Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 294: Nhất cử tam tứ tiện




Chương 294: Nhất cử tam tứ tiện

Nói về chàng Hoàng Như Hổ vừa bước sang tuổi 19, bởi công trạng bên Tây Phù Liệt được cho theo Lý An. Trong lần đối đầu với La Đình Đệ, Hoàng Như Hổ đọc được ý đồ của đối phương ém quân trong ngôi làng nhỏ nên Lý An đề đạt cho Như Hổ theo học quân sự đặng ngày sau dùng đến.

Cùng vào trường quân sự một lượt với Hoàng Như Hổ còn có chàng trai tên Nguyễn Địa Lô. Địa Lô cùng tuổi với Như Hổ, quê huyện Kinh Môn. Nguyễn Địa Lô mới học xong tân binh ở Ninh Hải, trong trận chiến với quân của Vũ Quan, Trần Siêu bên sông Hẹ, Địa Lô được chú ý bởi tài thiện xạ với nỏ Liên Châu, bắn bách phát bách trúng.

Nguyễn Địa Lô, Hoàng Như Hổ chung lớp với Trương Tú. Cả ba cùng tuổi nên mau chóng thân với nhau. Trong khi Trương Tú có thân thủ vì con nhà nòi, thích cầm đao kiếm xung trận, Địa Lô ưng dùng cung nỏ b·ắn h·ạ đối phương thì Như Hổ thiên về mưu.

Trương Tú rất hăng hái khi chiến đấu và nghiêm chỉnh lúc học hành bởi anh chàng muốn ghi điểm với cô gái Phất Ngân đang là thủ trưởng chính trị trong Tiểu đoàn Kim Động. Nếu Trịnh Tú hoàn thành xong khoá đào tạo 1 tháng về quân sự, chính trị và được đánh giá tốt, cậu sẽ trở thành Đại đội trưởng. Trịnh Tú tính rằng chỉ cần lập đôi ba đại công nữa nhất định sẽ có vị trí ngang bằng với Phất Ngân và khi ấy cậu sẽ đường đường chính chính ngỏ lời.

Nguyễn Địa Lô không có mục tiêu nào cụ thể, chưa thương thầm trộm nhớ cô nào. Trước đó ở làng cày cấy, rảnh rỗi đi bắn chim. Quân Thiên Đức chiêu mộ, Địa Lô đăng ký vì nghe nói quân Thiên Đức có thứ v·ũ k·hí rất lợi hại, bắn xa hơn cung nỏ và có t·iếng n·ổ uy lực. Địa Lô đã được thấy và nghe, muốn được cầm, được sở hữu thứ thần khí trứ danh ấy. Chỉ huy bảo rằng muốn có súng ấy phải trở thành binh sĩ trong quân chủ lực và một tân binh, muốn mau chóng được chú ý chỉ có cách thể hiện bản lĩnh trên chiến trường.

Hoàng Như Hổ có phần khác, cậu lập công theo cách âm thầm và được Vương để ý. Trong thời gian Như Hổ ở Tây Phù Liệt, mẹ già và Tiên Châu ở nhà được quân chăm nom và giúp đỡ rất nhiều. Tiên Châu làm cô giáo đứng lớp dạy đồng ấu, mẹ già đan áo, may vá, trồng rau. Nhà Hổ được cấp 6 sào ruộng, miễn thuế 1 năm nên Hổ muốn phấn đấu thêm hòng giúp hai người phụ nữ cậu thương yêu có cuộc sống no đủ hơn.

Trước khi theo học trường quân sự vào cuối tháng Giêng, Hổ làm đơn xin cưới vợ gửi cho Trần Nhật Tôn, người đang là chỉ huy trực tiếp của Hổ. Tôn bảo Hổ rằng, hãy để Tiên Châu trở về làng Vông. Hổ lo Tiên Châu về đó sẽ bị gia đình bắt lại nhưng Tôn nói:

-Cậu quên rồi ư? Cậu đang trong quân Thiên Đức, vợ của cậu là người thân Thiên Đức, kẻ nào đụng đến chả phải quân Thiên Đức sẽ tìm đến cửa sao?

Thấy Như Hổ lo ra, Tôn vỗ vai bảo:



-Sẽ có 4 nữ nhân về làng Vông cùng Tiên Châu, cô ấy không đi một mình. Cô ấy không chịu ở làng ấy chẳng ai ép được. Có điều, cậu vốn là kẻ ngụ cư, cả tuổi trẻ sống ven làng xóm không được thừa nhận. Chủ ý của Vương chính là muốn cô gái cậu yêu thương có danh phận đàng hoàng, người cô ấy lấy làm chồng không phải là chàng ngư phủ ngụ mom sông. Dân làng Vông phải thấy rằng, chỉ cần cố gắng sẽ có chỗ đứng trong thời nay. Một người không ai thừa nhận cũng có thể trở thành một đấng nam nhi vang danh thiên hạ.

Nghe nói có 4 nữ nhân về cùng Tiên Châu, Như Hổ vững bụng mà không hỏi thêm. Dù Tôn chẳng nói bốn nữ nhân đó là ai thì Hổ cũng biết bọn họ nhất định là quân Thần Vũ.

Tiên Châu khăn gói trở về làng Vông sau gần một năm bỏ nhà biệt tích, người làng đàm tiếu. Thấy cô về, người làng xôn xao đồn đoán chắc hẳn Tiên Châu đã bị Như Hổ hắt hủi hoặc là Như Hổ đã toi mạng khi quân Thiên Đức đánh Tế Giang.

Cha của Tiên Châu là một hào phú, mặt mũi là điều ông cần hơn cả vì tiền bạc vốn chẳng thiếu, trong nhà có đến hai chục người làm công. Những người làm công trước đây là gia nô, tì nữ, nô lệ nhưng lệ mới của Thiên Đức quy định các hào phú hay người có tiền bạc muốn thuê người làm đều phải có giấy tờ giao kèo nộp ra làng xã. Cấm buôn bán, gán nợ người, đặc biệt là phụ nữ, cấm tự ý đ·ánh đ·ập mà phải giao người sai phạm ra làng nước. Nhìn chung, thân phận của những gia nhân, gia nô, tì nữ ít nhiều có thay đổi ở Kim Động.

Hào phú họ Ngô vừa thấy con gái đặt chân đến cổng đã cầm roi đứng chắn ngang quát mắng và đuổi đi.

-Tao không có thứ con gái mất nết như mày! Mày bỏ theo thằng khố rách áo ôm nay ưỡn bụng hết đường sống nên mặt dày mò về đấy phỏng? Tao cấm! Cấm tiệt! Nhà này không có thứ con gái như mày, mày bước vào đây tao vụt cho què chân.

Bấy giờ một cô gái về cùng với Tiên Châu mới đứng ra nói:

-Thưa Ngô lão tiền bối, hôm nay Tiên Châu tay nải về nhà, việc đúng sai có thế nào, mong lão tiền bối hãy khoan mắng chửi, vào nhà rồi chúng tôi xin thuật đầu đuôi.



-Tao không chứa, chúng bay cút hết đi. Ngữ con gái mèo tha quạ mổ như nó có gì để nói? Nó bôi tro trát trấu lên mặt ta, nay vác mặt về làm gì?

Cô gái đáp:

-Chúng tôi là người của Thần Vũ quân, tuân mệnh Vạn Thắng vương đưa Tiên Châu tiểu thư về nhà để chuẩn bị cho lễ thành thân.

Ngô hào phú giật mình:

-Cái gì? Các cô là người của Vạn Thắng vương? Con này… con này… Vạn Thắng vương để mắt đến con tiện… à để mắt đến con gái ta ư?

Cô gái đáp:

-Ngô lão tiền bối chớ hiểu nhầm. Tiên Châu tiểu thư vốn là ý trung nhân của Hoàng Như Hổ. Hoàng Như Hổ dù mới gia nhập quân Thiên Đức nhưng đã lập nhiều đại công, đang mà môn đệ của ngài Lý An và chuẩn bị theo học việc quân để trở thành người tài. Vạn Thắng vương xét thấy Tiên Châu tiểu thư dung mạo xinh đẹp, tính nết đoan trang, lại là người có hiếu. Trong thời gian Hoàng Như Hổ thi hành mệnh của Vương, Tiên Châu một lòng phụng dưỡng mẹ già của Như Hổ. Nay Như Hổ và Tiên Châu muốn nên duyên chồng vợ, Vương không muốn Tiên Châu tiểu thư thiệt thòi nên cho về nhà chuẩn bị để Hoàng Như Hổ đến bái đường thành thân đàng hoàng. Đó cũng là Vương nghĩ cho danh tiếng của Ngô lão tiền bối và thuộc hạ của ngài.

Mẹ của Tiên Châu nãy giờ đứng nép bên gốc cau, nghe được đầu đuôi vội rảo bước đến cạnh Ngô hào phú, cầm tay lắc nhẹ:

-Ôi ông ơi, con gái nay trở về mà Vạn Thắng vương cử người đi cùng như vậy, ắt thằng Hổ được trọng dụng, nó không còn là thằng tứ cố vô thân như trước. Ông còn không mau tạ hơn sao?

Ngô hào phú vứt cái roi xuống, đổi nét mặt chắp tay thi lễ:



-Lão đây có mắt như mù, tuổi cao tai nghe không rõ đầu đuôi, mời các nữ quan nhân vào nhà xơi nước, lão xin hầu chuyện.

-Ngô lão tiền bối không cần phải đa lễ như vậy, chúng tôi chỉ thừa hành nhiệm vụ và sẽ ở lại đây bảo vệ Tiên Châu tiểu thư, mong Ngô lão tiền bối tạo điều kiện giúp cho, chúng tôi xin đội ơn ngài.

Ngô hào phú một dạ hai vâng, ra hiệu cho vợ dẫn con gái đang nước mắt ngắn dài vào nhà. Còn bản thân hào phú niềm nở dẫn lối cho bốn nữ nhân Thần Vũ.

Hai hôm sau, cạnh làng Vông bỗng có một đội quân chừng hai trăm người hạ trại. Ngô hào phú vốn cả đời lăn lộn ngoài luỹ tre làng, thấy có quân đến trú đóng liền đoán có sự lạ. Đồ rằng sẽ có đại nhân vật trong quân đến làng nên quân mã mới đến trước đóng quân dò xét tình hình, kiểm tra cả sổ khẩu của làng.

Hai hôm sau nữa, Ngô hào phú lại thấy có thêm một đội kỵ binh gần hai trăm người từ Hiến Doanh kéo đến. Ngô hào phú vui như mở cờ trong bụng, tin rằng Hoàng Như Hổ hẳn lập công trạng lớn, được Vương tin dùng nên đám cưới nhất định sẽ có thống lĩnh từ Hiến Doanh đến chúc mừng. Bởi thế, Ngô hào phú xuất tiền làm cỗ khao cả làng, mời cả hương thân phụ lão trong giáp ngoài hương đến chung vui, tiễn con gái theo chồng.

Dân làng Vông và lân cận bàn tán xôn xao suốt mấy ngày liền về chàng trai mới năm trước còn chèo thuyền đánh cá ven sông nay đã thành đại nhân vật trong quân.

Sáng sớm ngày đón dâu, ngoài cổng làng Vông xuất hiện mấy trăm cô gái vận y phục màu vàng, thắt lưng vải đỏ cưỡi ngựa đến hỏi han tình hình rồi kết hợp với binh mã trước đó bố ráp quanh làng. Nhìn y phục của quân đoán nhân vật, quả nhiên Vạn Thắng vương đại diện họ nhà trai dẫn đầu đoàn tuỳ tùng đến làng Vông cưới vợ cho Hoàng Như Hổ.

Nhìn sâu xa, đây cũng là hình thức quảng cáo của Vạn Thắng vương giúp việc chiêu binh ở Kim Động trở nên dễ dàng hơn, chuẩn bị đối phó với các sứ quân nay mai sẽ tiến đánh. Một chàng trai không họ hàng thân thích, tự học chữ nghĩa, dũng cảm can trường xin vào quân và được trọng dụng thực là một chất liệu tốt. Ty Thông tin tranh thủ chuyện này và nhờ thế, Triệu Quang Phục nhận được hơn hai nghìn đơn xin gia nhập quân Thiên Đức. Trong đó nữ nhân chiếm phần nhỏ, chỉ khoảng hơn trăm người.

Vạn Thắng vương làm một việc trúng nhiều đích, đầu tiên là có được sự trung thành tuyệt đối của thế hệ những binh sĩ trẻ mới vào quân giống như Hổ, khích lệ họ cống hiến. Thứ đó, danh tiếng Vạn Thắng vương trong dân vùng Kim Động cũng lan truyền nhanh như gió và sau cùng mới là lợi cho quân chiêu binh.

Một điều quan trọng nữa mà thời điểm này ít người để tâm. Đó là, khi quân Thiên Đức thu thập được bách tính, lòng dân hướng về, người nghèo sẽ có lợi song những thổ hào, địa chủ, nho sĩ, văn thân… tầng lớp gọi chung là trí thức nhất định sẽ chống đối khi quyền lợi bị đụng chạm. Chương đang muốn dung hoà để giảm tránh những hậu hoạ ngày sau. Ấy là tầm nhìn của một sinh viên tiếp thu kiến thức trên ghế nhà trường chứ chẳng phải quân vương minh trị gì cho cam.