sau, tiền quân của Dương Nhị Khiết chạm trán với toán quân tuần tiễu của Yết Kiêu. Tiền quân bị tiêu diệt một phần, một phần tứ tán, một phần chạy về báo với Khiết. Cảm thấy khó tiến về Trà Đoài khi đối thủ đã phát hiện và khả năng cao sẽ truy kích. Nhị Khiết dẫn quân quay ngược trở về hướng Đông, muốn trở lại dinh Sứ tướng song lại chạm trán với quân của Lê Quý Ly.
Lê Quý Ly không dàn trận, đích thân đốc quân đánh tràn lên, vỗ mặt Dương Nhị Khiết. Chẳng còn Cự thạch pháo, không có vật che chắn trên địa hình trống trải, quân sĩ dưới quyền Dương Nhị Khiết kháng cự yếu ớt trước khi mạnh ai nấy chạy. Dương Nhị Khiết cùng hơn năm trăm quân trung thành một lần nữa quay lại tìm lối về Trà Đoài hội quân, vừa lúc Lê Phụng Hiểu đang dẫn binh truy lùng. Quân sĩ của Dương Nhị Khiết mới trông thấy đội kỵ binh từ xa đã hồn bay phách lạc vứt khí giới tìm đường chạy.
Với số quân đông hơn hẳn lại có ngựa chiến, Lê Phụng Hiểu truy kích đến cùng, bắt sống phần lớn quân sĩ của Dương Nhị Khiết. Khiết cởi giáp trụ chạy cho mau nhưng hai chân khó nhanh bằng vó ngựa phi nước đại. Khiết b·ị b·ắt cùng hơn chục binh sĩ thân tín.
-Chú mày họ hàng như thế nào với Dương Cự Vọng?
Binh sĩ dẫn Dương Nhị Khiết đến quỳ trước mặt Lê Phụng Hiểu. Phụng Hiểu hỏi nhưng Dương Nhị Khiết không đáp. Lê Phụng Hiểu tặc lưỡi:
-Chú mày cứng miệng cứng đầu cũng chẳng để làm gì. Chú mày không nói tự khắc người khác lên tiếng thay. Cùng là tướng trận, ta trọng người như chú nhưng những kẻ cứng đầu hơn chú còn chịu phục thì chú mày đã là gì.
Dương Nhị Khiết cười mỉa, vẫn không nói lời nào. Lê Phụng Hiểu ra lệnh:
-Đưa nó về giao cho Yết Kiêu định đoạt.
Lê Quý Ly đuổi kịp, ngỏ ý muốn áp giải Dương Nhị Khiết về trại Phủ Sóc. Lê Phụng Hiểu bèn khuyên:
-Ông đưa nó về đấy, bọn Hoàng Văn Thái lại sinh chuyện không hay. Thi thể cậu Thành hãy còn chưa chôn cất đâu.
Lê Quý Ly buồn phiền:
-Kỳ này tôi về kiểu gì cũng bị kỷ luật.
Lê Phụng Hiểu động viên:
-Còn tay Dương Cự Vọng với Phạm Khải Ca đằng trước, ông thối chí mau vậy?
Lê Quý Ly thở dài:
-Chỗ Yết Kiêu còn bao người chờ lập công, nào dễ nhường cho cánh Thiên Đức chúng tôi.
Lê Phụng Hiểu cười khổ:
-Tôi nào hơn gì ông. Tôi thiết nghĩ ông nên cầu cạnh Lý Hoàng hậu, nhờ Hoàng hậu nói giúp với Yết Kiêu nhường cho mục tiêu nào đó đoái công chuộc tội.
Lê Quý Ly cho là phải, lập tức tươi tỉnh:
-Còn ông thì sao?
Lê Phụng Hiểu khẽ lắc đầu:
-Tôi chưa lập công lớn nhưng cũng chưa bị tội nên lùi một bước cho ông còn gì. Ngày nào về La thành, tôi nhất định xin Vương cho làm quân tiên phong. Nhưng mà… nói gì thì nói, có sai sót mới có bài học. Ông phải dũng cảm đối diện với chuyện ấy mới được. Hồi tôi ở La thành, vì trù trừ mãi nên lãng phí thời gian, đó cũng là một sai sót mà tôi không muốn lặp lại.
-Tôi cũng biết là thế! Cũng là vì nôn nóng việc chung nên mới sinh ra cớ sự khiến nhiều binh sĩ uổng mạng. Tôi nợ tay Phương Liệt một lần. Cái thằng Nhị Khiết này giữ làm gì, cho nó toi mạng trong loạn quân luôn cho rồi.
-Chém nó hả giận nhưng chẳng giải quyết được cái gì cả. Thằng đó khá, giữ mạng cho nó có khi còn dùng được vào việc khác. Bớt g·iết một người, đất nước chúng ta đang gầy dựng sẽ thêm người chung tay mà.
Lê Quý Ly không cầu cạnh Thiên Bình vì Lê Phụng Hiểu phân tích thiệt hơn. Và rằng cách sắp xếp từ ban đầu đã có chủ ý cả. Thuỷ quân Long Vũ đào tạo được bao người đều chia cho các cánh quân khác. Yết Kiêu chưa có cơ hội ghi đại công nào dẫu là chủ tướng thuỷ quân.
-Với lại đất Vạn Xuân, ta chiếm xong Đằng Châu rồi ngày sau đánh các nơi phải nhờ Yết Kiêu hết đấy. - Lê Phụng Hiểu hỉ hả. - Phải kết thân với cậu ấy, đặng sau này dễ nhờ vả.
Lê Phụng Hiểu và Lê Quý Ly hội quân làm hậu bị cho Yết Kiêu. Bảy nghìn binh mã thay nhau gặt lúa và cảnh giới, mở đường tiến quân.
Có thêm Thiết kỵ và bộ binh trợ giúp, Yết Kiêu dễ dàng bức rút quân Đằng Châu đồn trú quanh khu vực làng Trà Đông. Dương Cự Vọng tập trung mấy nghìn quân còn lại đóng quân từ khu vực làng Trà Bắc đến Trà Trung, tạo thành phòng tuyến ba lớp, che chắn làng Trà Đoài.
Làng Trà Đông có gia trang của Đào Ứng Bình. Quân Đằng Châu chạy hết, Yết Kiêu đích thân đến trước cổng chính Đào gia trang gọi cổng. Gia nhân ra mở cổng, mặt trắng bệch vì sợ. Yết Kiêu dẫn đầu, theo sát phía sau có Lê Phụng Hiểu và vài người khác. Đào Ứng Bình đứng chờ sẵn nơi bậc cửa, chỉ bước xuống sân chào khi Yết Kiêu vào đến.
-Xin hỏi các quan nhân đến gia trang có việc gì chỉ giáo? Sao không nói trước để tại hạ nghênh đón?
Yết Kiêu cúi chào đáp lễ, anh nói:
-Tôi được biết Đào đại nhân đang ở đây nên dẫn anh em tương kiến. Ông đây là Lê Phụng Hiểu, trước đây vốn là Tả Thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ. Ông đây là…
Đào Ứng Bình đáp lễ hết lượt, mời mọi người vào nhà. Đào Ứng Bình không còn trong quân, là một người dân bình thường như bao người dân khác ở Đằng Châu. Theo lẽ, bọn Yết Kiêu chẳng cần đến làm gì. Nếu muốn có thể sai quân gọi đến hỏi chuyện. Yết Kiêu không làm vậy bởi thiết nghĩ, dẫu Đào Ứng Bình về gia trang làm thứ dân, ông ta vẫn ít nhiều có tiếng nói bởi nhiều thuộc hạ vẫn còn trong quân. Làm thứ dân chưa bao giờ là dễ đối với một người từng nắm binh quyền. Đào Ứng Bình hiểu điều này hơn ai hết.
Rót trà mời khách xong, Đào Ứng Bình mới hỏi:
-Quan nhân hạ cố đến tệ xá hẳn có điều dạy bảo. Tại hạ xin lắng nghe.
-Đào đại nhân! Ngài cứ gọi tôi là Yết Kiêu. Chúng tôi mạo muội đến gia trang của đại nhân, trước là cảm tai ngài, sau có điều muốn cậy nhờ.
Đào Ứng Bình bèn đáp lời:
-Tại han đã không còn giữ trọng trách nào trong quân, chẳng hay tại hạ giúp được gì cho quan nhân và các ông đây?
-Tôi được biết, Đào đại nhân là người mách kế sách cho Dương Cự Vọng thay hàng chục tướng giữa dòng.
Đào Ứng Bình hơi nhướng mày một chút, sau đó nói với giọng bình thản:
-Phạm Lệnh công có ơn với tại hạ. Lúc khẩn nguy ngài ấy hỏi đến, tại hạ thuận miệng nói ra vài điều.
-Đào đại nhân, ngài từng nắm binh quyền Đằng Châu hơn chục năm trời, chẳng lý nào hành động hồ đồ như vậy. - Yết Kiêu nói với giọng thân mật. - Hai bên đang giao tranh, đương lúc cần ổn định quân sĩ, đại nhân lại khuyên người ta thay một loạt tướng trấn trại nghĩa là sao? Tôi tuy thống lĩnh thuỷ quân Thiên Đức song tuổi hãy còn trẻ. Gia phụ thường dạy, cần học hỏi những người đi trước. Tôi đến đây thực mong được đại nhân giảng giải cho chứ không có ý gì khác.
Đào Ứng Bình nhìn Yết Kiêu, ngó sang Lê Phụng Hiểu và tả hữu đứng ngay ngắn phía sau. Trông cả bonn không có chút địch ý nào. Bằng nhiều cách, Đào Ứng Bình biết Khổng Chiêu Hà đã b·ị b·ắt ở Phủ Sóc. Nay Yết Kiêu đến gặp, đặt thẳng câu hỏi như thế, hẳn đã nắm được thông tin nào đó rồi.