Chương 327: Toan tính
Lê Phụng Hiểu đến điện Hưng Quốc nhưng phải chờ khá lâu. Chương đang dở việc, Phụng Hiểu chờ đến quá Ngọ, nữ binh mới ra mời Hiểu vào dùng cơm cùng Chương. Đối với Lê Phụng Hiểu, ăn chung mâm với Vạn Thắng vương là một đặc ân.
Chương ngồi bên cạnh bàn loay hoay với những tờ giấy nhiều hình vẽ, cơm canh dọn sẵn hãy còn b·ốc k·hói nghi ngút.
-Mời Lê tướng quân ngồi, Lê tướng quân cứ tự nhiên, chúng ta vừa ăn vừa bàn việc.
Lê Phụng Hiểu có chút bối rối không biết phải làm gì, nhất thời cảm thấy chân tay lóng ngóng. Triệu Nhã Lâm đứng hầu ngoài cửa, thấy vậy vội bước vào xới cơm.
-Đại nhân cứ tư nhiên, đừng chờ Vương. Đại nhân có gì muốn tỏ bày cứ tỏ bày.
-Cô… cô là Triệu cô nương, tiểu muội của Triệu Trung tướng quân có phải không?
-Thưa vâng, tiểu nữ nói chưa sõi tiếng Vạn Xuân, mong đại nhân lượng thứ.
-Ồ không, cô nói sõi đấy chứ.
Triệu Nhã Lâm lui ra, Lê Phụng Hiểu hai tay bưng bát cơm nhẹ nhàng đặt trước mặt Chương, nói:
-Mời Vương xơi cơm, ngài không đụng đũa sao mạt tướng dám dùng. Mạt tướng biết ngài bận, lòng áy náy vì tài hèn sức mọn chưa thể giúp được gì.
Chương ngẩng nhìn Lê Phụng Hiểu, nhoẻn miệng cười đưa cho Phụng Hiểu xấp giấy, bảo Hiểu đem về làng Nhất Vạn bổ sung thêm.
-Lê tướng quân hà tất phải khiêm tốn, ta nghe danh tướng quân từ ngày ta mới đến Vạn Xuân, trước khi gặp Tả Đô đốc.
-Tạ ơn Vương đã khen, Phụng Hiểu chỉ là một tiểu tướng vô danh không dám nhận là danh tướng.
-Ồ, lời ta nói là thật. Ngày ta còn nương nhờ bà cụ ở ven sông Thiên Đức. Bà cụ đã kể cho ta nghe loạn tam vương. Lê tướng quân chỉ với một thanh kiếm sắc cùng lòng dũng cảm mà dẹp được loạn. Đó là việc không phải người tầm thường có thể làm được.
Lê Phụng Hiểu chắp tay nói:
-Phụng Hiểu thấy thẹn lòng vì ngày ấy còn trẻ, nghĩ chưa thông.
Chương vội xua tay:
-Lê tướng quân đừng nói vậy, những chuyện ấy góp phần tạo ra Lê tướng quân mà ta biết. Hãy tự hào vì điều ấy. Lê tướng quân dẹp được loạn, còn sau đó mọi sự do kẻ khác làm, can gì đến tướng quân. Lê tướng quân ở chỗ Tả Đô đốc nghỉ ngơi chưa đủ nhưng việc cần kíp đành phải mời tướng quân đến bàn định. Nào, ăn đi, vừa ăn vừa trao đổi.
Chương bảo, ba quân Thiên Đức nay có đến vạn ngựa, song giống ngựa hiện tại chỉ phù hợp cho khinh kị. Chương muốn thành lập một đội Thiết kỵ tinh nhuệ. Và rằng, như Tả Đô đốc Phạm Tu cho biết, Lê Phụng Hiểu yêu thích, biết chọn ngựa và huấn luyện quân kỵ rất giỏi nên Chương giao Phụng Hiểu lập đội Thiết kỵ.
-Trong chỗ giấy ấy ta vẽ mấy mẫu lều dùng cho quân kỵ bộ hạ trại khi hành quân, vải bố nhúng nhựa thông chống gió mưa. Nay mai ba quân đi xa sẽ mất nhiều thời gian hạ trại, nhổ trại vì khó ở nhà trong dân. Những mẫu lều trại này dùng khung tre hoặc ống sắt rỗng, lều sáu người căng nháy mắt là xong.
Chương nói với Lê Phụng Hiểu, các lão tướng như Phạm Tu hay Lý An khi hành binh còn chưa chú tâm đến giấc ngủ của binh sĩ. Chương nhắc Lê Phụng Hiểu lưu tâm giấc ngủ cho quân kỵ bộ, giấc ngủ giúp tái tạo năng lượng.
-Nếu đảm bảo được binh sĩ ngủ tối thiểu gần 4 canh giờ vào ban đêm khi hành quân xa, sức chiến đấu của quân sẽ khiến Lê tướng quân bất ngờ. Tướng quân muốn giữ thể lực tốt cho binh sĩ sẵn sàng xung trận bất cứ lúc nào, ngoài việc ăn no phải giúp họ ngủ đủ giấc. Ta muốn thay đổi những thứ ta có thể, nếu tướng quân có mong muốn thay đổi điều gì hòng giúp quân tốt hơn cứ nói, ta cùng tìm giải pháp.
Lê Phụng Hiểu hứa sẽ đưa ra bàn thảo những ý kiến của Chương. Phụng Hiểu say mê nói với Chương những suy tính với đội Thiết kỵ trong tương lai. Hiểu sẽ tìm mua những giống ngựa tốt trang bị cho quân kỵ.
-Bẩm Vương, mạt tướng mạn phép hỏi khi nào chúng ta sẽ đánh thành Bát Vạn? Mạt tướng muốn lập công hòng báo đáp Vương.
-Chúng ta đang ngắm Đằng Châu. Phạm Lệnh công nơi đó từng hậu thuẫn rất mạnh cho mấy sứ quân đánh ta. Thứ nữa, Đằng Châu đất rộng người đông, có thể coi là vựa lúa.
-Mạt tướng nghĩ nên đánh Vũ Ninh trước vì rất gần ta. Đất Vũ Ninh ngăn đôi bởi sông Nguyệt Đức, tinh thần quân ấy đang nao núng, Vương phải tận dụng chiếm lấy Bát Vạn.
-Ồ, Lê tướng quân thật nghĩ vậy sao?
-Bẩm Vương, mạt tướng từng giữ chức Tả Thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ nên có một số quân tế tác cài cắm bên Vũ Ninh hòng dò la tin tức từ xưa. Mạt tướng cũng biết đôi chút về nơi ấy. Nay Tả Đô đốc đóng tiền đồn ngay bờ sông, chúng ta có bàn đạp cách thành Bát Vạn hơn chục dặm đường không khó.
Chương tủm tỉm cười, và xong bát cơm, giọng chậm rãi:
-Cũng đúng! Tướng quân cần nơi luyện kỵ binh. Bên ấy đất rộng lại bằng phẳng mà Nguyễn Quốc Khánh chống ta rất hăng. - Chương ngả người ra ghế. - Cũng đến lúc loại bỏ ông ta.
Chương bảo nữ binh đem hoạ đồ châu Vũ Ninh cho Phụng Hiểu xem. Phụng Hiểu lấy làm kinh ngạc hỏi:
-Vương có bản đồ chi tiết như này, đánh Vũ Ninh khác nào lấy đồ trong túi?
Chương chỉ cho Lê Phụng Hiểu thấy làng Đa Hội được đánh dấu trên bản đồ, anh nói:
-Làng này chuyên rèn khí giới cho quân, ta muốn di dời toàn bộ làng Đa Hội về huyện Siêu Loại không thiếu một người. Thành Bát Vạn ta không để vào mắt, cốt yếu ta cần người có tay nghề rèn khí giới cho quân kỵ bộ. Tướng quân cần có quân doanh, thành Bát Vạn rất lớn, chứa được vạn người không ít. Chiều nay tướng quân gặp Yết Kiêu và ông Cao Mộc Viễn bàn định kế sách sao cho vẹn toàn.
Lê Phụng Hiểu vui mừng nhận lệnh, tỏ ý muốn đi ngay, Chương dặn:
-Nhớ tính phương án hậu chiến thắng thật cặn kẽ. Thành Bát Vạn sẽ như Kinh Môn, trở thành quân doanh, quân Thiết kỵ sẽ ở đó.
Đồng thời, Chương tặng Lê Phụng Hiểu con Thiên Lý mã. Phụng Hiểu tạ ơn song ái ngại bởi Chương chỉ có một con ngựa quý, Chương nói:
-Ngựa tốt phải vào tay chiến tướng chứ nó ở với ta thực chỉ dùng làm vật cưỡi, tiếc lắm. Tướng quân dùng mới là phải.
Thiên Bình nghe Chương nói sẽ đánh Vũ Ninh bèn ngỏ ý muốn dẫn quân Thần Vũ. Chương đồng ý song nhắc rằng Thần Vũ chỉ làm hậu quân, cốt yếu giương cao cờ thu phục nhân tâm thay vì xả thân như trước.
-Có lẽ cần thêu một lá cờ Đại Thắng Lý Hoàng hậu. Em tuổi hổ lại dữ như hổ, cứ lấy đầu hổ làm đại diện.
Thiên Bình hỏi:
-Cờ hổ trâu thì sao?
-Quân kỳ Thiên Đức rồi. - Chương ôm bụng cười ngả nghiêng. - Con hổ trâu kỳ dị bây giờ rất khó thay đổi vì mấy chục vạn người đã biết.
Trong khi bọn Chương đang bàn mưu, thành Bát Vạn chẳng chịu khoanh tay ngồi im. Sau khi Phan Văn Hầu rút quân về Tam Đái, Nguyễn Quốc Khánh đẩy nhanh công tác phòng thủ mé gần bờ sông. Khánh thiết lập hệ thống phòng ngự có chiều sâu, hòng đảm bảo quân Thiên Đức có t·ấn c·ông sẽ phải trả một giá rất đắt.
Hàng phòng thủ thứ nhất là luỹ đất cao, hào sâu, rộng và dài. Sau luỹ đặt cơ man Cự thạch pháo cùng những đội cung thủ, bộ binh bảo vệ.
Lớp phòng thủ thứ hai, Nguyễn Quốc Khánh đào hào, đắp các ụ đất, bố trí cung thủ, máy bắn nỏ, phóng lao và bộ binh.
Lớp phòng thủ thứ ba vẫn có Cự thạch pháo song ít hơn, chia thành vài cụm hòng canh những con đường hoặc cánh đồng bằng phẳng mà quân Thiên Đức có thể sử dụng. Lớp phòng thủ này còn có quân kỵ. Quân Vũ Ninh có cả thảy hơn hai nghìn ngựa, chia thành ba đội kỵ mã trang bị nặng.
Quân doanh Thiên Đức đóng ở bờ sông chẳng khác nào cái gai cần phải nhổ bỏ, Khánh biết vậy nên đang chuẩn bị một kế hoạch nhổ bỏ trại của đối phương một cách đầy táo bạo. Quân tế tác bẩm báo, quân Thiên Đức đang làm bè tre lớn đưa quân kỵ sang sông cùng với pháo thu được của quân Tam Đái lúc trước. .
-Nếu không nhổ trại ấy sớm đi, thành Bát Vạn sẽ bị uy h·iếp thường xuyên, thưa Vương.
Di chiếu của Lý tiên vương chỉ khiến Vũ Ninh vương ủng hộ Khánh chống lại Thiên Đức bằng mọi giá. Với Vũ Ninh vương, việc ở sát nách một sứ quân đang mạnh, lại là người nối ngôi vị vua dựng nước thật là khó chấp nhận. Dù thừa biết Phạm Tu không giả thánh chỉ nhưng Vũ Ninh vương phải khẳng định đó là giả. Thậm chí còn cho quân rao ra ngoài, Phạm Tu ă·n t·rộm ngọc tỉ, kiếm lệnh, g·iả m·ạo thánh chỉ và năm xưa bị đuổi về quê là có lý do.
-“Phạm Tu có ý tạo phản! Muốn con cháu xưng Vương.”
Thông điệp ấy lan truyền không chỉ ở Vũ Ninh mà còn nhiều châu phủ khác khắp Vạn Xuân.
Vũ Ninh vương chuẩn y kế hoạch t·ấn c·ông Thiên Đức bằng mọi giá của Nguyễn Quốc Khánh. Khánh bí mật di chuyển quân kỵ tinh nhuệ trong đêm đến một một làng nằm ở phía Đông Bắc, cách quân doanh Thiên Đức đồn trú khoảng 7 dặm chờ ngày hành động. Quân Thiên Đức đồn trú không nắm được tin tình báo do Khánh chuyển quân ở hậu phương, quân tế tác Thiên Đức cài cắm bên Vũ Ninh cũng không thu thập được thông tin, ngay trong quân Vũ Ninh còn chẳng hay biết.
Khánh muốn dùng rất cả trí lực, sức lực, vật lực hòng giành một chiến thắng nhằm thay đổi thế cuộc.
Cả hai bên không hẹn mà cùng âm thầm chuẩn bị kế hoạch đối phó với nhau.
Hạ tuần tháng 5, bộ tướng của Triệu Trung là Lăng Nhất Trượng dẫn 1500 quân bộ, hầu hết là người Tống quốc đến đồn trú ở Phượng Sơn dưới tên mới là Trung đoàn Thuỷ Đường. Lăng Nhất Trượng hợp quân với anh em Vương Chí Linh đóng trại thuỷ, tập hợp thuyền nhỏ, kết bè làm quân nghi binh như thể sẵn sàng vượt sông.
Bên bờ đối diện, Vũ Ninh có một trại quân chừng năm trăm binh sĩ ngày đêm đề phòng Lăng Nhất Trượng và Vương Chí Linh.