Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 264: Biên soạn luật Thiên Đức




Chương 264: Biên soạn luật Thiên Đức

Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ! Thiên hạ thì Chương vẫn đang mở rộng, thực tế, Chương nghĩ bản thân đang kiểm soát đất đai rộng hơn anh tưởng tượng ở vào tuổi 26. Tề gia? Thôi thì mấy cô vợ đều ngoan cả, tuy các nàng đều sắc sảo, ghê gớm nhưng cũng chưa làm gì quá phận. Bốn nàng đều biết quan tâm lẫn nhau, chia nhau việc, cũng lắm khi tranh luận rất sôi nổi nhưng cãi nhau thì không. Cãi nhau ai to tiếng cãi cùn sẽ thắng, tranh luận cần có lý lẽ. Chương đã dạy vợ như vậy, kể ra cũng là tài rồi.

Trị quốc thì sao?

Chương đã nhiều đêm nằm vắt tay lên trán nghĩ suy. Chẳng phải đến bây giờ mà ngay từ năm Thiên Đức 25, Chương đã để tâm đến việc đặt ra luật lệ mới cho huyện Thiên Đức. Thảng hoặc Chương cũng hay đàm đạo với Phạm Tu, Bỉnh Di và thường là Duệ. Chương đôi khi phàn nàn luật lệ của Vạn Xuân vốn đang áp dụng ở phủ Thiên Đức cũ Siêu Loại cũ có nhiều điểm khác nhau song tựu chung là rất hà khắc, thiên về trị dân.

Chương không muốn vậy.

Chương có hạn chế là không biết Hán tự, Duệ cũng nhiều việc chẳng kém nên Ty Thông tin và Ty Giáo dục đã kết hợp dịch toàn bộ nội dung luật sang chữ Bụt để Chương đọc. Để dịch 398 điều luật sang thứ ngôn ngữ những người trẻ bắt đầu dùng nhiều mà cần phải sát nghĩa cũng là việc không dễ dàng với bọn Hàn Thuyên. Gần đây có sự giúp đỡ của những Vũ Trinh, Lê Văn Thịnh, Ngô Miên Thiệu, Trịnh Hoài Thượng, Nguyễn Công Truyền, bộ luật Vạn Xuân đã được trình lên. Như Phạm Tu nói, luật Vạn Xuân lấy khuôn mẫu từ luật Hoa quốc, chỉ điều chỉnh không đáng kể, bỏ vài điều không phù hợp.

Chẳng riêng ở Siêu Loại cũ mà trên khắp Vạn Xuân, chẳng sứ quân nào có ý định thay đổi điều luật đang áp dụng. Họ cho là hợp lý hoặc cho là chẳng cần tốn thời gian đổi thay mà làm gì.

Hậu nhân theo tiền bối, dần dà chẳng ai còn thấy cần thay đổi điều gì đó trong bộ luật.

Chương thì có do Chương còn trẻ, anh muốn luật lệ cho mình định ra phù hợp với trình độ nhận thức của dân. Anh không muốn dân sợ luật mà muốn họ hiểu, hiểu càng nhiều càng tốt.

Huyện Thiên Đức dưới quyền Chủ tịch Phạm Ba Duy hiện tại có hơn 3 vạn dân, một huyện nhỏ, xuất phát điểm của quân Thiên Đức. Sau mấy năm tích cực chú trọng dạy chữ khắp thôn xóm bằng nhiều hình thức. Trẻ em từ 8 đến 14 tuổi có đến hơn bảy chục phần trăm biết đọc, biết viết, biết làm toán cộng trừ nhân chia đến số hàng vạn.

Gần năm chục phần trăm quân sĩ Thiên Đức biết chữ, hai mươi tám phần trăm trong số binh sĩ ấy đọc thông viết thạo, tuy còn chậm nhưng đọc, viết đều đúng cả.

Dân trong huyện Thiên Đức, tính từ 15 đến 40 tuổi, có đến hơn bảy mươi phần trăm nhận được mặt chữ. Đánh vần còn chậm song đó là những điều khích lệ Chương cho đẩy nhanh tiến độ phổ cập chữ Bụt trong toàn bộ phủ Thiên Đức. Phấn đấu đến hết năm Thiên Đức 30 sẽ có khoảng 65% dân dưới 40 tuổi biết đọc, biết viết.

Bộ sách đầu tiên mà những người biết đọc cần đọc là “Dự thảo luật Thiên Đức”. Các vị đầu huyện, nhân viên trong các ty hay binh sĩ đọc sách này, chỗ nào thấy vô lý, thấy hà khắc, thấy cần bỏ thì viết ra giấy trình bày kèm tên họ, gửi lên trên. Vạn Thắng vương tuyên bố sẽ tuyên dương và thưởng tiền, thưởng phép cho những người có ý kiến đề đạt, vạch ra những điều luật cần thay đổi.



Ai dám sửa luật? Bàn tán thì dễ, giấy trắng mực đen sợ tội vạ đổ đầu. Huyện phó Thừa Thiên Vũ Trinh hiến kế rằng, cần phải có người đứng ra sửa trước mới có kẻ dám làm theo. Chương cho là phải bèn lệnh ho Vũ Trinh chọn ra ba nho sinh ở các nơi khác nhau, mách họ đề đạt loại bỏ nhuận hình trong Điều 1.

Điều 1 luật Vạn Xuân có ghi “Tội tử” là h·ình p·hạt tử hình gồm có 3 bậc chính là: Giảo (thắt cổ) và trảm (chém đầu) và nhuận hình. Trong đó Trảm nặng hơn vì thân xác không còn nguyên vẹn.

Tội nhân bị xử giảo hay trảm mà đem thi hành ngay được gọi là giảo quyết hay trảm quyết. Trường hợp đem giam kỹ chờ mùa xuân xem xét lại (xét án mùa xuân) được gọi là giam hậu(trảm giam hậu, giảo giam hậu) tức là việc giam chờ. Các quan trong Đại Lý tự sẽ xem xét hồ sơ của tử tội và chia ra làm 3 bậc được gọi là: số tình thực (tức là tình tội chắc thực, bị y án); số hoãn quyết (có nghĩa là tạm hoãn sự thi hành h·ình p·hạt); và số căng nghi (tức nên thương (căng) và còn ngờ (nghi) được tâu lên nhà vua quyết định.

Bậc thứ ba là nhuận hình, xem là xử tăng nặng, vô cùng nghiêm khắc và Chương, một người hiện đại, khó chấp nhận. Bao gồm:

Tội lăng trì: Xẻo từng miếng thịt, moi ruột gan, phân thây, muối xương, tức là làm tội nhân bị c·hết một cách hết sức đau đớn cho phải đáng tội, và nhằm nêu gương cho những người khác răn chừa.

Tội trảm kiêu (chém bêu đầu: Chém đầu rồi ghi rõ tên và tội đem treo lên đầu một cây sào, sau đó đem đi cắm bêu ở nơi ngã tư đường cái cho tất mọi người đều biết để mà răn sợ.

Tội lục thi (phân thây): Băm thây.

Luật Vạn Xuân có định nghĩa: Khi hết thở gọi là c·hết, hình hài còn lại gọi là xác c·hết.

Nhận được kiến nghị của ba nho sinh chim mồi, Chương họp với các chức sắc đầu huyện, đầu ty... chỉ để nói rằng: Khi một phạm nhân đ·ã c·hết rồi thì không cần phải xử tội nữa, luật trời đã phạt y rồi thì con người không còn đòi hỏi gì ở phạm nhân nữa. Chương muốn những nhân sĩ hiểu rằng c·hết là hết, chúng ta không thể man rợ với đồng loại.

-Nếu bách tính nhìn mà sợ rồi không làm bậy đúng ra những h·ình p·hạt ấy phải biến mất rồi chứ? Sao vẫn còn? Giữa việc dân sợ mà không làm và không làm vì hiểu biết điều hay lẽ phải thì ta chọn cái nào? Phòng bao giờ cũng hơn chữa. Một cái đầu bêu ngoài chợ nghĩa là gì? Là một tội ác đã xảy ra trước đó. Thôi thì do trước đây dân chúng còn chưa biết, nay nhiệm vụ của các ông phải dạy cho dân chúng biết để họ bảo ban nhau. Dân Thiên Đức biết chữ nhiều hơn lân bang, vậy phải tăng cường dạy chữ, nâng cao nhận thức, hiểu biết luật cho họ. Biết rồi mà vẫn sai lúc ấy chém đầu chưa muộn.

Cơ bản mọi người đều cho là Chương vì lòng nhân mà nghĩ vậy. Chương là vương, vương muốn sao chính là thế ấy.



Ty Thông tin lan truyền tin tức khắp phủ về ba nho sinh được thưởng mỗi người 1 nén bạc vì đã đề đạt ý kiến loại bỏ ba h·ình p·hạt nghiêm khắc. Vạn Thắng vương thấy rất đúng, thuận tình loại bỏ. Ngoài thưởng 1 nén bạc, ba nho sinh được tuyển vào làm việc tuỳ chọn vị trí trong 5 huyện.

Dân tình kháo nhau, những người hay chữ bấy giờ mới sờ đến sách, nghiên cứu luật lệ đã tồn tại trừ trước khi nước Vạn Xuân được lập.

Nghiên cứu rồi bàn luận, tranh luận ở ngoài đồng, bên bàn trà, dưới bến sông, trong doanh trại…

Chương chỉ tốn chưa đến hai trăm nén bạc để phổ cập “Dự thảo luật Thiên Đức” đến bách tính. Ai cũng có thể nêu ý kiến, ai cũng muốn gửi thư còn ý kiến nào được đem ra bàn ở thượng tầng chỉ có trời mới biết.

Tất cả những ai gửi thư đến Lý phủ đều nhận được thư cảm ơn đã góp ý, đóng dấu Vạn Thắng vương kèm 10 đồng vì… đã có người góp ý trước rồi.

Thực sự cũng có hơn hai chục ý kiến được nghiên cứu kỹ lưỡng để sửa, thay đổi lần thứ nhất “Dự thảo luật Thiên Đức”.

Vũ Trinh vì công lao mách kế hay, nhiệt tình vận động, cùng quá trình làm việc mẫn cán được Vạn Thắng vương thăng chức Huyện trưởng Thừa Thiên kèm 5 nén vàng và 10 tấm lụa thượng hạng.

Bổ nhiệm Phạm Sư Mạnh làm Huyện phó Thừa Thiên vì hiến kế riêng cho Vạn Thắng vương, còn kế gì chưa ai hay biết.

Thần phi bị cho thôi nhiệm Huyện trưởng, về Lý phủ chuyên tâm nghiên cứu luật trước khi nhận nhiệm vụ mới.

Thần phi Nguyễn Diệu Huyền đã biên “Ngày nay vĩnh viễn bỏ nhục hình, vĩnh viễn bỏ độc hình, chỉ còn giữ lại h·ình p·hạt ghê kh·iếp ngoài hết thảy mọi ghê kh·iếp này là bằng cách trảm kẻ bất trung, bất hiếu mà thôi”.

Một số tội điển hình “bất trung bất hiếu” như:

-Mưu phản và đại nghịch chống Vương và xã tắc. (Điều 233)

-Mưu g·iết ông bà, cha mẹ. Gian dâm và âm mưu g·iết chồng, vợ. (Điều 255)



-Giết một nhà ba người. (Điều 256)

Bởi quân Thiên Đức kỷ cương nghiêm, một tay Duệ quán xuyến từ ngày còn ở bến sông chỉ hơn ba trăm người, nên Duệ chắp bút viết quyển 1 Bộ Luật Thiên Đức gọi là quyển Quân chính gồm 41 điều, quy định về sự trừng phạt các h·ành v·i s·ai trái của sỹ quan, hạ sĩ quan, binh lính, các tội quân sự khác.

Quyển 2 còn gọi là Luật Hộ hôn: 60 điều quy định về hộ tịch, hộ khẩu, hôn nhân, gia đình và các t·ội p·hạm trong các lĩnh vực này.

Quyển 3 còn gọi là Luật Ruộng đất: 32 điều quy định về ruộng đất, thừa kế, hương hỏa và các t·ội p·hạm trong lĩnh vực này.

Quyển 4 còn gọi là Luật Hình sự: Tổng 136 điều, trong đó chia ra 3 chương mục chính:

Mục Cường đạo: 55 điều quy định về các tội trộm c·ướp, g·iết người và một số tội chính trị như phản phủ hại Vương.

Mục Đấu tụng: 50 điều quy định về các nhóm tội đánh nhau, vu cáo, lăng mạ.

Mục Giả dối: 31 điều quy định các tội g·iả m·ạo, lừa dối.

Để soạn ra Bộ luật Thiên Đức là cần thiết bởi Thiên Đức nay đã có huyện Kim Động và trấn Hải Đông. Tuy các nơi ấy vẫn áp theo luật cũ xong xét xử có phần khác nhau, nặng nhẹ theo cảm tính và độ nặng của bạc vàng. Bởi vậy, Chương muốn thống nhất luật càng sớm càng tốt.

Duệ soạn dở quyển 5 liên quan đến tội t·ham n·hũng thì tạm ngưng, giao lại cho các vị đầu huyện bàn thảo theo ý của Chương. Thứ nữa, Chương cũng sót vợ.

Phân nửa trong số luật Duệ biên soạn là dựa vào tài liệu mà nàng lưu giữ, những bản chép tay của Chương. Uyển Như, Lam Khuê, Thiên Bình cũng giúp Duệ biên soạn. Trong những cuốn sách sử mà Chương từng đem đến Vạn Xuân có đề cập đến Bộ luật Hồng Đức nào đó, sách chép không đủ nhưng gợi ý cho Chương và bốn nàng rất nhiều.

Bốn cô vợ đầu gối tay ấp vẫn một mực tin rằng Chương từ trên trời xuống bởi họ chưa bao giờ nghe đến tên bất cứ ông vua nào được ghi trong những cuốn sách ấy.

Như trò đùa số phận, những cuốn sách sử Chương vô tình đem theo đều viết từ giai đoạn Lý Thái Tổ lên ngôi mà thôi.