Chương 337: 12 sứ quân
Chương không phải bận tâm nhiều việc an dân huyện Vũ Ninh. Những nhân sĩ như Ngô Thì Nhậm và Phạm Sư Mạnh, Lê Văn Thịnh, Ngô Miên Thiệu, Vũ Trinh hay Phạm Ba Duy đã giúp mỗi người một tay bằng cách trao đổi người. Nhân sĩ huyện Vũ Ninh đổi sang các huyện như Thiên Đức, Thừa Thiên hoặc Siêu Loại vừa học việc vừa học chữ, vừa tìm hiểu nhân tình thế thái để tương lai gần, họ về Vũ Ninh một thời gian trước khi được điều động đi nơi khác theo dự thảo luật Thiên Đức.
Chiếm phân nửa châu Vũ Ninh đồng nghĩa Chương có thêm hơn 9 vạn dân, nâng tổng số dân trong 15 huyện thuộc phủ Thiên Đức lên hơn 67 vạn người. Đặc biệt, số trẻ em sơ sinh trong 4 huyện Thuận Thiên, Thừa Thiên, Thiên Đức và Siêu Loại có dấu hiệu tăng gấp đôi so với trung bình các năm trước khi cuộc sống no đủ hơn.
Dân tăng nhưng Chương không tăng quân đáng kể, quân chính quy Thiên Đức gồm kỵ, bộ và thuỷ có ba vạn. Mỗi huyện có một tiểu đoàn năm trăm quân thay nhau trực chiến. Dân binh tại các làng dao động từ hai mươi đến năm mươi người tuỳ thuộc làng lớn hay nhỏ. Dân binh chia thành ba loại: 1, 2, 3. Trường hợp gọi sung quẫn loại 1 sẽ đi trước. Tính ra, Chương có trong tay gần 5 vạn binh mã từ 17 tuổi trở lên khi cần huy động.
Song song với việc chế tạo một số hoả mai hai nòng, xưởng quân khí đã sản xuất thành công nòng hoả mai có khương tuyến, điều này đồng nghĩa, hoả mai được nâng tầm bắn từ khoảng 20 trượng lên 30 trượng.
Phòng Nghiên cứu - Chế tạo Vạn Xuân đã cho ra đời loại đoạn mới giúp nạp đạn nhanh hơn. Đạn tròn nòng trơn được thay bằng đạn dài nhọn. Đạn dài nhọn có đầu đạn bằng chì hoặc đồng. Qua thử nghiệm, đầu đạn chì có độ tản mát lớn nhưng vẫn được sản xuất nhiều vì có sẵn nguyên liệu và giá thành rẻ hơn đồng.
Súng hoả mai VX1 nòng có khương tuyến cải tiến đôi chút, đạn nhét bên hông súng, dùng nẫy đẩy viên đạn lên. Đáy của viên đạn có dây cháy chậm thò ra bên thân súng, châm lửa là khai hoả. Đầu đạn bắn đi, vỏ đạn nhặt lại đem về giao nộp. Chương muốn làm loại đạn có hạt nổ như AK, súng có kim hoả nhưng chưa thể. Chính anh còn chưa nghĩ ra cách làm hạt nổ bằng những nguyên liệu sẵn có. Tuy vậy, hoả mai có tầm bắn xa, rút ngắn thời gian nạp đạn, dễ bảo quản hơn cũng là đi trước thời đại rất nhiều rồi.
Bởi việc chế tạo hoả mai VX1 cùng đạn mẫu mới phức tạp hơn, nguyên liệu chưa nhiều, đòi hỏi tỉ mẩn, chính xác nên trước mắt Chương trang bị một trăm khẩu cho đội nữ binh cận vệ và một trăm hai mươi khẩu cho lực lượng bắn tỉa.
Nguyễn Địa Lô, 19 tuổi, được chỉ định làm Trung đội trưởng do những thành tích đáng nể trong giao chiến tại huyện Siêu Loại. Trung đội bắn tỉa có hơn hai chục nữ chiến sĩ, còn lại là nam nhân. Bùi Thị Xuân chịu trách nhiệm huấn luyện đội XT1. Đội XT1 chịu lệnh điều động trực tiếp của Vạn Thắng vương hoặc Hoàng hậu, bản doanh đóng gần làng Vạn Xuân.
HM60 hoặc thần công có một loại đạn ria gọi là đạn hoa phượng. Loại đạn này dùng bắn gần chống quân kỵ bộ áp sát, mỗi viên đạn chứa mạt sắt hoặc nhiều viên bi nhỏ bằng sắt, chì. Sở dĩ Phòng Nghiên cứu - Chế tạo cải tiến là bởi Chương muốn xạ thủ giảm thời gian nhồi đạn, nhất là sau vụ trại Kẻ Lầm bị tập kích bằng kỵ binh.
Chương ấp ủ chế tạo một khẩu súng trường tương tự mẫu K44. Anh tin rằng khi cải tạo, nâng cấp hoàn thiện đạn dược và nòng rãnh xoắn, trang bị K44 cho quân sĩ, số quân thường trực sẽ giảm khoảng một nửa.
Song ngày ấy chắc hãy còn xa khi anh chưa thể phát triển ngành khai khoáng.
Hòng đảm bảo bí mật việc chế tạo mẫu súng VX1, Chương tách các bộ phận riêng lẻ giao cho nhiều nơi sản xuất cấu kiện và nơi ráp súng là tuyệt mật, nhân sự cũng không mấy người biết có bao nhiêu. Tiểu đoàn Thiên Kim nhận trách nhiệm bảo vệ nơi ráp súng và gia quyến những người làm nhiệm vụ ấy.
Thiết Giáp đĩnh mẫu số 1 đã được cho chạy thử nghiệm vào ban đêm trên sông Dâu nhưng còn rất nhiều trục trặc vài liên tục phải thay đổi cách bố trí guồng xoay hoặc khớp truyền động. Thiết Giáp đĩnh phải làm bằng gỗ, bọc sắt hoặc đồng, có hai bánh xoay lớn bằng kim loại đặt bên hông, phần mũi thuyền và hai bánh nhỏ đặt ở phía sau. Chân vịt làm thì dễ nhưng đặt ở phần đuôi, chìm dưới nước, xoay mạnh tạo lực đẩy thật khó biết bao. Chương đành tự an ủi rằng, một chiến thuyền không cần trảo phu đã là bước tiến vượt trội so với kẻ khác rồi. Chỉ cần thuyền chạy nhanh và xa hơn gấp đôi đối thủ đã chiếm ưu thế gần như tuyệt đối.
Tinh, gọn và cơ động vốn là điều Chương hướng đến khi xây dựng quân Thiên Đức.
Những cuộc đụng độ lẻ tẻ với quân La thành ở phía Đông và Đông Bắc huyện Vũ Ninh hay Tam Đái bên bờ Bắc sông Nguyệt Đức chưa khiến Chương phải bận tâm nhiều. Theo bố trí, Cao Mộc Viễn lo bảo vệ mặt Bắc, Lê Phụng Hiểu giữ thành Bát Vạn. Phạm Bạch Hổ đặt một tiểu đoàn súng pháo trên dãy đồi sau thành.
Chương điều chuyển D341 của Dương Cát Lợi đóng ở làng La Cối. Tiểu đoàn TB31 bộ binh có bốn đại đội trực thuộc Đại đoàn Thánh Dực. Tuy biên chế đại đội nhưng mỗi đại đội có đến năm trăm binh sĩ đồn trú quanh La Cối, tạo thế chân vạc với D341 trấn mặt phía Đông và Đông Bắc huyện Vũ Ninh.
Các tiểu đoàn như Đại Thắng đổi phiêu hiệu thành D311, D312 Toàn Thắng đóng quân ở huyện Siêu Loại. D316 Chiến Thắng, D317 Toàn Thắng và D318 Vũ Ninh gồm phần lớn quân sĩ Vũ Ninh mới được tuyển chọn cùng đóng trong thành Bát Vạn.
Lê Phụng Hiểu thành lập Trung đoàn Thiết kỵ Vũ Ninh, phiên hiệu E32. Phụng Hiểu thống lĩnh ba quân đồn trú ở huyện Vũ Ninh, trực thuộc Đại đoàn Thánh Dực của Bàn Phù Sếnh. Sếnh là trưởng, Phụng Hiểu là phó. Như vậy, Đại đoàn Thánh Dực chịu trách nhiệm trong hai huyện Siêu Loại và Vũ Ninh.
Dù gọi là Trung đoàn Thiết kỵ Vũ Ninh nhưng trong tay Lê Phụng Hiểu mới có hơn sáu trăm binh sĩ. Song song với việc tuyển quân, Phụng Hiểu đốc thúc việc tìm mua ngựa tốt trang bị cho trung đoàn.
Chương bố trí dân làng Đa Tốn về huyện Siêu Loại lập làng Đa Tốn. Dân Đa Tốn làm quân trang, trước tiên trang bị cho kỵ binh, bằng lò luyện mới với than đá và dân làng sẽ nhận những ưu tiên đặc biệt cùng một số tự do bị hạn chế. Việc đảm bảo an ninh sẽ do Bàn Phù Sếnh đảm trách. Trẻ em làng Đa Tốn theo học tại huyện Thừa Thiên, không ở trong làng. Đó cũng là một cách Chương tính cho tương lai, một thế hệ những người Thiên Đức mới.
Nói về tình hình Vạn Xuân sau khi liên sứ quân thua trận rút lui. Từ 16 sứ quân cát cứ nay chỉ còn:
Trữ quân Lý Long Xưởng ở La thành, kinh đô Vạn Xuân. Tô Trung Từ kiểm soát chặt trị an trong vùng bằng bàn tay sắt. Với việc Tả Thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ dùng kế ve sầu thoát xác đầu quân sang Thiên Đức thực là kinh động. Bên cạnh đó, Tô Trung Từ nghe nói bên Vạn Thắng vương xuất hiện nhân sĩ Ngô Thì Nhậm không rõ lai lịch. Tô Trung Từ đồ rằng Ngô Thì Nhậm rất có thể chính là Ngô Hy Doãn nhưng chưa có bằng cớ xác đáng. Nếu có, Tô Trung Từ sẽ tru di cả họ Ngô.
Quan tướng La thành tuy ngoài mặt phải theo sự sắp đặt của Tô Trung Từ do thế lực họ Tô quá mạnh, binh quyền trong tay Tô Trung Từ song vẫn có một nhóm văn quan ngầm chống đối, đứng đầu là Tể tướng Tô Hiến Thành, một người họ Tô. Tể tướng Tô Hiến Thành ở thế yếu do không thân tín trong quân, đành âm thầm lo việc triều chính giúp Trữ quân.
Việc Tả Đô đốc Phạm Tu tuyên đọc thánh chỉ trước trận tiền gây nhiều hệ luỵ trong quân. Bấy lâu nay Lý Long Xưởng xưng Trữ quân, nay chiếu nhường ngôi đã bố cáo thiên hạ, ấn kiếm đều trong tay Vạn Thắng vương. Vạn Thắng vương cũng đã ban bố phế bỏ ngôi vị Trữ quân của Lý Long Xưởng. Long Xưởng đời nào chịu, Tô Trung Từ càng không.
Lý Mẫn nhận lệnh của Thái uý ra sức mộ quân, đóng thuyền lớn và làm hàng nghìn Cự thạch pháo. Trong khi Thiên Đức t·ấn c·ông thành Bát Vạn, Lý Mẫn cũng cho quân vượt sông chiếm giữ một phần đất đai cùng khoảng 1 vạn dân làm phên giậu do lo ngại Thiên Đức có thể đánh tràn qua sông Xích Giang bất cứ lúc nào. Đồng thời, Lý Mẫn tạm hoà hoãn với Phùng Lễ ở mặt Bắc, nhượng lại một số phần đất hai bên từng giao tranh.
Sơn Tây vương Lý Long Trát ở Sơn Tây, phía Bắc La thành, vốn có ý giúp Vạn Thắng vương bằng cách tạo áp lực với Tô Trung Từ nhưng quyền lợi nhận đủ, quần thần can gián động binh. Bản thân Sứ tướng Phùng Lễ cũng lưỡng lự, sau cùng án binh bất động theo dõi tình hình.
Phùng Lễ có được Cự thạch pháo, nỏ Liên Châu, vòng bi và không ngừng cải tiến song Thiên Đức có thần khí uy lực mạnh vượt trội. Phùng Lễ muốn sở hữu v·ũ k·hí ấy, đã đôi ba lần đề nghị chuyển giao song đều nhận lời từ chối khéo. Sơn Tây vương theo lời quần thần, dần kiểm soát nguồn nguyên liệu mà Thiên Đức đang khai thác hòng tạo thêm áp lực.
Tô Trung Từ bại trận, tin Công chúa Lý Thiên Bình kế thừa ngai vàng gây chia rẽ trong chính nội bộ thành Sơn Tây. Thái sư Lý Đạo Thành có ý ủng hộ Sơn Tây vương theo phe Thiên Đức xưng thần. Bố Giáp và Nguyễn Chính Nghĩa và một số văn quan ủng hộ Thái sư nhưng chức vụ chưa có tiếng nó đành lặng im. Phùng Lễ cùng nhiều văn quan võ tưởng không muốn phục vụ vua bà, vua bà nhường ngôi, giang sơn mang họ Mạc càng khiến họ băn khoăn. Suy cho cùng vẫn là vì địa vị của bản thân. Nếu xưng thần, Phùng Lễ cùng những người khác ắt sẽ dưới trướng văn thân võ tướng trẻ măng vô danh tiểu tốt của Thiên Đức. Dẫu Vạn Thắng vương từng giúp sức nhưng ơn nghĩa ấy cũng đã trả đủ rồi. Sau cùng, để trong ấm ngoài êm, Thái sư Lý Đạo Thành khuyên Sơn Tây vương dùng kế hoãn binh, không đối đầu song cũng tạm thừa nhận Vạn Thắng vương là người kế vị Lý tiên vương, chờ tình hình mới.
Sứ quân Đỗ Động Giang (vùng sông nước của họ Đỗ) nằm ở phía Đông La thành và phía Nam thành Sơn Tây. Lỵ sở sứ quân đóng tại thành Tích Lịch, nằm sâu bên trong Tích Lịch Giang (sông Sấm Sét). Đỗ Thục vốn là một võ tướng mưu lược dưới thời Lý tiên vương, con cháu dòng họ Đỗ gốc Hoa quốc, vốn thế gia trong vùng, Đỗ Thục nhờ đó thuận lợi dựng cờ tự xưng Đỗ Cảnh công.