Chương 336: Huyện trưởng Trần Thông
Phía Tây Nam huyện Thuận Thiên có làng Tướng. Làng Tướng được bao quanh bởi rào kẽm gai cao đến 1 trượng. Gần cổng làng có quân doanh nhỏ, nhà tranh vách đất, tường bao bằng đất là nơi đóng quân của hơn một trăm binh sĩ huyện Thừa Thiên dưới quyền Nguyễn Cư Đạo.
Làng Tướng đã hoàn thành từ cuối năm ngoái, là nơi an trí những Lê Hoan, Vũ Quan cùng các thuộc tướng thân tín, nay có thêm Thân Đại Phúc. Làng Tướng có hơn chục dãy nhà dài năm gian lợp mái tranh do quân Thiên Đức dựng sẵn, có một ao nước lớn thả cá ở giữa làng. Gần đây, trong làng mọc thêm gần chục nóc nhà tranh nho nhỏ là nơi ở riêng do các tướng bại trận tự dựng. Quanh làng có trồng cây, có hào nước nhỏ và ruộng đồng cày cấy. Các tướng sĩ bại trận ngoan cố đều bị đưa đến làng này an trí. Quân Thiên Đức chỉ cấp một ít tiền ban đầu cùng quần áo, nhu yếu phẩm, hàng tháng có trợ cấp lương thảo theo hạn mức tối thiểu. Các ông tướng phải tự trồng trọt, cày cấy, đào ao nuôi cá… chứ chẳng ai làm thay mãi được. Ban đầu vào làng còn phân trên dưới, đói rồi ai no thân người ấy chứ nào ai cung phụng như lúc trong quân.
Gia quyến các tướng được phép vào ở cùng trừ con cái. Con của những ông tướng lớn nhỏ phải theo học nội trú, một tháng chỉ được về thăm không quá bốn ngày. Vợ những người này được tự do ra vào nhưng phải có giấy của Nguyễn Cư Đạo cấp cho. Nhìn chung, làng Tướng là nhà tù giam lỏng những ông tướng đối địch. Chương áp dụng hình thức này hòng yên lòng binh sĩ mới gia nhập quân Thiên Đức. Bách tính trong vùng đều cảm phục lòng khoan dung độ lượng của Chương.
Nguyễn Cư Đạo không làm khó bất kì ai muốn đến thăm tướng sĩ trong làng ngoại trừ xét giấy, kiểm tra đồ đạc mang vào mang ra. Những người đến thăm đều là họ hàng thân thích, còn như trong quân tuyệt chẳng ai bén mảng đến vì họ biết chỉ cần vào thăm, tự nhiên bản thân sẽ bị liệt vào diện bị giá·m s·át bởi Ty Công an hoặc Phòng Tình báo. Bởi thế, các ông tướng trong làng nắm bắt tình hình thế sự thông qua các bà vợ.
Lòng thù hận Vạn Thắng vương của những Lê Hoan, Vũ Quan là khác nhau nhưng điểm chung là… nhạt dần theo những giọt mồ hôi đổ xuống đất cùng những nhát cuốc vỡ đất. Muốn có rượu uống phải có tiền, muốn có trà uống phải mua mà tiền bạc vợ con đem theo cũng chẳng phải vô hạn. Hồi đầu mới về làng, chủ đề sớm tối Lê Hoan hay Vũ Quan hay bàn định liên quan đến phục thù rửa hận. Sau nửa năm vẫn muốn phục thù rửa hận nhưng tuỳ tướng b·ị b·ắt cùng chẳng còn thiết tha. Muốn phục thù phải ra khỏi làng này, tập hợp binh mã nhưng trốn được ra hay không hãy còn là dấu hỏi. Quy định ở đầu làng rất dễ hiểu: Người nào trốn, những tướng cũ hoặc đồng liêu, vợ con sẽ bị trị tội đồng loã.
Giả như trốn hết cả làng thành công rồi sẽ đi đâu khi bốn bề đều là đất Thiên Đức, quân Thiên Đức khi ấy sẽ bắn bỏ không thương tiếc bất kể già trẻ.
Thôi đành, ai nuôi chí phục cứ nuôi, nào ai cấm. Có điều dân làng mỗi lúc một đông đúc, ban đầu chỉ có tướng sĩ Hải Đông, sau có thêm người bên Tế Giang, Đằng Châu, La thành, Tam Đái và giờ là Thân Đại Phúc bên Vũ Ninh. Nghĩa là vùng Thiên Đức cai quản ngày một lớn, cơ hội phục thù mỗi lúc một ít đi và dần mờ nhạt.
Mỗi tháng đôi lần sẽ có người bên Thiên Đức hội, thường là các cô gái, cùng Nguyễn Cư Đạo đến làng phổ biến những chính sách mới trong vùng, thông báo các thành tựu của phủ Thiên Đức và luôn kết thúc bằng câu nói quen thuộc:
-Cả làng có muốn học chữ Vạn Xuân, tức chữ Bụt để đọc sách báo nâng cao dân trí hãy cùng làm đơn xin Vạn Thắng vương ân chuẩn. Dân làng mình không muốn học cũng chẳng sao, chỉ lo tụt hậu. Sĩ tốt các nơi giờ là người Thiên Đức mới, ai cũng ra sức học hành và lao động. Chỉ còn mỗi làng ta khư khư ôm mộng cũ sẽ thiệt thòi cho bản thân. Các cháu trong làng có về kể chuyện hẳn dân làng mình biết, chúng được đối xử bình đẳng, tương lai là rường cột nước nhà nhưng cha mà chống đối Vạn Thắng vương liệu tương lai của con trẻ có xán lạn được không? Dân làng mình cứ nghĩ cho thông. Vương không cấm dân làng mình thù Vương nhưng cứ mãi thế này, làng ta chẳng khác nào một cái bóng.
Mưa dầm thấm đất, trong làng lác đác có vài người xin được học chữ nhưng phần đông không thuận. Chương hay tin ấy chỉ tủm tỉm cười, sai nữ binh Thần Vũ độc thân thay nhau đến quân doanh của Nguyễn Cư Đạo dạy chữ cho các tướng sĩ trong làng ra học. Hơn chục người được chừng một tháng đã nhận rõ mặt chữ, đánh vần thành thục và viết số. Họ vui sướng với điều ấy, rủ rê thêm người khác, mặc kệ những ông tướng cũ hậm hực.
Các cô gái Thần Vũ quân đều chưa chồng, cứ mỗi nhóm mười cô đến dạy mười ngày lại đổi. Lúc dạy học vận y phục đẹp, tóc vấn gọn gàng, ăn nói nhỏ nhẹ, ân cần và thường xuyên cười toả nắng. Các cô cũng hay mời học trò lúc thì củ khoai, khi thì bắp ngô luộc hãy còn nóng. Chẳng khó để đoán, nhiều người từng chấp mê bất ngộ nay được học chữ, lại có bóng hồng trước mặt nên tư tưởng chuyển biến mau lẹ. Vài kẻ lớn gan từng ngỏ lời với cô giáo dạy chữ:
-Tôi chưa có vợ, cô giáo chưa có chồng, liệu chúng ta có thể kết đôi uyên ương?
Các cô đều đáp như nhau:
-Tôi có muốn kết duyên với anh cũng chẳng được vì nữ quân Thần Vũ chỉ được lấy chồng là binh sĩ trong quân hoặc nam nhân phủ Thiên Đức mà thôi.
-Vậy tôi xin vào quân Thiên Đức là được phải không?
-Anh từng sống c·hết với chủ tướng của anh, ai mà tin bụng dạ anh nghĩ gì, đó chỉ là lời chót lưỡi đầu môi. Tôi phận nữ, trao nhầm nơi sau biết trách ai? Anh có muốn lấy tôi làm vợ, anh phải cho mọi người thấy anh thực bụng trung thành với Vạn Thắng vương. Tôi chẳng hiểu anh nghĩ gì, Vương không g·iết các anh, lại nuôi ăn cho học mà các anh sao thù Vương?
Đến khi Thân Đại Phúc nhập khẩu, quá nửa dân làng tướng đang miệt mài học chữ hàng ngày, làng đã có trường học. Ty Giáo dục cử cô giáo đến dạy nhưng yêu cầu phải là những cô giáo chưa có ý trung nhân và lương thưởng được gấp rưỡi. Trong số các cô Thần Vũ quân, có mấy cô bén duyên thực lòng nhưng muốn tiến xa hơn phải có bản đánh giá tư tưởng của Thiên Đức hội với người mà các cô thương.
Tình yêu diệu kỳ ở chỗ đó, những tướng sĩ đối địch từng muốn sống c·hết với quân Thiên Đức nay trở thành nhân tố chủ chốt trong việc tuyên truyền đường lối, chủ trương của quân. Họ đã tự viết một tờ đơn gửi Vạn Thắng vương xin được cưới vợ kèm lời hứa trung thành. Chương xem những lá đơn ấy, chỉ quan tâm đến hai việc, một là họ biết chữ, hai là các cô gái có thuận lòng không mà thôi.
Thân Đại Phúc mang lòng thù hận vào làng, bắt sóng được với Lê Hoan và một số ít còn mang tư tưởng chống đối. Thân Đại Phúc cứ oang oang vạch tội Vạn Thắng vương giả nhân giả nghĩa nhưng nói chán cũng chỉ có mấy người nghe, còn phần đông đều tránh vì sợ vạ lây, sợ công sức phấn đấu tiêu tan. Họ nhìn gương những người họ biết đã được ra khỏi làng, tuỳ ý chọn nơi ở thì lòng dạ nào mà chống đối. Chưa kể cha mẹ, vợ con cũng thủ thỉ thường xuyên.
Sau này có nhiều trại Tướng được lập ra theo mô hình và cách làm tương tự. Những thành phần chống đối đến cùng trên khắp cả nước được dồn vào một trại chung tha hồ bàn mưu sách phục thù cho đến khi chính họ tự hiểu phải buông bỏ và thần phục.
Trong suốt quá trình giam lỏng ấy chẳng ai bị quát mắng hay bị đ·ánh đ·ập và cũng chẳng ai trốn hoặc có muốn cũng không dám trốn. Thân Đại Phúc, Lê Hoan là một trong những người bị giam lỏng lâu nhất.
Trần Thông rời Ty Giáo dục sang làm Huyện trưởng Vũ Ninh, huyện thứ 15 của phủ Thiên Đức. Ngày sang Thiên Đức làm thuyết khách, Trần Thông còn dưới quyền văn thân nho sĩ trong phủ Vũ Ninh vương. Nay Thông trở về thành Bát Vạn trong vị thế hoàn toàn khác, người đứng đầu phân nửa châu Vũ Ninh cũ.
Trần Thông khác vẻ bề ngoài, khác cả trong suy nghĩ. Những người từng coi khinh Thông trước đây lo sợ Thông lấy việc công trả thù tư, ăn không ngon ngủ không yên. Sau ngày Trần Thông về trị nhậm, văn thân nho sĩ kéo nhau đến xin gặp, nhất loạt quỳ gối tạ tội ngoài cửa chính khiến Thông trong lòng thì vui mừng nhưng ngoài mặt lộ vẻ thất kinh. Lúc bàn giao công việc lại cho Phạm Sư Mạnh, Trần Thông được Sư Mạnh nhắc lại lời căn dặn của Vạn Thắng vương. Thông ở phủ Thiên Đức đủ lâu, chẳng dám nhận tài năng hơn người, chỉ cúc cung tận tuỵ hòng không phụ lòng người đã cho mình cuộc đời hoàn toàn mới.
-Các ông không được quỳ như thế này, mau đứng dậy. Ngày sau cũng không được quỳ, có việc cần hãy cho người bẩm báo. Các ông còn như thế này đầu ta không còn trên cổ, mau đứng dậy.
Một người đứng dậy, chắp tay thi lễ:
-Trần Huyện trưởng đại nhân, trước đây bọn tiểu nhân có lời chưa phải với ngài mong ngài rộng lượng bỏ qua.
Trần Thông nhẹ giọng:
-Tôi nói thực lòng với các ông, tôi trở về đây có chức vị thật trong lòng vui lắm thay. Tôi cũng thoáng nghĩ lấy công trả thù tư, con người ai cũng vậy cả. Tôi chẳng giấu. Tôi bây giờ chẳng phải tôi trước đây, các ông thấy đấy, bộ y phục tôi vận không thể nói lên con người tôi. Tôi theo Vạn Thắng vương từ thuở trước, đã học được từ ngài rất nhiều điều hay. Mấy năm trời bên Thiên Đức, tôi ngày đêm lo gõ đầu trẻ, nay Vương tin tưởng bảo tôi về coi sóc nơi này. Mời các ông vào uống chén nước rồi ta cùng nói chuyện.
Trần Thông ngồi giữa, văn thân nho sĩ châu Vũ Ninh chia tả hữu, người nào người nấy chẳng giấu nổi vẻ lo lắng băn khoăn khi đất cũ nay thuộc về chủ mới. Trần Thông từ tốn giảng giải đường lối Thiên Đức. Đặc biệt, Thông nhấn mạnh việc Vạn Thắng vương dùng người không kể xuất thân.
-Các ông cứ an lòng, ai cảm thấy bản thân muốn tiếp phục vụ bách tính huyện Vũ Ninh sẽ được hoan nghênh. Lương bổng tôi áp dụng đồng nhất với bên Thiên Đức, lương của các ông sẽ thấp hơn đáng kể nhưng đổi lại thưởng nếu làm tốt thì vô kể, chỉ sợ các ông không có sức mà làm thôi.
Trần Thông bảo trợ lý đưa cho mỗi người có mặt một xấp giấy ghi song ngữ, bảo mọi người về đọc kỹ rồi góp ý thêm. Ưu tiên của Vạn Thắng vương là giáo dục, bắt đầu từ các văn thân tướng sĩ rồi đồng ấu.
Một văn sĩ đứng lên hỏi:
-Mạnh Đức đại nhân, chúng tôi có thể tham kiến Vạn Thắng vương có được không?
-Tôi sẽ đề đạt, nếu Vương đồng ý, các ông có thể đến làng Vạn Xuân gặp ngài. Các ông cứ yên lòng mà làm việc tiếp thôi, Vương không bạc đãi các ông đâu mà lo. Còn như ông nào ái ngại cứ thẳng thắn nói ra, Vương đã có lệnh rồi, chẳng ai gây khoa hay nhũng nhiễu các ông đâu.
-Mạnh Đức đại nhân đừng hiểu lầm. - Văn sĩ nói. - Chúng tôi vốn nghe nói Vạn Thắng vương còn trẻ, văn võ toàn tài, gần đây lại là người kế nghiệp Lý tiên vương. Nếu được gặp thật tôi nghĩ chẳng gì vinh dự hơn. Thứ nữa, ngài bây giờ đứng đầu một vùng, tư thế của người chiến thắng mà tiếp đãi chúng tôi trọng thị, thật chúng tôi thẹn lắm. Chúng tôi đã sợ bị trảm, bị hạch tội nhưng Vương bảo ngài trị nhậm, lại dặn ngài như thế, đất Vạn Xuân ắt có tương lai.
Vài người khác đứng lên nói thêm vào, Trần Thông liền lấy giấy biên thư, ghi lại mong muốn của mọi người gửi về làng Vạn Xuân tấu trình.
-Hồi trước các ông nghe Vương không biết chữ là đúng, Vương không viết và đọc được Hán tự nhưng thiếu niên bên phủ Thiên Đức bây giờ đứa nào cũng đọc viết thành thạo chữ Vạn Xuân do Vương truyền dạy. Đây… tôi đề đạt Vạn Thắng vương, nếu ngài thuận thì các ông phải đi du ngoạn một chuyến khắp 14 huyện Thiên Đức. Tôi cũng chẳng giấu các ông, tôi đứng đầu việc dạy học mấy năm, bây giờ về đây mà để dân mù chữ thì cái mặt của tôi biết giấu vào đâu? Tôi chẳng giỏi kinh tài, các ông đây đi cho biết đặng về kiến thiết huyện mình.
-Liệu Vương có chuẩn y không, thưa đại nhân?
-Với tính cách của Vương, nhất định ngài chuẩn y. Nãy tôi nói rồi đấy, lương các ngài sẽ thấp nhưng bổng lộc ban thưởng ai có sức cứ tha hồ. Trong xấp giấy các ông đang cầm cũng có ghi rõ từng mức thưởng phạt đấy, quy ra tiền vàng hết thảy.
Một người chợt hỏi:
-Tôi nghe nói cô gái trẻ trước đây từng đi sứ cùng thương nhân họ Lâm, Lâm tiểu thư đang là Thần phi, có phải không Mạnh Đức đại nhân?
-À phải đấy! Thần phi sắp hạ sinh thêm long chủng. Lâm tiểu thư mà ông vừa nhắc là Lâm Ái phi, họ đều là tài nữ. Thời thế thay đổi rồi, từ bây giờ ở huyện Vũ Ninh, đàn bà có quyền như đàn ông đấy, các ông phải quen dần đi.
Một người thắc mắc:
-Nhưng đàn bà mấy ai biết chữ mà ra làm việc công cho được?
-Các ông nhìn xa một chút, con gái các ông có thể trở thành nhân tài, sao lại không chứ? Con trai tôi đương là thân tín của Vạn Thắng vương, muốn cưới một cô gái trong quân. Bố mẹ cô ấy thuận mà cô ấy chưa ưng cũng chẳng ai ép được. Bố mẹ mà ép gả, ai đó mà tố cáo sẽ mệt lắm. Chúng ta phải làm gương trước mới được.
Một người văn sĩ nhăn nhó:
-Mụ vợ tôi vốn hung dữ, nay Vương ban cho quyền ngang cánh mày râu thì tôi thực cũng lo lắm.
-Vương có bốn bà thì ba bà dữ như hổ tướng mà Vương thuần được, các ông cũng phải cố mà sống thôi.
Những câu chuyện dần xa khỏi chủ đề công việc. Trần Thông giữ mọi người ở lại ăn uống hàn huyên mãi đến gần khuya rồi ai về nhà nấy. Dường như chẳng ai còn nhớ nỗi sợ mấy ngày qua đeo đuổi họ. Cứ nhìn cung cách dân dã của Trần Thông là biết, Trần Thông khi xưa vốn không tài năng bằng họ mà nay cái gì cũng biết, biết những điều họ chưa từng nghe đến. Vậy nếu bản thân họ nỗ lực học học, tất sẽ còn nhiều chỗ tốt vì Thiên Đức sẽ không chỉ dừng lại ở châu Vũ Ninh này.
Trần Thông có thêm trải nghiệm, rõ ràng cách tiếp cận thân mật, gạt bỏ tất cả điều không vui trong quá khứ sang một bên đã giúp Trần Thông dễ dàng thu dụng được nhân sĩ trong thành Bát Vạn.
Đúng như Trần Thông dự đoán, Vạn Thắng vương tiếp kiến nhân sĩ Vũ Ninh, mở tiệc khoản đãi, thưởng mỗi người hai nén bạc và một xấp lụa về làm quà cho nội tướng ở nhà. Đoàn nhân sĩ chia nhau đi thăm các huyện Thừa Thiên, Siêu Loại, Thuận Thiên, Kinh Môn và Thiên Đức. Huyện trưởng các huyện đón tiếp đoàn nhân sĩ rất nồng hậu, giữ lại đến mấy hôm để chia sẻ những trăn trở, những thuận lợi trong công việc. Sau chuyến đi, nhân sinh quan của mấy chục nhân sĩ Vũ Ninh thay đổi hoàn toàn. Họ có niềm tin vào tương lai để nỗ lực bởi Huyện trưởng hay nhân sĩ các huyện cũng xuất phát điểm như họ.
Họ nói với Trần Thông, nhất định họ trung thành với Vạn Thắng vương.
Bản thân Chương cũng có những suy nghĩ riêng về lòng trung thành, anh chia lòng trung thành ra hai nhóm, trung thành với đại nghiệp và trung thành với cá nhân, dựa vào đó mà dùng người.