Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 261: Lấy đồ trong túi




Chương 261: Lấy đồ trong túi

Trần Công Tích và Đặng Sỹ Nghị gọi hàng, hồi đáp là những lời lẽ thoá mạ cùng hàng loạt tiễn bắn hết tầm. Chương ngồi trên ngựa che miệng ngáp, nói với Duệ:

-Thôi, họ chưa ngoan thì…

Duệ hiểu ý, thúc bạch mã chạy lên trước truyền lệnh. Hàng chục cỗ hoả pháo ngang nhiên đẩy đến gần hào nước bắn đạn cháy, dầu sôi lên mặt thành. Bắn một hồi, lâu cao trên cửa Nam b·ốc c·háy, quân sĩ trấn trên tường thành nhốn nháo dạt ra xa.

Trần Công Tích lại ra sức gọi hàng song vô ích.

Quân của Đặng Sỹ Nghị kiếm được mươi thuyền chài khiêng đến bờ sông Kinh Môn. Một binh sĩ của Nghị chèo thuyền chở theo bốn đến sáu binh sĩ Thiên Đức men theo bờ sông dùng hoả mai ngắm bắn quân thuỷ của Lê Hoan với mục đích quấy phá. Quân của Hoan tức khí lấy thuyền truy theo, thần công đặt sẵn ven bờ rót vài loạt khiến quân của Hoan chìm mất một thuyền đành phải lui.

Tiếp đó, quân Thiên Đức đắp nhiều ụ đất quanh thành, dựng hàng trăm thang tre cao hơn một trượng, leo lên đó nhìn vào trong thành, hoặc dùng hoả mai ngắm bắn binh sĩ trên mặt luỹ thành.

Thuỷ quân Thiên Đức do Yết Kiêu tự tay huấn luyện, cử năm chục quân có khả năng bơi lặn tốt từ Hiến Doanh đến sẵn sàng đợi lệnh nhập trận. Toán thuỷ quân Thiên Đức này lợi dụng trời tối chia từ ba đến năm người một nhóm ôm thân chuối bơi xuôi dòng đem theo quả nổ, hoả hổ. Hơn chục nhóm thuỷ quân tiếp cận những chiến thuyền ở vòng ngoài trại thuỷ dùng hoả hổ và quả nổ gây cháy, hư hại mất bốn thuyền lớn.

Thuỷ quân của Lê Hoan nháo nhác, tăng cường bố phòng song thuỷ quân Thiên Đức không tập kích thêm trận nào nữa. Mục đích thuỷ quân chỉ hòng gây hoang mang, nao núng là chính.

Quân Thiên Đức chọn hướng t·ấn c·ông chính ở cửa Nam. Dưới sự yểm trợ của thần công và hoả pháo, quân của Nghị dễ dàng vượt hào nước áp sát cổng thành mà không bị tổn thất binh tốt. Song song với đó. Quân Thiên Đức dùng thang tre, thang dây leo lên mặt luỹ trên cổng phía Nam. Từ vị trí này, hai nghìn tay súng toả tả hữu dùng hoả mai và quả nổ trấn áp, dồn ép quân trấn thành về phía sau, giúp quân của Nghị nhập thành.

Hàng trăm mái nhà trong thành b·ốc c·háy, Nghị dẫn quân tiến trong tầm bắn yểm trợ của hoả pháo, thần công và hoả mai, t·hương v·ong không đáng kể.

Quân trong thành chống không nổi, có dấu hiệu tan vỡ. Trần Công Tích và Đặng Sỹ Nghị gọi hàng được hơn nghìn binh sĩ. Bọn Lê Khả chặn hậu cho Lê Hoan thoát theo lối cửa Bắc nơi có trại thuỷ. Quân Thiên Đức trên mặt thành ném quả nổ vào giữa đám đông cố thủ gây t·hương v·ong lớn. Hết đường chạy, quân của Khả hạ khí giới quy hàng từng mảng trong khi Lê Hoan lên được thuyền thúc quân chèo về hướng sông Đá Vách bất chấp những khẩu thần công trên bờ liên tục nhả đạn bắn đuổi.

Chỉ hơn ba nghìn quân lên được thuyền thoát chạy cùng Lê Hoan phần vì thuyền không đủ, phần vì quân Thiên Đức đánh rát quá.



Lê Khả giả trang thành quân sĩ, lợi dụng nhốn nháo ở trại thuỷ trốn chạy nhưng bị quân sĩ của Nghị túm được dẫn trở vào thành nhốt chung với tù binh. Ba ngày sau, bọn Phạm Bỉnh Di dẫn theo hai trăm người của Ty Công an đến kết hợp với quân của Nghị thẩm vấn từng người hòng phân ra ba loại:

Loại thứ nhất, tuổi dưới hai mươi hai dẫn giải về Thiên Đức phủ lao động cải tạo. Số này được gần hai nghìn.

Loại thứ hai, tuổi dưới ba mươi giao cho Đặng Sỹ Nghị cai quản, kiểm đếm được gần hai nghìn.

Loại thứ ba, lính trên ba mươi tuổi sẽ cho về quê quán cấy cày. Xét đến nhóm này lòi ra Lê Khả vì trong sổ quân không có. Phạm Bỉnh Di gọi Đặng Sỹ Nghị đến nhận mặt, Lê Khả xin tha mạng.

Bỉnh Di và Sỹ Nghị trình lên Chương trường hợp này. Bởi Lê Khả người Hải Đông, trên danh nghĩa vẫn thuộc quyền Trần Công Tích. Chương để Tích tự quyết, Tích lại để Nghị định đoạt. Nghị vui như mở cờ trong bụng, tặng Lê Khả một đao.

Ngoài ra, hơn 30 chục đạo đồng của Mao đạo sĩ, non phân nửa là người Vạn Xuân, còn lại người Hoa quốc. Nghị hỏi ý Chương nên xử trí ra sao, Chương đáp:

-Đất Vạn Xuân chứa người Vạn Xuân.

Đạo đồng người Hoa quốc b·ị c·hặt đ·ầu hết lượt, những kẻ còn lại tha bổng cho về.

Duệ, Lam Khuê trở về phủ Thiên Đức cùng Tiểu đoàn Thần Vũ đem theo nhiều giấy tờ, bạc vàng sổ quân, sổ khẩu cùng phân nửa lương thảo thu được. Phạm Bỉnh Di cùng về, số tù binh được tân binh áp giải theo sau. Võ Văn Dũng ở lại thành Kinh Môn nắm thêm tình hình, tuyển người bản địa làm việc cho Ty Công an.

Lý Công Thành dẫn Tiểu đoàn Luy Lâu hộ tống Uyển Như đến Ninh Hải. Uyển Như ở Ninh Hải ba ngày, sau đó Tiểu đoàn Thuận Thiên địa phương quân cùng mấy trăm tân binh hộ tống Uyển Như về phủ Thiên Đức.

Trần Công Tích một lần nữa xin quy thuận, đem sổ bộ, giấy tờ, tài vật, gia nhân ở An Sơn phủ dâng lên. Chương chỉ nhận sổ bộ và giấy tờ liên quan, tài vật không nhận, nói với Tích nên dùng một ít khao quân. Gia nhân hơn ba trăm người từng phục vụ cho Trần Minh công, ngoại trừ người muốn ở lại, còn đâu ban thưởng cho về quê cũ làm ăn.

Đặng Sỹ Nghị nhận nhiệm vụ trấn thủ Kinh Môn thành với ba nghìn quân sĩ. Để Nghị an lòng, ngừa bọn Lê Hoan có thể quay lại, tạm thời Chương bố trí Tiểu đoàn Tam Vạn đóng ở An Sơn phủ, bên kia sông Kinh Sư. Trần Công Tích một mực muốn theo về Thiên Đức phủ, Chương lấy làm lạ, hỏi rõ đầu đuôi, Trần Công Tích mới tâu rằng:



-Thưa Vương! Thầy của tôi là Phạm Sư Mạnh khuyên tôi nên về phủ Thiên Đức, trở thành dân Thiên Đức. Thầy tôi quả quyết Vương sẽ không bạc đãi mà sẽ trọng dụng tôi vì Thiên Đức trọng hiền tài. Ngôi vương sứ này vốn không thuộc về tôi, chỉ vì huynh trưởng mất sớm, cháu nhỏ dại nên tôi mới có phần. Nay Vương dẫn quân đến giúp theo lời thỉnh cầu, thiết nghĩ vô công bất thọ lộc. Tôi một lòng một dạ theo Thiên Đức ngoài tìm đường cho mình cũng là tạo phước cho bách tính Hải Đông này.

-Tại sao lệnh sư của công tử lại dạy như vậy? Ta thực tò mò. Chả hay Phạm lệnh sư năm nay tuổi được bao nhiêu?

-Thầy tôi năm nay được ba mươi bảy, tên huý là Phạm Sư Mạnh, tự Nghĩa Phu, từng đỗ thái học sinh tiền triều nhưng cáo quan về quê dạy học cho vương tôn công tử khắp Hải Đông. Chẳng giám giấu Vương, thầy tôi bảo rằng Vương rồi sẽ thống nhất được các sứ quân lên ngôi thiên tử. Tôi theo ngài chắc sẽ chỉ toàn chỗ tốt, tôi cũng cho là phải.

Chương nghe Tích nói vậy bèn cười mà rằng:

-Nay việc còn nhiều, công tử cứ ở tạm An Sơn phủ uý lạo dân chúng giúp ta. Ta còn phải về phủ Thiên Đức đưa hài cốt nhạc mẫu đến thôn Thuỷ Đường. Công tử giúp ta gặp Phạm lệnh sư diện kiến tôn nhan liệu có được chăng?

-Thầy tôi vẫn ở làng Hiệp Sơn, nếu biết Vương đến nhất định thầy tôi sẽ lấy làm mừng được tiếp đón.

Chương thấy Trần Công Tích ăn nói lưu loát vốn đã ưa thích ngay từ đầu. Nay thấy Tích có thầy giỏi nên rất muốn gặp. Đoạn Chương hỏi Tích:

-Công tử đã có hôn thê chưa nhỉ?

-Thưa Vương, tôi còn chưa có danh gì với núi sông nên chưa dám nghĩ đến.

-Ta có một nghĩa muội tuổi nay vừa đôi chín, dung mạo xinh đẹp, thông minh hơn người. Nàng ấy theo ta từ lúc dấy binh, nay giữ việc quân cơ, nếu công tử thuận lòng, ta sắp xếp một cuộc gặp, thế nào?

-Tạ ơn Vương, nếu đó là người Vương chọn, tôi nhất định sẽ thuận.

Chương tặc lưỡi vỗ vai Tích mấy cái, nói:



-Đừng vậy, ta chỉ sắp xếp cho hai bên gặp, công tử ưng cũng còn phải xem nàng ấy có ưng hay không. Thiên Đức phủ vốn tôn trọng tình cảm lứa đôi mà.

-Thưa Vương, chả hay cô gái đó tên họ là gì?

-Mạc Thái Hương.

-Ồ, thưa Vương, nghĩa muội mang họ của ngài?

-Trong số quân sĩ trạc tuổi công tử, ta mới chỉ tin yêu được Mạc Thái Hương và Trần Nhật Tôn. Tôn thì công tử đã gặp nhiều rồi. Chả giấu gì công tử, ta từng muốn tác hợp cho hai người đó thành đôi song cả hai thân thiết từ lúc chăn trâu cắt cỏ nên yêu thương không nổi. Tôn đã có ý trung nhân thành thân hồi đầu năm. Mạc Thái Hương… - Chương thở dài. - Chỉ cắm đầu vào công việc, ta lo.

-Vương nói vậy khiến tôi tò mò.

-Được, công tử sẽ sớm gặp.

Yết thị dán khắp xứ Đoài tuyên bố trấn Hải Đông thuộc quyền soát Thiên Đức phủ, khuyến cáo bách tính yên chí làm ăn, miễn toàn bộ thuế phải nộp đến hết năm. Quân sĩ nhũng nhiễu sẽ xử tội nặng. Các chức quan cai quản từ phủ xuống thôn làng giữ nguyên chờ nay mai sắp xếp. Tất cả phạm nhân đang giam giữ trong các lao phủ đều được giảm nhẹ tội hoặc tha bổng.

Từ Kinh Môn thành về đến bến Bình Than, cứ mỗi mười dặm lại đặt một trạm gác hai mươi quân nhằm truyền tin bằng ngựa, bồ câu. Bách tính Hải Đông chạy loạn sang Thiên Đức tuỳ ý lựa chọn nơi sinh sống, hơn phân nửa dân trở về làng cũ, một số xin ở lại lập thành làng Hải Đông thuộc huyện Thuận Thiên.

Theo ý kiến tham mưu của Ái phi Lâm Uyển Như, Chương điều 500 bộ binh gốc gác huyện Kim Động mới huấn luyện xong đi cùng Tiểu đoàn Kim Động tăng cường cho Trung đoàn Thần Sách trấn thủ Ninh Hải. Phạm Cự Lượng là tổng chỉ huy trấn thủ Ninh Hải. Ngoài quân Thiên Đức đưa đến còn có 1000 quân bản bộ do Lý Trí Thắng để lại. Nâng số quân bộ binh Thần Sách đồn trú tại Ninh Hải lên 3500 người cùng 500 thuỷ quân Tiểu đoàn Vạn Ninh của Hoàng Thái Công.

Lý Trí Thắng dẫn theo 2000 quân về Thiên Đức, giao một nửa cho Trương Lôi huấn luyện, số còn lại theo Thắng đến trám vào vị trí Tiểu đoàn Kim Động để lại. Trương Lôi huấn luyện xong xuôi số tân binh ấy bèn giao thêm cho Thắng 500 quân đủ thành lập Trung đoàn Ninh Hải. 500 quân còn lại Trương Lôi “pha loãng” theo chủ ý của Chương, chia về các trung đoàn.

Chương thành lập Trung đoàn Kinh Môn, Đặng Sỹ Nghị là E trưởng, quân số 2000 bộ binh. Số bộ binh còn lại ở Kinh Môn tiếp tục được pha loãng vào quân Thiên Đức ở khắp các nơi.

Thiên Đức đã có đường thông ra biển nhưng dòng Thiên Đức hãy còn tắc một quãng thuộc phần đất Vũ Ninh vương. Tình hình Hải Đông chưa ổn định, quân sĩ Thiên Đức giao chiến nhiều trong khoảng thời gian ngắn nên Chương muốn tính kế sách thông dòng mà không cần động binh.

Việc Thiên Đức chiếm Kinh Môn và Ninh Hải khiến Vũ Ninh vương có những dự cảm không lành. Thành Kinh Môn to gần bằng thành Bát Vạn, quân Thiên Đức lấy chẳng hao binh tốt khiến không chỉ Vũ Ninh vương lo sợ mà các sứ quân khác cũng đứng ngồi chẳng yên.

Trần Nhật Tôn báo cáo, ở châu Đại Hoàng có nạn binh đao.