Chương 349: Bản Hoa Hồi
Chương, Thiên Bình, Lê Phụng Hiểu dẫn một nghìn năm trăm quân rời đại trại trên sườn đồi đến bản Hoa Hồi vào đầu giờ Ngọ. Sau hai ngày vẫn chưa thấy bóng dáng Giáp Đạo Nguyên kéo quân giải cứu bản Hoa Hồi.
Nghe Trương Văn Long và Bùi Thị Xuân báo cáo tình hình xong xuôi, Chương sai quân dẫn gia quyến Giáp Đạo Nguyên đến ngôi nhà sàn Đạo Nguyên dùng làm nơi họp hành.
-Mấy cháu bé này là con hay cháu của Giáp đại nhân?
Trương Văn Long đáp:
-Hai người con lớn của Giáp Đạo Nguyên theo ông ta, đây là hai cô con gái và thằng bé này.
Trương Văn Long chỉ vào một cậu bé trạc mười tuổi:
-Là con trai út của Giáp Đạo Nguyên. Thằng bé nhỏ hơn là cháu đích tôn ạ.
Chương nhìn con cái Giáp Đạo Nguyên đều ăn vận tươm tất, mặt mũi sáng sủa cảm thấy vui trong bụng.
-Ông đối xử tốt với họ chứ?
-Dạ thưa Vương, chúng tôi theo lời Vương dặn.
Chương chỉ vào hai cô gái đang đứng khép nép, mặt cúi gằm, đôi bàn tay đan chặt vào nhau.
-Họ có chồng con gì chưa?
Long đáp:
-Một cô mười bảy, cô còn lại mười sáu, cả hai đều chưa có chồng ạ. Dạ bẩm, họ đều biết chữ.
-Đưa hai cô gái cùng hai đứa nhỏ về Thiên Đức, họ sẽ ở Lý phủ.
Hai cô gái vừa nghe vậy liền quỳ xuống dập đầu xin tha khiến Chương lấy làm lạ, bèn hỏi:
-Hai em hiểu tiếng ta nói ư?
-Bẩm Đại Vương! Chúng con có biết nói tiếng Kinh tộc. - Một cô lên tiếng, hai tay chắp trước ngực, nước mắt giàn giụa. - Ngài đại nhân đại đức tha cho chúng con. Chúng con nào có tội tình gì mà ngài bắt chúng con đi. Đánh trận là chuyện của đàn ông, chúng con nào có phận sự, cũng không can dự gì, xin ngài mở lòng thương.
-Ta nào có g·iết các em. - Giọng Chương ôn tồn. - Các em là người Vạn Xuân, ta bảo vệ người Vạn Xuân. Ta cho các em về Thiên Đức ăn học, vài năm sau các em về đây cai quản bản làng chẳng phải tốt sao?
Hai cô gái lại vái như tế sao, Chương ra hiệu cho nữ binh xốc nách hai cô gái đứng dậy. Anh nghiêm giọng:
-Đây là lệnh! Các em về đó chỉ lo ăn và học chữ, sẽ không ai hại các em.
Hai cô gái tranh nhau nói trong nước mắt, Chương chau mày rồi lại cười trừ, anh lắc đầu than thở với Trương Văn Long:
-Thảo nào, xem ra bọn Phan Văn Hầu bôi nhọ ta từ lâu khiến bách tính ở đây hiểu sai lệch. - Anh tặc lưỡi. - Nhưng vùng đất này kể từ bây giờ thuộc về Thiên Đức, ta vẫn phải đặt giáo dục lên hàng đầu.
Đoạn Chương phất tay ra hiệu, nữ binh thả hai cô gái ra. Chương nói:
-Nhìn đi, hai em nhìn cho rõ. Đàn bà con gái Thiên Đức ngang hàng với đàn ông con trai. Các cô gái vận y phục màu vàng bên cạnh đó, thấy chưa? Nhìn kỹ xem các cô ấy có phải b·ị h·ãm h·iếp, b·ị b·ắt đi cày thay con trâu không? Hai em biết chữ, biết tiếng Kinh tộc là hơn bao người nơi này rồi. Ta muốn hai em sẽ như các cô đây, sẽ là rường cột nước nhà, giúp bản làng lớn mạnh chứ ta bắt hai em về làm trâu ngựa có ích gì?
Hai cô con gái Giáp Đạo Nguyên quệt nước mắt nhìn xung quanh, đúng thật mấy chục cô gái đứng tả hữu và cả dưới sân đều ăn vận đường hoàng, chẳng có vẻ gì làm thân trâu ngựa.
-Hai cậu bé về dưới đó cũng lo ăn học, nếu mai này thành tài, ta sẽ cho cai quản vùng này. Mẹ của các em nếu muốn đến thăm bất cứ lúc nào đều được. Hãy tin ở ta.
-Bẩm Đại Vương, chúng con nghe rằng người Kinh tộc gian trá, không đáng tin.
Chương cười khổ:
-Ta không cần các em tin ta, nếu ta muốn, ta sai quân trừ các em luôn tại đây luôn cần gì phải đem về xuôi? Hãy nhớ, các em là dân Vạn Xuân và ta có trách nhiệm bảo vệ, dạy dỗ dân Vạn Xuân trở thành những người tài giỏi. Dạy người là việc khó sao ta lại chọn? Các em phải nghĩ chứ.
Nữ binh chạy vào bẩm báo, Giáp Đạo Nguyên kéo quân về bao vây bản. Chương quay sang nói với Thiên Bình:
-Em lo giúp anh việc chọn người đưa về Thiên Đức, trai gái đủ cả nhé.
Thiên Bình vâng mệnh. Trương Văn Long ở lại giúp Thiên Bình chọn người theo danh sách đã lập. Nam nữ tuổi từ 16 đến 23 sẽ đưa hết về Thiên Đức, một số trẻ em tuổi từ 10 đến 13 có anh, chị thuộc diện theo về cũng phải về theo.
Chương chắp tay sau lưng thong thả ra đầu con dốc ngó xuống. Dưới chân dốc, cạnh con suối nước trong xanh, Giáp Đạo Nguyên cùng vài thuộc hạ thân tín cầm cờ cưỡi ngựa đi lên. Đến lưng chừng dốc, Đạo Nguyên ra hiệu thân tín dừng ngựa, bản thân tiến lên phía trước.
-Tao muốn thương lượng với Vạn Thắng vương!
Chương khẽ lắc đầu, Lê Phụng Hiểu liền đáp lời:
-Ông không còn cơ hội thương lượng, cách duy nhất, ông mau hạ lệnh trai tráng buông khí giới quy hàng, Vạn Thắng vương sẽ định đoạt.
-Chúng tao thua rồi! - Giáp Đạo Nguyên nói. - Chúng tao chỉ muốn vợ con và dân trong bản được toàn mạng.
-Vợ con các người vẫn khoẻ mạnh, chẳng ai hãm h·iếp hay g·iết chóc gì ở đây. - Lê Phụng Hiểu nói lớn. - Các người nghe lời xằng bậy bọn Phan Văn Hầu chống lại Vương, Vương nhân từ sai quân đến bảo vệ bản, phòng bọn Hầu đến g·iết dân đổ vấy cho Thiên Đức.
Chương nói với Lê Phụng Hiểu:
-Nói ông ta và toàn bộ thuộc hạ tự trói tay, tự đến nhà sàn gặp ta. Đám thổ binh cứ ở bên bản Ré, không trói, chẳng canh.
Dứt lời, Chương tản bộ ngược trở vào bản, để mặc Lê Phụng Hiểu nói chuyện. Nửa canh giờ sau, Giáp Đạo Nguyên, Giáp Văn Hùng cùng con cháu tự trói tay đến trước nhà sàn quỳ gối chờ Chương định đoạt tính mạng. Thiên Bình vừa xong việc, từ trong nhà sàn bước ra, nhẹ nhàng nói:
-Các người đừng quỳ ở đó nữa, Vương cho mời các người vào.
Nữ binh cởi dây trói cho bọn Giáp Đạo Nguyên, đưa họ lên nhà sàn. Chương ngồi xếp bằng tròn sau bàn gỗ lớn, hai bên có mấy bàn tre kê sẵn, Thân Vệ quân và nữ binh đứng sát bên vách. Nữ binh hướng dẫn bọn Đạo Nguyên ngồi thay vì quỳ gối. Tuy thất trận và sắp c·hết nhưng người nào cũng nhìn thẳng thay vì ủ rũ. Chương không tỏ ra vui mừng hay lạnh nhạt, anh hỏi Đạo Nguyên:
-Ông đến bản người Nùng, Sán Chay, Mông, Dao không ai theo à? Hừ! Ta nói rồi, các ông không thể chống lại ta, không có cơ may nào đâu. Đó, vợ con các ông đó, các ông xem có ai bị mất sợi tóc hay kẻ nào làm nhục không? Quân của ta mà dám làm nhục đàn bà con gái trong bản ta sẽ c·hặt đ·ầu ngay tức khắc.
Giáp Đạo Nguyên trông thấy vợ con ngồi một góc song không thấy vẻ sợ hãi trên mặt họ.
-Tử ngày hôm nay ta đặt tên vùng này là huyện Chi Lăng, tạm thời ông sẽ giúp ta cai quản bách tính trong vùng. - Chương nói với Giáp Đạo Nguyên. - Tuy nhiên, trai gái trong bản Ré và Hoa Hồi sẽ đến Thiên Đức theo học chữ nghĩa và đánh trận.
Giáp Đạo Nguyên khẽ chau mày nhưng vẫn lặng im nghe.
-Hai tráng niên kia là con của ông phải không?
Bấy giờ Giáp Đạo Nguyên mới đáp:
-Bẩm Đại Vương, Giáp Dĩnh Kế là con lớn của thuộc hạ, nó hai mươi chín tuổi. Kia là Giáp Dĩnh Trì, hai mươi tám tuổi.
Đạo Nguyên ra hiệu cho hai con đứng lên chào. Chương hỏi:
-Hai anh gan dạ nhưng đánh trận gan dạ là không đủ đâu, cần phải biết điều binh khiển tướng. Ta biết, lúc này hai anh không phục, muốn g·iết ta. Vậy muốn g·iết được ta hãy về Thiên Đức học việc quân cho thông thạo, lúc ấy muốn dấy binh dẹp ta cũng chẳng muộn.
Giáp Dĩnh Kế và Giáp Dĩnh Trì nhìn nhau rồi cùng nhìn Giáp Đạo Nguyên. Đạo Nguyên vội đứng lên chắp hai tay thưa rằng:
-Đại Vương đã tha c·hết cho gia thuộc của thuộc hạ, thuộc hạ đã giao kèo nên tính mạng bọn thuộc hạ là của ngài, tuyệt không có ý khác.
-Ta nghe vậy thực lấy làm mừng nhưng ta không muốn g·iết các ông, các ông biết vì sao không?
-Bọn thuộc hạ không biết, Đại Vương anh minh chỉ giáo.
-Các ông là người Tày, Tày tộc và Kinh tộc là anh em chung một cha mẹ tổ tiên sao lại cầm đao kiếm đánh lẫn nhau? Ở Thiên Đức đứa trẻ lên ba cũng biết, toàn dân Vạn Xuân đều chung nòi giống. Chỉ bởi xa mặt cách lòng nên dẫn đến hiểu lầm mà đánh lẫn nhau. Tiên vương trao trọng trách cho ta phải đem điều hay lẽ phải bảo ban khuyên giải anh em trong một nhà không được đánh lẫn nhau.
Giáp Đạo Nguyên lắng nghe, nghe xong bèn hỏi:
-Điều Đại Vương vừa nói thật mới mẻ, lần đầu thuộc hạ được nghe. Thuộc hạ dám hỏi Đại Vương, Kinh tộc và Tày tộc nếu là anh em chung một nhà vậy ai là anh? Ai là em?
Thiên Bình ngồi bên cạnh thoáng giật mình kín đáo liếc nhìn Chương, thấy anh không đổi sắc mặt.
Chương thở dài:
-Ta thực chẳng biết ai là anh ai là em vì đời xưa bách tính Vạn Xuân mù chữ, đến cái chữ cũng phải dùng của người phương Bắc nên chẳng để lại cho con cháu sách vở nói rõ Kinh tộc là anh hay là em. Tuy vậy, người nào nhìn thấy mặt trời trước người đó làm anh đã là chuyện xưa nay ai cũng biết. Ta chỉ quan tâm Kinh tộc và Tày tộc chung một gốc, là bậc hậu nhân, ai đáng tuổi chú gọi là chú, ai đáng tuổi anh gọi là anh. Nếu ta nhớ không lầm, kể cả khi đối mặt với ông trên chiến trường ta đều xưng hô ông và ta chứ không có lời nào bất kính. Bây giờ ông bại trại, ta cũng lấy nghĩa đối đãi như người trong nhà chứ nào phải địch nhân? Trong quân Thiên Đức bởi vậy mới có luật lệ: Gia quyến của binh sĩ chính là gia quyến của quân, cha mẹ binh sĩ là cha mẹ của ta. Các ông hãy hỏi vợ con mình.
Chương nhịp ngón tay, gõ nhẹ lên mặt bàn. Thiên Bình gật đầu ra hiệu cho nữ binh để gia quyến Giáp Đạo Nguyên đến bên cạnh chồng, cha, con của họ. Quang cảnh bỗng chốc ồn ào, Chương cố nén tiếng thở dài. Thiên Bình đặt tay lên mu bàn tay của Chương nắm nhẹ, nhoẻn miệng cười.
-Giao lại cho em, anh còn vài việc bên ngoài.
Thiên Bình khẽ gật đầu. Chương rời nhà sàn theo lối cửa hậu, để Thiên Bình xử lý phần còn lại.
Lý An thảnh thơi ngồi bên ấm trà ngắm núi rừng hùng vĩ. Chương ngồi cạnh nhắm mắt thưởng thức thứ nước đắng mà ngọt hậu.
-Có đi mới thấy giang sơn hùng vĩ, rộng bao nhiêu đường đất. - Lý An chép miệng. - Nếu không có con, ta bây giờ vẫn quanh quẩn trong một xó.
-Ông mới năm mươi mốt, da dẻ hồng hào, nhìn vượng lắm. Đất Vạn Xuân còn rộng và dài gấp nhiều lần chỗ này, chắc chắn ông còn đủ sức đi nhỉ?
Lý An cười:
-Nơi này yên bình, chim chóc kêu tíu tít, nước suối trong veo thực là… đẹp quá.
-Ông có muốn trấn nhậm nơi này không?
-Nếu cho Thiên Kim đi cùng ta, ta sẽ ở.
-Ông có cháu nội rồi đam mê cháu ngoại làm gì chứ?
-Ta nào biết? Cháu nội là con trai, ta thích lắm nhưng Thiên Kim là cháu yêu của ta.
Chương ngả người nằm ra bãi cỏ, nheo mắt nhìn chiều tà.
-Con thì dễ chứ Lam Khuê có chịu cho con bé theo ông hay không ấy chứ. Mà nghe chừng ông muốn con bé học võ hả?
-Ta muốn dạy võ cho nó để sau chẳng ai dám bắt nạt.
-Tuỳ ông!
Đoạn Chương nhổm dậy:
-Mấy hôm nữa bách tính trong vùng tụ họp về thung lũng, nhờ ông giúp con uý lạo. Về lực lượng đồn trú, ta đem bao nhiêu người về Thiên Đức thì để lại chừng ấy binh ở lại giúp tay tù trưởng.
-Hắn không dễ quy thuận đâu con ạ.
-Cái gì chẳng cần thời gian. Nơi này tạm yên, Giáp Đạo Nguyên sẽ phải tiến lên phía Tây Bắc thu phục các sắc dân giúp con.
-Thành Lạng Giang con tính sao?
Chương đưa tay che miệng, ngáp một cái thật dài:
-Ông giúp con an dân ở đây, con về nhổ thành ấy. Thu phục nhân tâm miền biên viễn chưa bao giờ dễ nhưng điều thuận lợi là lòng dạ họ trong như dòng suối ông ngoại ạ.
Chương nhắm mắt lim dim nghìn khoảng rừng trước mặt, chợt nhớ lời bài hát “Màu hoa đỏ”
Có người lính, mùa thu ấy ra đi từ mái tranh nghèo.
Có người lính, mùa xuân ấy ra đi từ đó không về.
Dòng tên anh khắc vào đá núi, mây ngàn hoá bóng cây che. Chiều biên cương trắng trời sương núi, mẹ già…”
Mấy ngày dài thiếu ngủ bày mưu tính kế, giờ tạm yên, anh thả lỏng cơ thể và dễ dàng chìm dần vài giấc ngủ ngay bên dòng suối khi trời dần tối.