Chương 265: Thiên Đức - Thần Sách - Thánh Dực
Đất Hải Đông quá rộng! Điều này Chương hiểu bởi để đi từ bến Bình Than đến thành Kinh Môn mất non hai ngày đường, chưa kể từ Kinh Môn ra đến bể.
Theo như sổ sách đem về kiểm kê, tính từ Ninh Hải hất lên phía Bắc, từ bến Bình Than đến tận bờ bể, diện tích Hải Đông lên đến 700km2, gấp ba lần phủ Thiên Đức! Cộng thêm hơn 190km2 của huyện Kim Động, Chương là vương của một vùng đất rộng gần 1.200km2
Hải Đông đất rộng người thưa, diện tích chiếm được gấp ba lần phủ Thiên Đức, địa hình bằng phẳng, dân số kiểm soát chỉ có 15 vạn. Dân cư Hải Đông phân bổ gần bờ bể, quanh các thị tứ ven các dòng sông nhỏ, đất đai hoang hoá rất nhiều.
Chương làm phép tính ước lượng đơn giản, 13 sứ quân còn lại hẳn đang kiểm soát khoảng hơn 3 triệu dân. Nghe nói La thành, Sơn Tây, châu Đại Hoàng đều là những vùng đất đai trù phú, dân đông lắm tài vật. Đất Vạn Xuân rộng bao nhiêu Chương chưa thể biết rõ, song việc nắm trong tay khoảng 35 vạn dân, ước đoán 10% dân Vạn Xuân, đặt ra cho vị vương trẻ rất nhiều vấn đề bên cạnh Bộ luật Thiên Đức đang được biên soạn.
Đầu tiên vẫn là quân sự, cần phải xây dựng lực lượng q·uân đ·ội manh với ít nhất 3 vạn quân, đủ sức đảm bảo an ninh khắp vùng.
Đoàn Thượng dẫn theo 500 tân binh gốc huyện Kim Động mới hoàn thành xong khoá huấn luyện đến Ninh Hải. Tại đây, Đoàn Thượng sẽ lập Trung tâm huấn luyện Ninh Hải. Trương Văn Long đi cùng. Đoàn Thượng nhận nhiệm vụ thống lĩnh ba quân ở Ninh Hải, Trương Văn Long làm phó thống lĩnh. Tách Tiểu đoàn thuỷ Vạn Ninh của Hoàng Thái Công đang đóng quân ở Ninh Hải trực thuộc Thần Sách.
Nhiệm vụ Chương giao cho Đoàn Thượng và Trương Văn Long là đến hết năm Thiên Đức 30, phải tuyển mộ, huấn luyện được 2000 binh sĩ. Biến Ninh Hải thành một quân doanh mạnh, lấy Trung đoàn Thần Sách làm trung tâm, tiến tới nâng cấp Thần Sách thành đại đoàn với 1 vạn binh sĩ. Theo kế hoạch, Trung đoàn Kinh Môn của Nghị sẽ trực thuộc Đại đoàn Thần Sách. Nghị cũng nhận nhiệm vụ tuyển quân gửi đến trung tâm tân binh.
Triệu Quang Phục thống lĩnh ba quân thuộc huyện Siêu Loại và Kim Động, bao gồm thương cảng Hiến Doanh. Thành lập Trung tâm tân binh Kim Động, chịu trách nhiệm tuyển quân, huấn luyện tại chỗ trước khi giao quân. Hạn đến tháng 12 phải hoàn chỉnh nhân sự 1 vạn quân, lấy Trung đoàn Thánh Dực làm nòng cốt xây dựng Đại đoàn Thánh Dực.
Chương gọi Phạm Cự Lượng về Thiên Đức, giao nhiệm vụ cho Lượng tái bố trí lại Đại đoàn Thiên Đức, gói gọn trong 1 vạn quân, đại bản doanh vẫn sẽ ở trại Nguyệt Đức. Tiểu đoàn thuỷ Siêu Loại dưới quyền Đinh Công Tráng trực thuộc Đại đoàn Thiên Đức.
Bốn đại đội thuỷ pháo dưới quyền Cao Lịch chia ra, sáp nhập vào ba đại đoàn. Cao Lịch được điều đến Ninh Hải, đại đội thuộc quyền Lan Ngư phủ giữ lại ở bến Luy Lâu.
Mỗi đại đoàn sẽ có đủ bộ binh, kỵ binh, thiết xa, thuỷ binh, pháo binh, công binh, hậu cần trực thuộc.
Lữ đoàn thuỷ quân Long Vũ hiện chỉ còn:
Tiểu đoàn Long Vũ trấn ở bến Môn, huyện Thiên Đức thuộc quyền Phạm Chiêm.
Tiểu đoàn Kình Ngư do Phạm Hữu Nhật chỉ huy đóng ở bến Bình Than thuộc huyện Thuận Thiên.
Tiểu đoàn Yết Kiêu đóng ở Hiến Doanh.
Do yêu cầu thực tế, Yết Kiêu giao lại quyền thống lĩnh quân sự tại Hiến Doanh cho Vũ Mục. Bản thân Yết Kiêu trở về thành Luy Lâu chịu trách nhiệm huấn luyện thuỷ binh. Nhiệm vụ mà Chương giao cho Yết Kiêu khá nặng nề, cần phải nâng cấp ba tiểu đoàn hiện có thành ba trung đoàn! Mục tiêu 5000 quân.
Lữ đoàn Thần Sấm thuộc quyền Phạm Bạch Hổ cũng bị chia ra. Hổi đầu năm Hổ có 1000 quân, nay chia 360 người, tương đương ba trung đội, về ba đại đoàn chuẩn bị thành lập, làm nòng cốt phát triển quân số. Với số quân còn lại, Hổ sẽ chỉ được phép tuyển tân binh là người trong 4 huyện với mục tiêu 2000 quân.
Tiểu đoàn Tam Vạn của Phạm Ngũ Lão giao về Đại đoàn Thiên Đức, luật bất thành văn của tiểu đoàn này, chỉ tuyển quân thuộc huyện Thiên Đức. Trong kế hoạch xây dựng lực lượng, Lý Kế Nguyên sẽ phải học thêm, chính trị, quân sự để nắm giữ chức Đại đoàn phó cùng Nghiêm Phúc Lý.
Xét thấy các vấn đề khách quan, chủ quan cùng với ý kiến tham mưu của Phạm Tu, Lý An, Duệ, Thiên Bình, Quang Phục, Đoàn Thượng… hai tiểu đoàn nữ binh Thần Vũ và Đường Vỹ không trực thuộc đại đoàn nào, thuộc quyền chỉ huy trực tiếp của Chương hoặc Thiên Bình. Có nghĩa, hai tiểu đoàn nữ sẽ ở hậu phương lo… sinh đẻ, huấn luyện nữ binh, bảo vệ gia quyến Vạn Thắng vương.
Sau chiến dịch truyền thông về chiến công của hai nàng Lam Khuê và Thu Vân, trung tâm của Lôi nhận gần hai nghìn nữ binh xin gia nhập. Bởi thế hai tiểu đoàn nữ phải giúp Trương Lôi luyện quân, đến cuối năm Thiên Đức 30, Trung đoàn Thần Vũ có số quân lên đến 2700 người chia làm 5 tiểu đoàn: Thần Vũ, Đường Vỹ, Thiên Kim, Mai Lan và Lam Khuê. Trung đoàn nữ này thường chỉ có khoảng 2000 quân thường trực, số còn lại mang thai, sinh nở tạm thời làm những việc khác.
Nhìn chung, Bộ Quốc phòng Thiên Đức thực hiện chính sách “Tĩnh vi dân, động vi binh” nên quân sĩ luân phiên nhau làm nông, chiến đấu hòng giảm gánh nặng cho ngân khố, bổ sung nhân lực sản xuất nông nghiệp, công thương nghiệp. Những đơn vị nòng cốt được xem là quân nhân chuyên nghiệp, sẽ chỉ có nghỉ phép mà thôi.
Từ chiến thắng chớp nhoáng ở Sơn Tây, thắng như thua bên bờ Thiên Đức, lấy Luy Lâu, dọn Thư Đôi rồi đến thủ Hiến Doanh, dẹp Kinh Môn, Ninh Hải. Bản thân Chương đều rút ra những bài học riêng.
Chương cũng đã xem Trương Lôi luyện quân, Phạm Tu, Triệu Quang Phục, Đoàn Thượng dạy binh pháp. Đối với Chương mà nói đa phần lạ lẫm, cái hay thì lắm mà chỗ nhược cũng nhiều. Quân Thiên Đức vẫn mang dáng dấp của đội quân nông dân, chưa chuyên nghiệp. Dũng cảm có thừa song phối hợp tác chiến hãy còn những tồn đọng cần giải quyết.
Với trọng trách là người đứng đầu quân sự lẫn dân sự nhưng khả năng của Chương có hạn vì anh đâu phải thánh nhân. Từ kinh nghiệm thực tế kết hợp kiến thức cóp nhặt trên mạng trước khi đến Vạn Xuân và một ít trong sách sử. Chương muốn quân Thiên Đức hoàn thiện hơn, xây dựng được học thuyết quân sự riêng bởi tình hình thay đổi mau lẹ, q·uân đ·ội cũng phải thay đổi.
Từ những tin tức Tôn thu thập, thêm cả Bỉnh Di cung cấp, Chương biết mình cần phải thúc đẩy nhanh việc hiện đại hoá q·uân đ·ội bởi Tô Trung Từ có dấu hiệu kết liên minh với sứ quân ở Đông Phù Liệt, hoà hoãn với Vũ Ninh vương bằng cách trao trả một vài xã đã chiếm trước đó. Kẻ thiếu thông minh cũng hiểu Tô Trung Từ đang muốn điều gì. Ngay cả đồng minh Sơn Tây cũng đang e dè, Nguyễn Chính Nghĩa tháng nào cũng được cử đến phủ Thiên Đức ở hơn chục ngày. Đã có những khoảng thời gian Viên ngoại lang Nguyễn Chính Nghĩa tưởng mình là dân phủ Thiên Đức.
Trữ quân ở La thành, theo như Lâm Chí Hoà dò la được, chỉ kiểm soát gần 1000km2 đất và gần 40 vạn dân. Sơn Tây vương có khoảng 32 vạn dân trên diện tích chừng 1800km2. Việc Chương có hơn 30 vạn dân với đất đai rộng lớn, thông ra bể thật sự là mối nguy đối với họ.
Chương họp với Phạm Tu và Bỉnh Di, Trần Nhật Tôn chỉ để nói rằng:
-Chúng ta không thể cùng lúc chống lại nhiều kẻ đánh ta cùng lúc, thua họ thì khó, thắng họ cũng khó. Ta không muốn thành quả mấy năm trời gầy dựng tan thành bọt nước, dân chúng lầm than. Việc trước tiên cần làm là xây dựng q·uân đ·ội mạnh, kinh tế mạnh. Sau đó mới thôn tín các sứ quân nhỏ, trọng điểm của chúng ta là hướng Nam và Tây Nam. Nhiệm vụ của Ty Công an và Phòng Tình báo bằng mọi cách p·há h·oại nội bộ của những Trữ quân, Vũ Ninh vương. Đặc biệt khơi thêm mối bất hoà giữa tầng lớp thương nhân, quan lại, địa chủ và bách tính. Nếu họ không có bất ổn hãy tạo bất ổn cho họ. Trong không ấm thì ngoài tất không yên, họ sẽ khó động binh. Ta cần kéo dài thời gian đôi ba năm nữa trước khi giải quyết hết bọn họ.
Ty Công an bí mật lập thêm Ban C: Phản gián; kết hợp với Phòng Tình báo tuyển thêm ngoại tuyến phá quấy các sứ quân khác.
Chương dặn riêng Trần Nhật Tôn:
-Cậu nhắm vào những tráng đinh trẻ bất mãn, tiếp tế lương thảo, khí giới lạnh, bạc vàng cho họ để trở thành những toán c·ướp. Ta chỉ yêu cầu một điều kiện, không c·ướp c·ủa dân hay thương nhân. Nếu cần, bí mật đưa tướng sĩ của ta đến huấn luyện bọn họ.
Đó là cách mà Chương nghĩ khả dĩ trong thời điểm hiện tại, câu thêm chút thời gian yên bình.