Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 403: Máu đổ trong mưa, thiệt binh mất tướng




Chương 403: Máu đổ trong mưa, thiệt binh mất tướng

Dương Nhị Khiết tiến quân được hơn nửa quãng đường, hay tin trại Phủ Sóc đã bị quân Thiên Đức chiếm. Đích thân Hoàng hậu Thiên Đức đã cho dân binh trong trại trở về nhà, số phận đội kỵ binh không rõ ràng. Dương Nhị Khiết biết địch quân đông bèn tạm dừng chỉnh đốn binh mã, tung quân bắt thêm lính nhưng chỉ được mấy chục người. May thay, Dương Nhị Khiết thu nạp được vài trăm tàn binh của Khổng Phó sứ. Từ những binh lính bỏ chạy, Dương Nhị Khiết biết Khổng Chiêu Hà khả năng sẽ về trại Phủ Sóc nên vội vã nhổ trại tiếp tục tiến quân.

Gần đến Phủ Sóc, Dương Nhị Khiết bắt được tàn binh, tra hỏi biết được Khổng Chiêu Hà đã bị An Nhữ Hầu bắt giữ. Dương Nhị Khiết bán tín bán nghi sai quân vượt lên trước do thám kỹ càng. Biết chắc là đúng, Dương Nhị Khiết chỉnh đốn binh mã, chia hơn bốn nghìn quân thành ba đạo quyết vây trại Phủ Sóc giải cứu Khổng Chiêu Hà, t·rừng t·rị An Nhữ Hầu.

Trời mưa khiến con đường đất trở nên lầy lội, những cỗ ngựa ì ạch kéo Cự thạch pháo, đạn các loại và quân trang, bởi vậy tốc độ hành quân rất chậm. Dương Nhị Khiết đến trại Phủ Sóc, ngôi chợ phía trước trại đã bị dọn sạch sẽ, cầu treo đã kéo lên, đằng sau bức tường đất lố nhố những mũ trụ, những nón lá. Dương Nhị Khiết dàn quân như đã định, riêng vị trí từng là chợ Phủ Sóc, Khiết đặt đến dăm chục Cự thạch pháo.

Trong suốt quá trình Dương Nhị Khiết bày binh bố trận, trời đổ mưa không ngớt và đội binh mã trú trong trại Phủ Sóc đều chăm chú dõi theo nhất cử nhất động của đối phương. Trung đoàn phó Trung đoàn Thuận Thành là Hoàng Văn Thái cùng Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1, Nguyễn Văn Thành, có mặt trong trại.

Dương Nhị Khiết gọi An Nhữ Hầu ra nói chuyện nhưng Hoàng Văn Thái bảo mặc kệ. Gọi mãi không được, Dương Nhị Khiết tức tối bắt đầu bắn đá vào tường bao. Hoàng Văn Thái lệnh cho quân nép sát vào chân tường tránh đạn. Bắn một hồi hả giận nhưng cảm thấy đạn không phải vô tận. Dương Nhị Khiết tập trung bắn vào cổng tam quan. Lâu trên cổng trại, đồng thời là tháp canh, bay mất. Cầu treo bằng gỗ hư hỏng nặng, cửa chính bằng gỗ dày vô sự nhưng bản lề lung lay.

Hai mặt hông trại, quân của Khiết cũng bắn phá rất ác liệt. Ngoài đạn đá còn có tiễn độc. Đạn hoả không dùng được vì trời mưa. Nhị Khiết quyết định đem cột kèo ngổn ngang trên đất làm cầu tạm bắc qua hào nước, đột kích theo lối cổng chính của trại.

Trời mưa cũng ít nhiều ảnh hưởng đến đạn hoả mai song không đáng kể. Với cơ số lựu đạn bộ binh được trang bị, cộng thêm hào nước và tường bao, Hoàng Văn Thái tự tin cầm cự được. Trường hợp xấu, Hoàng Văn Thái sẽ mở đường máu về phía Tây. Để bắc được cây cầu tạm, hơn ba chục binh sĩ của Dương Nhị Khiết bị loại khỏi vòng chiến đấu bởi những quả lựu đạn nổ trên đầu. Trong trại Phủ Sóc có hơn hai chục khẩu Cự thạch pháo và khoảng năm trăm viên đạn dùng luyện tập nhưng Hoàng Văn Thái chưa đụng đến.

Loay hoay nửa ngày trời, Dương Nhị Khiết vẫn chưa tạo được cửa mở. Căn bản quân sĩ dưới trướng Khiết non phân nửa dân binh, tinh thần chiến đấu không tốt. Cầu tạm có rồi, Nhị Khiết tổ chức hai đợt xung phong nhưng đối mặt với những quả nổ đùng đùng trên đầu hoặc ngay dưới chân, quân sĩ nhảy xuống hào ướt như chuột lột, lạnh cóng hoặc chạy ngược về sau.

Quân số trong trại có bao nhiêu hãy còn là điều bí ẩn, Dương Nhị Khiết không dám mạo hiểm chơi tất tay.



Đợt xung phong thứ hai diễn ra ở cả ba mặt, dẫu Nhị Khiết có thúc quân bắn nỏ như mưa, dồn lên tạo cửa mở vẫn không thành công. Thành công duy nhất có lẽ là phá được hai cánh cổng chính và một cổng bên mặt đằng Đông. Những quả lựu đạn tung ra khiến quân của Khiết b·ị t·hương rất nhiều, đội hình r·ối l·oạn, dồn ứ ngay cổng. Cửa phá được nhưng đằng sau cửa là bàn ghế, cây mới đốn hoặc bất cứ vật nào cồng kềnh xếp đầy chắn lối.

Sớm hôm sau, Nhị Khiết điều chỉnh lại đội hình, rút bớt quân ở phía Đông, đưa dân binh cầm khiên gỗ giáo dài lên trước, tinh binh cầm khiên che đầu, đẩy dân binh. Quân phòng thủ ở khu vực cổng chính dùng hoả hổ phụt ở cự li gần gây kinh sợ, hàng chục dân binh vứt khiên giáo nhảy xuống mương nhưng đằng sau vẫn đẩy dồn lên. Trước tình thế nguy cấp, Hoàng Văn Thái mới lệnh cho Cự thạch pháo đặt tản mát trong trại tập trung bắn trùm lên khu vực cổng chính. Lựu đạn ném ra hàng trăm quả gây t·hương v·ong lớn nhưng Nhị Khiết vẫn tự tay gõ trống thúc quân. Tiễn từ bên ngoài bắn vào loạn xạ, một số binh sĩ t·ấn c·ông đã trèo qua được bờ tường.

Nguyễn Văn Thành, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1 trực tiếp chỉ huy phòng chủ khu vực cổng chính bị dính mấy mũi tiễn, máu chảy ròng ròng. Lúc này đội tinh binh của Nhị Khiết đã phá bung cổng còn lại và bắt đầu tràn vào. Nguyễn Văn Thành vứt súng lại cho người khác, tung hai quả nổ về phía trước thì bị trúng thêm một tiễn. Người lính bên cạnh cũng vậy.

Nếu quân Dương Nhị Khiết tràn vào, tất cả sẽ c·hết hết không còn ai. Nguyễn Văn Thành gắng gượng mồi thêm hai quả lựa đạn, chạy ào về phía trước. Đối phương thấy trong tay thành cầm vật đang nhả khói, giật lùi về sau bắn loạn tiễn. Thành cố sức vung tay rồi ngã sấp về phía trước m·ất m·ạng. Binh sĩ của Thành ở phía sau trông thấy cảnh ấy, bèn châm hết lựu đạn bên mình chạy ào lên ném cùng lúc.

An Nhữ Hầu bấy giờ từ mặt phía Đông dẫn năm chục người đến tiếp ứng, nhìn thấy cảnh ấy bèn thét lớn:

-Để thằng Khiết vào nó sẽ g·iết hết! Nhìn họ đánh nhau kìa, đừng để kém họ.

An Nhữ Hầu cầm giáo chạy trước, đội phía sau cũng thét lớn xung phong, quyết mạng đổi mạng.

Lựu đạn vừa dứt, may thay có mấy quả đạn đá rơi trúng chỗ quân đang tràn vào, lại có bọn An Nhữ Hầu liều c·hết lao đến khiến tinh binh Đằng Châu kh·iếp sợ định quay lưng bỏ chạy nhưng chẳng còn lối. Bọn An Nhữ Hầu lăn xả vào đánh g·iết rất hăng.



Những quả lựu đạn cuối cùng của toán quân phòng thủ khu cổng chính được quăng vào giữa đám đông. Họ cũng dùng những ống hoả hổ cuối cùng trước khi rút đoản đao xông giáp đánh giáp lá cà. Cùng lúc ấy, hàng trăm quân của Dương Nhị Khiết đã trèo qua được tường nhảy vào trong trại, cuộc hỗn chiến diễn ra ở mọi góc.

Khu vực cửa Đông bớt thêm quân vể chi viện cũng đang gặp nguy khốn, ngàn cân treo sợi tóc, sắp bị chọc thủng. Đúng lúc ấy đằng sau cánh quân t·ấn c·ông này đột nhiên vang lên hàng loạt t·iếng n·ổ của súng hoả mai.

Phương Liệt kéo quân đến kịp.

Bốn trăm quân Môn Thôn và Thân Vệ từ phía sau đánh tập hậu. Nghe tiếng súng từ bên ngoài, chỉ huy đại đội phòng thủ cầm đoản đao xông lên trước, đánh lấn tới, quyết ép đối phương lui trở ra.

Trong đánh ra, ngoài đánh vào. Mũi t·ấn c·ông phía Đông của Dương Nhị Khiết hoảng hốt tìm đường chạy tháo thân, đại bộ phận chạy về hướng chợ Phủ Sóc, phần còn lại chạy toán loạn về hướng Bắc. Phương Liệt lập tức dẫn quân truy về hướng chợ, vừa đuổi vừa bắn. Quân phòng thủ cửa Đông cũng chạy về hướng cổng chính ở hướng Nam cứu viện.

Dương Nhị Khiết thấy có biến liền khua chiêng thu quân thật gấp. Bọn An Nhữ Hầu nhân cơ hội ấy đánh nống ra. Phương Liệt chỉ đuổi một quãng thì ngưng, cho quân thu hết xe pháo, lương thực vào trại. Tiểu đoàn Môn Thôn đã cứu Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Thuận Thành một bàn thua trông thấy.

Khu vực cổng chính trại Phủ Sóc la liệt n·gười c·hết và b·ị t·hương của cả hai bên. Hào nước đoạn trước cổng đổi sang màu đỏ lẫn với bùn lầy.

Nguyễn Văn Thành t·ử t·rận cùng 71 binh sĩ. Gần ba trăm người b·ị t·hương nặng nhẹ. An Nhữ Hầu trước đó có hai trăm người, giờ còn 143.

Số quân b·ị t·hương do Dương Nhị Khiết bỏ lại trên chiến địa lên đến hơn bảy trăm người. Số bị c·hết lên tới gần năm trăm, chủ yếu do lựu đạn và hoả mai. Gần một trăm b·ị b·ắt sống vì không kịp chạy. Một s·ố n·gười t·hiệt m·ạng còn trẻ măng, tuổi chỉ mười sáu, mười bảy. Số ít ngoài ba mươi. Nhìn là biết họ vốn là nông dân bị trưng tập.

Lê Quý Ly bị ghi tội trận này bởi bất cẩn khiến nhiều binh sĩ t·hương v·ong, mất cả Tiểu đoàn trưởng. Lê Quý Ly nhận định chủ quan rằng Trung đoàn Thiên Đức và Trung đoàn Thiết kỵ Vũ Ninh ở phía sau nên để lại một tiểu đoàn trang bị mạnh mà thôi.



Tiểu đoàn Môn Thôn vì đến cứu viện kịp, linh hoạt trong chiến trận, ghi công lớn.

Hoàng Văn Thái cũng b·ị t·hương nặng trong lúc xông pha nơi cổng chính. An Nhữ Hầu cũng bị vài v·ết t·hương do đao kiếm nhưng còn sức chiến đấu.

Dương Vũ Thư kéo quân bản bộ đến nơi trông thấy cảnh hoang tàn, đầy xác c·hết thì lấy làm đau lòng. Niềm an ủi là An Nhữ Hầu còn sống và cha mẹ an toàn. An Nhữ Hầu thuật sơ cho Vũ Thư nghe, Vũ Thư cười khổ:

-Đánh nhau vỡ đầu mới biết họ. Vậy ra Ái phi Thiên Đức là chị em con dì con già ư? Mẫu thân thật là…

-Cái Thư không sao, nghe nói nó không bị tù đày hay đ·ánh đ·ập gì. À… bọn trẻ…

-Ông chú họ đến báo tin, bọn trẻ con với ông bà cụ được quân Thiên Đức đón đi rồi. Chả rõ đi đâu.

-Về Thập Xuân, tao nghe bảo vậy.

-Thôi, nghỉ đi. Tao phải giúp họ một tay chôn cất n·gười đ·ã k·huất.

Phương Liệt nắm quyền chỉ huy trại Phủ Sóc, thu dọn tàn cuộc và bố trí phòng thủ đến tận đêm hôm đó mới ngơi tay.

Trời ngớt mưa, chưa thấy Dương Nhị Khiết quay lại.