Chương 395: Thu phục An Nhữ Hầu
Cuộc đánh tay đôi giữa Dương Quỳ và Phạm Thu Cúc có kết quả chẳng khó đoán. Dương Quỳ muốn băm vằm đối thủ cho hả giận nên chẳng cần chờ đợi tốn thời gian. Vừa giáp mặt, Dương Quỳ vung dao bầu chém loạn xạ. Phạm Thu Cúc liên tục lui ra sau khiến Dương Quỳ được nước dấn tới mà chém, mà đâm. Phạm Thu Cúc nhỏ người nên nhanh nhẹn, giả như đánh đấm bằng tay với Dương Quỳ có khi cũng phải dăm ba chiêu mới đánh ngã được.
-Này con lợn, mày mệt chưa?
Dương Quỳ bặm môi chạy vài bước nhắm ngực đối thủ mà đâm. Thu Cúc bấm cây gậy dài ra, nhẹ nhàng nhảy sang một bên, vụt mạnh vào cổ tay đối phương. Chỉ có vậy.
Dương Quỳ mất đà loạng choạng ngã sấp mặt, nhăn nhó ôm cổ tay kêu trời. Thu Cúc đá văng con dao bầu ra xa, dùng đầu gối đè lên lưng Dương Quỳ, gằn giọng:
-Dương Lợn, mày đã b·ị b·ắt. Để ta xem mày có chút giá trị nào với ông chú của mày không.
Dương Quỳ không ngừng kêu la, Thu Cúc liền tháo dây vải ở eo buộc miệng, trói giật cánh khuỷu rồi mặc Dương Quỳ lăn lộn trên đất. Nàng ngó sang thấy Dương phu nhân đánh mãi chưa trúng Thiên Bình trong khi nét mặt Thiên Bình vô cùng thản nhiên, đồ rằng Thiên Bình chiếm thế thượng phong. Thu Cúc lui ra sau, khoanh tay đứng ngó nghiêng xung quanh.
Dương Khoan tuổi đã ngũ tuần, dáng dấp hom hem, dẫu cho côn quyền nhanh đến nỗi ít ai nhìn kịp cũng khó hạ Trương Hống. Trương Hống trúng vài gậy vào tay, vào chân càng điên máu muốn đ·ánh c·hết bỏ. Chẳng biết trình độ võ thuật của Trương Hống đến đâu nhưng ai cũng thấy mỗi đường đao Hống vung ra đều rất uy lực. Một cây cột gỗ to chừng bắp tay bị phạt ngang sau một đường chém hụt của Trương Hống. Trương Hống càng đánh càng hăng trong khi Dương Khoan thấm mệt, liên tục lui về sau lo chống đỡ sát chiêu của đối thủ.
An Nhữ Hầu và Trương Hát ngang sức ngang tài hơn cả. Cả hai cùng khoẻ, cùng hăng như nhau, kẻ tiến người thoái, kẻ lùi người tấn, đánh qua đánh lại chưa phân thắng bại. Trương Hát dính hai mũi giáo trượt qua người, An Nhữ Hầu cũng né được hai đường đao hiểm, mũi đao để lại vết trên thân mình. Hai người cứ kẻ đâm người chém như vậy, sớm muộn cũng có người m·ất m·ạng.
Thiên Bình cảm thấy đã đủ bèn thét lên:
-Ngừng tay!
Trương Hống, Trương Hát nghe mệnh lệnh liền thu đao lui về sau, đứng thở dốc. Dương Khoan chống gậy lau mồ hôi, An Nhữ Hầu cũng chung cảnh ngộ.
-Không cần phải đánh nữa. Dương Quỳ đã thua!
Thiên Bình chỉ vào Dương Khoan:
-Dương sư phụ! Ta nói ông đấy!
Dương Khoan bấy giờ mới nhận ra vợ mình đã b·ị b·ắt về bên kia, định cất tiếng mắng nhưng hãy còn tranh thủ thở.
-Vợ ông là dì ruột của Ái phi Thiên Đức, ông chính là gia quyến của quân Thiên Đức.
Lời Thiên Bình như sét đánh ngang tai khiến Dương Khoan và An Nhữ Hầu chẳng hiểu gì. Thầy trò nhìn nhau cùng lắc đầu, hướng sự chú ý về Dương phu nhân mới thấy bà đang ngồi ở ghế ban nãy Thiên Bình ngồi. Quả thật không phải b·ị b·ắt.
-Con gái ông, Dương Yên Thư bị quân Thiên Đức bắt vì hành thích Thần phi. Chỉ cần ông buông gậy, con gái ông sẽ được tha tội. Ta lấy danh nghĩa Hoàng hậu Thiên Đức ra lệnh.
Dương Khoan nhăn mặt, thở phì phò. Nghe Thiên Bình bắc sẵn cho một cái thang liền vớ ngay, ông ném gậy xuống đất.
-An tướng quân! Ta nhìn anh tướng mạo khôi ngô, khí khái hơn người. Hẳn anh không muốn binh sĩ dưới quyền m·ất m·ạng vô ích phải không?
An Nhữ Hầu không đáp lời, liếc qua nhìn thầy, thấy ông khẽ gật đầu. Nhìn sang sư mẫu đang ngồi đằng xa, cảm thấy yên lòng.
-Chỉ cần anh lệnh cho binh sĩ trong trại buông v·ũ k·hí đầu hàng, ta lấy danh nghĩa Hoàng hậu Thiên Đức tha bổng cho tất cả. Ai ở đâu về đấy, sau này không truy cứu chuyện cũ. Còn anh, anh là một tướng tài đấy, nếu anh nguyện ý, anh sẽ giữ nguyên chức vụ.
Nói đoạn Thiên Bình quay về phía trại Phủ Sóc nói:
-Anh em trong trại nghe cho rõ, các người là dân binh, không phải đối thủ của chúng ta.
Thiên Bình ngưng trong giây lát, ngoái lại phía sau. Hai khẩu thần công khai hoả cùng lúc khiến nhiều người giật mình kinh sợ.
-Vạn Thắng vương có lệnh, quân Thiên Đức không được s·át h·ại binh sĩ Đằng Châu đã quy hàng. Các người bỏ v·ũ k·hí, ngay lập tức trở về nhà. Sau này ai muốn gia nhập q·uân đ·ội hãy đăng ký với trưởng làng, trưởng xóm. Người Vạn Xuân có chung tiếng nói, đánh lẫn nhau là việc chẳng đặng. Lý tiên vương lập ra đất Vạn Xuân chẳng bao giờ muốn huynh đệ tương tàn. Ta là con gái của người, chỉ cần các người buông khí giới tự nhiên sẽ là con dân Vạn Xuân. Vạn Thắng vương lấy dân làm gốc, làm chủ Tế Giang, Vũ Ninh, Hải Đông, Siêu Loại mà chưa từng hại đến bách tính.
Thiên Bình chỉ vào anh em họ Trương đứng gần bên:
-Trương Hống, Trương Hát! Hai anh này từng là tướng Siêu Loại, nay là tướng Thiên Đức. Vạn Thắng vương và ta không phân biệt người Đằng Châu, người Tế Giang hay dân Siêu Loại. Chỉ cần có tiếng nói giống nhau đều là người Vạn Xuân, đều được Vạn Thắng vương bảo vệ. Các người có một khắc suy nghĩ, ai muốn về cứ tự nhiên mà về. Nếu ngày sau quân sĩ Thiên Đức có làm khó các người, hãy tấu trình lên trên.
Thiên Bình diễn thuyết rất hùng hồn, bốn bề im phăng phắc. Thu Cúc ghé tai nói nhỏ gì đó, Thiên Bỉnh liền hướng sự chú ý vào An Nhữ Hầu:
-Anh là môn đệ của Dương sư phụ, là con nuôi của Dương phu nhân, anh là gia quyến của quân Thiên Đức. Ngày sau ai động đến anh chính là động đến quân Thiên Đức.
An Nhữ Hầu vội quỳ một gối, đặt ngọn giáo xuống đất, chắp tay nói:
-Mạt tướng An Nhữ Hầu xin ra mắt Hoàng hậu, xin Hoàng hậu mở một đường sống cho anh em trong trại.
Thiên Bình phất tay nhẹ một cái, Ngô Phù Khê vội chạy đến, đứng nghiêm chờ lệnh.
-Anh bố trí người đến nhà An tướng quân, lập tức đưa họ về Thập Xuân. Nếu họ có bề gì, anh phải chịu tội.
Ngô Phù Khê nhận lệnh trong ánh mắt ngơ ngác của An Nhữ Hầu. Phù Khuê dẫn theo hai chục quân của Tiểu đoàn Kim Động, nhảy phốc lên ngựa nhắm hướng Đông phi nước đại.
-Ta không bảo họ bắt vợ con anh, ta bảo họ bảo vệ vợ con anh.
An Nhữ Hầu hiểu ra vấn đề bèn cúi đầu tạ ơn. Thiên Bình hạ giọng, nói nhỏ:
-Việc tiếp theo giao cho anh tự tính. Ta cần số y phục và ngựa của kỵ binh Đằng Châu.
Dứt lời, Thiên Bình quay lưng trở về chỗ Dương phu nhân đang ngồi. Dương phu nhân đứng dậy nhưng Thiên Bình ấn bà ngồi xuống.
-Dì là trưởng bối, sau này gặp con không phải hành lễ gì sất.
Dương Khoan bấy giờ mới lò dò đi đến, hai tay chắp trước ngực, ngập ngừng không nói lên lời. Ông vẫn chưa thực tin lời Thiên Bình nói, tưởng là mưu kế hợp thức hoá việc quy hàng. Theo lễ, ông định quỳ nhưng anh em họ Trương xốc nách ông. Trương Hống nói:
-Đánh nhau mới biết có họ. Dương sư phụ, ngày sau mong ông chỉ giáo thêm về côn quyền.
Dương Khoan cười gượng, nhìn vợ như muốn nghe một lời giải thích. Dương phu nhân mới nói:
-Cái Thư đương giúp việc trong quân, nó không bị tù đày. Chị tôi, Lạc Thị Mua thực là gia mẫu của Ái phi Thiên Đức. Chẳng thể lẫn được đâu, không phải gian kế, không phải đâu.
-Sao có chuyện tốt vậy được chứ?
-Thật đấy! Tôi đánh với Hoàng hậu, chiêu thức của tôi b·ị b·ắt hết cả. Ái phi là con gái của chị tôi, chị tôi đã mất hơn chục năm trời rồi. Dạo chị em tôi chia tay, quả thực chị ấy có theo đoàn thuyền buôn nhà họ Lâm. Tôi nào ngờ chị ấy làm lẽ của Lâm lão gia ở kinh thành chứ.
Dương Khoan bán tín bán nghi, ông hỏi Thu Cúc:
-Tiểu thư có phải đã gặp con trai lão phu?
-Dương Vũ Thư, Dương tướng quân đã cứu chị em tôi một mạng. - Thu Cúc đáp. - Nhờ vậy Dương Yên Thư không phải phục dịch ở thành Bát Vạn nữa. Vạn Thắng vương đã cho cô ấy về giúp việc giấy tờ tại một nơi giống trại Phủ Sóc này. Dương sư phụ và bá mẫu đây là gia quyến của Ái phi, tự nhiên Yên Thư sẽ là em họ bên vợ của Vạn Thắng vương.
Dương Khoan lẩm bẩm:
-Sao có chuyện tốt thế được, sao thế được.
Phạm Thu Cúc bật cười:
-Bây giờ nói ra cháu mới nhớ, bảo sao Dương Yên Thư có vài nét hao hao Lâm Ái phi. Tính cách cũng ương ngạnh chẳng kém.
Dương Khoan bèn hỏi:
-Dám hỏi Phạm tiểu thư… Ái phi… bẩm… Lâm Ái phi với Hoàng hậu…
Hiểu ý câu hỏi, Thu Cúc tươi cười:
-Ái phi là thứ ba nhưng hơn Hoàng hậu mấy tuổi. Hoàng hậu và Ái phi là chị em tốt, mỗi người một việc và ở chung một nơi. Ái phi đã hạ sinh một vương tử và một thiên kim đấy ạ.
-Xin hỏi tiểu thư, Yên Thư nhà lão có khoẻ không ạ?
-May mắn cho cô ấy, Vạn Thắng vương hỏi cung, người luôn thương hoa tiếc ngọc nên Yên Thư tính ra là khoẻ. Cô ấy chưa bị một roi nào. Ái phi mà hay tin bá mẫu đây còn sống chắc mừng vui khôn tả.
Trong khi Phạm Thu Cúc giải đáp thắc mắc cho ông bà họ Dương thì lác đác đã có những dân binh từ trong trại đi ra. Họ lấm la lấm lét, nét mặt sợ hãi như thể sắp b·ị c·hém đầu. Mấy nữ binh Thần Vũ bước lên bảo:
-Đi về mau đi, chậm chân bọn ta vụt cho bây giờ.
Nghe vậy bọn họ chắp tay bái lấy bái để rồi cắm đầu chạy thục mạng như sợ Hoàng hậu đổi ý. Hiệu ứng đám đông có tác dụng rất nhanh, dân binh chen nhau qua ba cổng, hai tay giơ lên cao rồi rẽ trái hoặc rẽ phải ba chân bốn cẳng chạy hết lượt. Chưa đầy một khắc, trại Phủ Sóc chỉ còn đội kỵ binh của An Nhữ Hầu xếp hàng ngay ngắn bên trong.
Thiên Bình bước vào trại, phong thái tự tin, đĩnh đạc, nụ cười thường trực trên môi. Nàng nhìn đội binh mã một hồi, mãi sau mới nói:
-Các anh cứ ở lại giữ trại này, giả như bọn ta thua chạy mất, Dương Cự Vọng có đến hỏi, các người cứ bôi tro trát trấu lên mặt ta cũng được. Hãy giữ mạng mà về với gia đình, đừng uổng mạng.
An Nhữ Hầu bước lên một bước, nói:
-Xin Hoàng hậu thu nhận bọn thuộc hạ!
Thiên Bình cười mà rằng:
-Thiên Đức luôn rộng cửa đón các anh gia nhập. Bây giờ ta phải đến Trà Đoài.
-Xin Hoàng hậu thu nạp!
Binh sĩ đồng thanh hô. Thiên Bình lấy làm hài lòng lắm nhưng nàng vẫn nói:
-Ta ghi nhận thiện ý của các anh. Nay mai ta chiếm Đông Phù Liệt và La thành sẽ nhờ các anh giúp. Vạn Thắng vương là người nhân nghĩa, luôn quan tâm binh sĩ, coi binh sĩ là anh em trong nhà. Ngài không muốn các anh trở giáo đánh nhau với những người các anh vốn cùng một phe, làm vậy khó coi lắm. Các anh ở đây giữ trại đã là quân Thiên Đức rồi.
Thiên Bình lấy ta miếng sắt, đưa cho An Nhữ Hầu:
-Đây là Tinh hoa ngũ hành thiết, nếu các đội quân Thiên Đức khác có kéo đến, anh chỉ cần đưa thứ này ra họ sẽ lui binh. Cần giúp đỡ gì, hãy nói với họ. Bây giờ ta phải đi, sư phụ và sư mẫu của anh thực là ruột thịt của Ái phi Thiên Đức. Ta phải đưa họ đi cùng. Vợ con và cha mẹ anh sẽ được đưa về Thiên Đức phủ. Sau này yên ổn, anh muốn đón họ về cứ tự nhiên.
An Nhữ Hầu chắp tay cúi người tạ ơn, binh sĩ dưới trướng Nhữ Hầu đều quỳ một gối hành lễ khi Thiên Bình quay gót.
Trong con mắt của binh sĩ vừa quy thuận, Hoàng hậu Thiên Đức quả nhiên có cốt cách đế vương. Mấy trăm dân binh thoát chạy về nói vống thêm vài chuyện, tin đồn lan nhanh như gió gây khó khăn vô cùng lớn cho Dương Cự Vọng và Khổng Chiêu Hà khi bắt lính.