Chương 380: Thu hoạch lúa
Tướng trấn thành Côn Lôn là Cao Tòng Chinh một mặt vội vã sai quân về La thành cấp báo, mặt khác hạ lệnh ba quân trấn thành sẵn sàng chiến đấu. Quân sĩ dồn hết lên mặt luỹ thành phía Nam và Tây Nam chờ đợi, thuỷ binh sẵn sàng ứng chiến nhưng qua hai ngày vẫn chưa thấy bóng dáng quân Thiên Đức bên bờ sông Hoàng. Cao Tòng Chinh cho quân bơi thuyền sang do thám, quân trở về bẩm báo quân sĩ Thiên Đức đang ra sức gặt lúa.
-Chỉ ngày mai nữa là bọn chúng ăn c·ướp hết số lúa công điền chúng ta cấy hồi giữa năm ạ.
Cao Tòng Chinh lấy làm ngạc nhiên hỏi tả hữu:
-Bọn Thiên Đức thiếu lương ư?
Tả hữu nhìn nhau suy nghĩ. Cao Tòng Chinh bèn hỏi:
-Thống lĩnh ba quân là kẻ nào?
-Dạ bẩm, kỳ hiệu La thống lĩnh.
-La? Chẳng lẽ cha con nhà họ La đã trở thành chó săn cho Thiên Đức thật sao? - Cao Tòng Chinh cười mỉa. - Thái uý đại nhân nói phải, nhà họ La đều là phường hữu dũng vô mưu. Ta tưởng bọn chúng công thành, hoá ra vì đói kém mà nhắm đến lúa. Thành Côn Lôn còn đủ lương thực cho chúng ta sử dụng đến giữa năm, các người cứ yên lòng mà đối phó bọn Thiên Đức.
Phí Quang Chiêu, phó tướng của Cao Tòng Chinh lên tiếng:
-Cao Đại tướng quân, lương thảo chúng ta không lo song cần phải tìm hiểu m·ưu đ·ồ của bọn Thiên Đức.
Cao Tòng Chinh nói:
-Chúng nó đem gần hai nghìn thuỷ quân, nếu có ý đồ t·ấn c·ông Côn Lôn thì… lực lượng chừng ấy là không đủ. Phí Đại tướng quân, ta đồ rằng ngoài việc hớt tay trên thành quả của chúng ta, bọn Thiên Đức sẽ hãm thành và t·ấn c·ông quân cứu viện. Mưu đồ này của chúng lộ liễu, chẳng khó đoán định.
Giá·m s·át quân Đỗ Đương Giang bày tỏ:
-Hai ngài nên xem xét thêm tình hình, ta thấy trước mắt cần phải nắm rõ binh lực của Thiên Đức. Kế đó…
Đỗ Đương Giang chỉ lên hoạ đồ:
-Quân cứu viện chẳng khó khăn ứng cứu chúng ta nhưng m·ưu đ·ồ thực sự của bọn Thiên Đức là gì? Vây thành đánh viện hay thu hút binh lực của chúng ta dồn về đây? Chúng ta có Cự thạch pháo đặt trên đồi cao, Thiên Đức phải sang sông mới tiếp cận đường hàng luỹ thứ nhất. Nếu chúng muốn mở đột phá khẩu cần có không ít hơn năm nghìn quân.
Cao Tòng Chinh và tả hữu trầm ngâm, một lúc sau Tòng Chinh chau mày nói:
-Bãi Miếu ở mé Đông Nam có thể là điểm tiếp theo chúng đổ quân ă·n t·rộm lúa. Thuỷ quân của chúng ta không đủ để đánh với bọn chúng, chỉ có cách đưa khinh thuyền ra nhử chúng vào tầm bắn của Cự thạch pháo.
Phí Quang Chiêu lắc đầu thở dài:
-Bọn chúng là sư tổ Cự thạch pháo, muốn lừa chúng thật khó.
Nói đoạn Phí Quang Chiêu cười khổ:
-Từ thuở bé đến nay ta chưa từng nghe chuyện một đạo quân thay vì đánh trận lại đi gặt lúa trộm. Năm nay mưa thuận gió hoà, Thiên Đức không thể mất mùa. Vạn Thắng vương rốt cuộc là kẻ thế nào? Hắn hành sự khó đoán, thật chẳng giống một đại tướng.
Giá·m s·át quân Đỗ Đương Giang thở dài:
-Chính vì hắn chẳng giống ai nên chúng ta mới khó nắm bắt. Như ta nói khi nãy, trước tiên cần xem binh lực chúng ra sao đã, sau mới tính kế được. Bãi Miếu… cánh đồng lúa ở Bãi Miếu chắc chắn không thuộc về chúng ta nữa.
Cao Tòng Chinh cho mấy thuyền nhỏ chèo trên sông Hoàng dò la động tĩnh suốt một ngày trời. Đêm xuống gió lạnh, hàng chục thuyền nan vẫn phải neo giữa dòng đốt đuốc cảnh giới, ngừa quân Thiên Đức lợi dụng đêm tối t·ấn c·ông.
Sau ba ngày, La Đình Kính thu hoạch hết lúa trên cánh đồng mới dẫn quân dựng chòi cao trông sang bên sông. La Đình Kính để lại một nghìn quân đóng trại vô cùng hớ hênh bên bờ sông Hoàng trong suốt hàng tuần lễ nhưng ngoài những chiếc thuyền bé tí tẹo chèo qua chèo lại dưới sông, quân trong thành Côn Lôn chẳng có động thái nào khác. La Đình Kính có ý nhử Cao Tòng Chinh đánh sang. Cao Tòng Chinh tất biết ý đồ của La Đình Kính nên mặc kệ.
La Đình Kính dẫn đại bộ phận quân Thiên Đức men theo một nhánh sông Hoàng về phía Đông thêm gần chục dặm liền đụng với quân La thành từ hướng sông Xích Giang kéo đến. Quân La thành đến cứu viện thấy đối phương đông quá liền chạy lên hướng Bắc. La Đình Kính không dẫn quân truy kích, thay vào đó kết bè làm cầu phao đưa quân sang Bãi Miếu gặt lúa.
Hơn một nghìn quân cứu viện La thành lúc này dưới sự chỉ huy của Phí Công từ hướng Đông Bắc tràn đến. Bộ binh do La Đình Kính chỉ huy tận dụng địa hình, chia thành các toán chừng dăm chục binh sĩ dùng hoả mai bắn đuổi, canh chừng cho nông dân Vũ Ninh gặt lúa thật mau. Tại Bãi Miếu có một xóm nhỏ chừng hơn hai trăm nhân khẩu, La Đình Kính cũng không động đến lúa của dân, chỉ gặt lúa công điền.
Hai ngày sau nữa, Phí Công dẫn bộ binh quay lại cùng hơn ba chục Cự thạch pháo. Nhận tin từ quân tế tác, La Đình Kính thấy lúa gặt cũng gần xong bèn lệnh thu quân, không giao chiến.
Thuỷ quân La thành chia hai đường tiếp ứng Côn Lôn. Ngả thứ nhất với dăm chục chiến thuyền lớn nhỏ từ Xích Giang vào thượng nguồn sông Thiên Đức sau đó rẽ vào sông Huyện Khê. Đến ngã ba sông Huyện Khê và sông Hoàng thì đụng độ với Trung đoàn Long Vũ chờ sẵn. Trung đoàn Long Vũ là lực lượng thuỷ binh nòng cốt dưới quyền Yết Kiêu. Đội hình trung đoàn có ba tiểu đoàn thuỷ với 45 thuyền Mông Đồng và 30 Xa Hải trang bị thần công, Cự thạch pháo. Ngay khi trông thấy thuyền đối phương, các khẩu thần công lập tức khai hoả tới tấp. Thua thiệt về tầm bắn, các chiến thuyền La thành buộc phải tháo chạy, chìm mất hai thuyền.
Ngả thứ hai, thuỷ quân La thành theo lối sông Hoàng đến thành Côn Lôn nhưng không dám đưa chiến thuyền xuống mặt Nam của thành vì quân Thiên Đức đã đưa thần công và Cự thạch pháo sang các gò nổi giữa sông.
Tận dụng việc quân giữ thành cố thủ không ra đánh, thuỷ quân cứu viện cũng chưa chịu giao chiến, La Đình Kính hạ trại lớn trên cánh đồng không tên ở mé Tây Nam thành Côn Lôn, tung quân dò la động tĩnh của đối phương ở phía Tây, Tây Bắc và phía Bắc.
Thuỷ quân La thành đóng ở Đầm Đại thấy lúa công điền đã trĩu nặng bèn cử một số đội binh lên lên bờ cưỡng chế dân trong các thôn xóm gặt lúa vào ban đêm. La Đình Kính dự liệu trước, nhận tin cấp báo nhưng bàn với Phạm Tu và Triệu Quang Phục chờ thêm một ngày. Chập tối ngày hôm sau khi bếp vẫn đỏ lửa nấu cơm chiều, La Đình Kính dùng 3 tiểu đoàn bộ binh tinh nhuệ dẫn theo hơn một nghìn nông dân nổ súng t·ấn c·ông các toán quân La thành canh lúa mới gặt. Quân sĩ La thành lại phải chạy bán sống bán c·hết xuống sông thoát thân. Nguyên cả đêm, quân sĩ Thiên Đức thay nhau nổ súng bắt liên lạc với nhau trong khi ôm lúa mới gặt rút về bản trại.
Cuộc chiến giữa La Đình Kính và Cao Tòng Chinh cứ diễn ra như vậy ngót nửa tháng trời mà chẳng có trận đánh thực sự nào diễn ra. La Đình Kính dẫn đại quân ngang nhiên đi thu hoạch lúa cả ở mạn Bắc thành Côn Lôn. Những ngày cuối, thêm gần hai nghìn nông dân Vũ Ninh nô nức cầm liềm với quanh gánh gặt lúa thay cho binh sĩ La thành dưới sự bảo kê của La Đình Kính. Mỗi người dân được một gánh lúa đem về, ai nấy đều vui mừng.
Tô Trung Từ sau khi biết rõ ý đồ của Thiên Đức chỉ là thu hút quân cứu viện đến Côn Lôn và ăn c·ướp lúa thì không điều thêm binh tới nữa. Thành Côn Lôn có khoảng ba nghìn năm trăm quân đồn trú, bên kia sông Hoàng, gần Tam Dộc, La Đình Kính đóng quân thêm một thời gian ngắn trước khi rút về vào thượng tuần tháng Chạp, hoàn thành nhiệm vụ nghi binh mà chẳng thiệt binh sĩ nào.
Trong khoảng thời gian La Đình Kính cầm quân, Phan Văn Hầu từng điều một cánh quân đến hợp với Phí Công t·ấn c·ông La Đình Kính. Song cánh quân này mới đi được hơn nửa đường lại nhận lệnh quay về do Phan Văn Hầu biết đã trúng kế Thiên Đức.
Trên sông Nguyệt Đức, Cao Mộc Viễn chỉ huy các hải đội dưới quyền liên tục có những động thái muốn vượt sông. Hàng ngày, vị lão tướng gốc Tế Giang đều cho binh sĩ bắn phá dọc bờ Bắc sông Nguyệt Đức. Phan Văn Hầu dẫu căm giận đến mấy cũng chỉ đành giương mắt nhìn bởi tầm bắn của Cự thạch pháo đặt trong bờ không đủ gây nguy hiểm cho chiến thuyền đối phương.
Mặc dù quân Thiên Đức không t·ấn c·ông Tam Đái như Phan Văn Hầu nhận định nhưng bản thân vị Sứ tướng cảm nhận rõ sức ép vô hình ngày một lớn của kỳ hiệu hổ trâu bay phấp phới giữa dòng sông đầy gió lạnh của những ngày cuối năm.
Bên kia dòng Xích Giang, Tô Trung Từ một lần nữa đành nuốt giận tìm kế sách khác hòng đối phó với kẻ thù lắm chiêu. Tuy nhiên tình huống của quân La thành hay Tam Đái kể ra vẫn chưa tính là tức khi bị lừa. Bởi những người tức giận nhất có lẽ phải kể đến bọn Nguyễn Từ Minh, Giang Hạo Điền và Vương Thành Cao ở Đông Phù Liệt.
Chuyện là hai vị thống lĩnh họ Nguyễn và họ Giang vừa hay tin Sứ quân Thiên Đức chuẩn bị t·ấn c·ông thành Côn Lôn với lực lượng khá đông, ước chừng gần vạn quân liền triệu tập binh mã. Nửa đêm về sáng ngày 1 tháng 11, hai vị thống soái cùng xuất kích, quyết đòi món nợ dạo trước. Giang Hạo Điền và Nguyễn Từ Minh mỗi người đốc suất bốn nghìn quân binh chậm rãi hướng về sông Xích Giang. Vương Thành Cao dẫn hơn một nghìn quân bộ chia ra đóng đồn bên bờ hữu ngạn Xích Giang sẵn sàng tiếp ứng.
Đoàn chiến thuyền hàng trăm chiếc lớn nhỏ vừa vào đến sông Văn Giang lập tức hứng chịu loạt súng pháo từ hai bờ sông bắn xẻ tà vào đội hình. Pháo binh Thiên Đức bắn cấp tập, như thể sợ chậm một chút, mục tiêu sẽ bị đồng bạn c·ướp mất vậy. Nghi ngờ quân Thiên Đức có chuẩn bị sẵn, lo trúng kế. Nguyễn Từ Minh và Giang Hạo Điền đành lui quân về đóng bên bờ hữu ngạn Xích Giang nghe ngóng tình hình.
Hai vị thống lĩnh có đến ba lựa chọn, xuôi dòng đánh Hiến Doanh, nơi Cao Mộc Viễn mấy lần chiến bại hay quyết đổ bộ lên bờ huyện Siêu Loại hoặc ngược dòng Xích Giang vào lối sông Huyện Khê, cùng thuỷ binh La thành giao chiến với đại quân Thiên Đức đang đánh thành Côn Lôn.
Sau hai ngày neo chiến thuyền, tin tức tình báo thu được giúp Nguyễn Từ Minh, Giang Hạo Điền hình dung rõ hơn thế cuộc. Từ Minh muốn rút vì thống lĩnh quân Thiên Đức ở khu vực thành Côn Lôn là La Đình Kính chứ không phải một vài cái tên mà Nguyễn Từ Minh nghe nói bấy lâu nay như Triệu Quang Phục, Bàn Phù Sếnh, Lý An, Phạm Cự Lượng hay Lý Trí Thắng. Chiến tướng Thiên Đức không thiếu, chẳng lý gì lại dùng La Đình Kính chỉ huy đại quân.
-Chúng ta bị lừa rồi! - Nguyễn Từ Minh nói với Giang Hạo Điền. - Thiên Đức chuyển quân từ Tế Giang lên mạn Bắc mà không thấy Phạm Cự Lượng thống lĩnh, ắt có gian kế. Phan Văn Hầu thực là tay võ phu, hắn thù Thiên Đức đến mờ lí trí. Phạm Cự Lượng, Bàn Phù Sếnh không ở đó, có nghĩa bọn Thiên Đức đang chờ chúng ta chui đầu vào rọ.
Vừa hay lúc ấy binh sĩ vào bẩm báo, Dương Cự Vọng và Khổng Chiêu Hà đã động binh, nội trong ngày sẽ đánh sang Tế Giang. Đi đi lại lại hồi lâu, Nguyễn Từ Minh như hiểu ra, bèn nói với Hạo Điền:
-Thôi xong rồi! Vây đánh Côn Lôn chỉ là nghi binh, bọn Thiên Đức cũng chẳng đánh với Phan Văn Hầu đâu.
-Ý ông là…
-Ngay từ đầu bọn chúng nhắm đến Đằng Châu. Dương Cự Vọng mà dẫn đại quân sang Tế Giang xem như vận mệnh nhà họ Phạm xong rồi!
Nói đoạn Nguyễn Từ Minh chỉ lên hoạ đồ:
-Mọi người đều thấy Phạm Cự Lượng dẫn quân từ Tế Giang về Thiên Đức nhưng chẳng ai thấy đội này vượt sông Thiên Đức sang Vũ Ninh. Thiên Đức vốn là cái nôi của quân này, tin tức tình báo có thu được cũng hạn chế và rất chậm. Ta đồ rằng Phạm Cự Lượng đã dẫn đại binh quay ngược lại ém ở Tế Giang chờ họ Dương.
Giang Hạo Điền trầm ngâm một hồi:
-Mới đụng trận chẳng lẽ thu quân, sĩ khí ba quân ngày sau nghe đến Thiên Đức sợ là…
Nguyễn Từ Minh bực dọc:
-Án binh bất động chờ thêm vài ngày nữa xem tình hình biến chuyển ra sao rồi tính tiếp. Chúng ta hai lần xuất binh chẳng làm được trò gì đều do lão già họ Tô và tay họ Phan vô tích sự.