Chương 233: Điểm đến Hiến Doanh
Trong khi sẵn sàng chờ đối phương hai mặt thuỷ bộ vây công, Bùi Thị Xuân dù đang bụng mang dạ chửa vẫn quyết dẫn Tiểu đoàn Thần Vũ cùng Phạm Thị Thanh men theo bờ Xích Giang lên hướng Bắc thăm dò địa thế. Tiểu đoàn chia thành ba đại đội, di chuyển khoảng hơn 6 dặm đường vô tình đụng một đội quân Tế Giang đang hạ trại. Bùi Thị Xuân chẳng nói chẳng rằng đốc quân đánh trực diện.
Quân Tế Giang có dăm chục kỵ binh và chừng 700 quân vừa mới đến, thấy đối phương toàn nữ nhân có chút xem thường. Thống lĩnh trại vung gươm thét lớn:
-Kẻ nào bắt được ta cho hoan lạc tại chỗ.
Toàn trại tay đao tay giáo cùng khiên hè nhau xốc tới. Phạm Thị Thanh và Bùi Thị Xuân ra hiệu cho quân dừng lại nhất loạt ngồi xuống ngay trên cánh đồng, chờ đối phương đến gần, hàng quân đầu tiên ra sức tung cả trăm quả nổ, tiếp đó, số nữ binh còn lại mới khai hoả. Số nữ binh vừa ném quả nổ xong bấy giờ mới khai hoả một loạn đạn.
Chưa giáp mặt đã mất đến ngót hai trăm người, quân Tế Giang lấy làm thất kinh. Bùi Thị Xuân thét hai đại đội vừa mới nạp đạn vượt lên trước, khai hoả xong thì rút đao cận chiến.
Tiểu đoàn Thần Vũ toàn nữ nhân, là nòng cốt của Trung đoàn, đều do một tay Xuân chỉ dạy trước khi giao hết cho Thiên Bình. Nay Xuân dẫn dắt, nữ binh cũng muốn báo đáp công sức đàn chị nên sau khi bắn đuổi, hai đại đội rút đoản đao cận chiến, mặc sức chém g·iết trong khi đại đội còn lại dùng hoả mai tản ra hai cánh bắn tỉa.
Bùi Thị xuân mang bầu hơn ba tháng, nhắm tướng của đối phương mà lăn xả vào đánh, như thể trút hết căm giận tích tụ bấy lâu. Chủ tướng đối phương chỉ lo chống đỡ, lựa thế nhảy lui về sau bỏ chạy. Bùi Thị Xuân dùng hết sức bình sinh của bà bầu phi đoản đao, mũi đao cắm thẳng vào lưng chủ tướng địch. Xuân nhảy đến rút đao cắt luôn thủ cấp giơ lên cao.
Đối phương mất tướng hè nhau tháo chạy, bỏ lại hơn ba trăm thây trên cánh đồng, vài chục kẻ nằm rên la. Nữ binh Thần Vũ thấy Xuân nhắm tịt một mắt quay lưng đi liền tặng cho những kẻ đang lăn lộn dưới đất thêm một đao ân huệ.
-Thu hết lương thảo và ngựa rồi rút nhanh, bọn viện binh sẽ quay lại nhanh thôi.
Toàn bộ dăm chục con ngựa vẫn cột dây b·ị b·ắt về cùng lương thảo, lều trại cái nào căng rồi thì đốt, chưa thì thu hết vải đem về.
Xuân không biết thủ cấp cô ném lại chiến trường là của Thuỷ Tướng Tiên phong Cao Mộc Kỳ. Cá lên cạn quả là cá ươn, Kỳ làm tiên phong tính đóng trại chờ đại quân nhưng ai mà ngờ lại gặp Xuân nằng nặc đòi dẫn quân đi chứ.
Âu cũng do vận số của Kỳ đã tận.
Thanh về báo cáo với Thiên Bình mọi sự, Thiên Bình dặn:
-Vạn Thắng vương có hỏi, không được hớ ra việc hành quyết những kẻ b·ị t·hương. Nhớ dặn chị em như thế, kẻo chị Xuân bị trách phạt.
Bởi thế Chương chỉ biết Tiểu đoàn Thần Vũ đụng trận, tiêu diệt tại chỗ khoảng ba trăm người, 23 nữ binh b·ị t·hương khi cận chiến, không mất người nào.
Đại đoàn Thiên Đức có hai Trung đoàn mạnh là Thiên Đức và Thần Vũ. Sau vài lần đảo quân, Trung Đoàn Thiên Đức đã pha loãng trong toàn quân, riêng có Thần Vũ từ chỉ huy đến sĩ tốt đều người phủ Thiên Đức cũ. Có thể nói đây là trung đoàn con cưng của Vạn Thắng vương.
Chiều ngày 2 tháng 2, thương nhân và hàng trăm thương thuyền còn đeo đậu được khuyến cáo rời bến song họ không đi vì gia sản còn ở Hiến Doanh. Chương đành hạ lệnh cho các thương thuyền rời vị trí neo đậu, dạt vào một góc quanh đồn thuỷ.
Đầu giờ Ngọ ngày 3 tháng 3, thuỷ quân báo rằng không thấy bóng dáng thuyền từ hạ lưu ngược dòng. Chương cho báo động toàn bộ ba quân sẵn sàng chiến đấu. Trần Minh Dũng lần lượt thả 3 chim bồ câu, truyền đạt mệnh lệnh ngắn gọn của Chương: “Dồn toàn lực đánh”.
Bàn Phù Sếnh nhận lệnh sau chưa đầy nửa canh giờ. Lý phủ và thành Luy Lâu nhận tin sau đó một khắc. Tin chuyển tiếp từ thành Luy Lâu đến trại Nguyệt Đức chừng mươi phút chim bay. Từ trại Nguyệt Đức, tin được thét lớn nối nhau cho bất kỳ binh sĩ nào đang ở hướng tiền tuyến. Tin đến Lý An trước khi lệnh đến. Tin tức đến tay Lý An, dù đường vòng, chỉ mất khoảng tám mươi phút đồng hồ, quãng đường nếu dùng quân kỵ hoặc đường thuỷ sẽ tốn khoảng ba canh giờ.
Bàn Phù Sếnh lập tức dẫn Tiểu đoàn Chiến Thắng và tiểu đoàn tân binh chưa phiên hiệu, trang bị đoản đao, nỏ Liên Châu làm hậu quân bắt đầu vượt sông Văn Giang chờ Yết Kiêu.
Quãng đầu giờ Thân thì Yết Kiêu đến, kẻ dưới thuyền người trên bờ cùng tiến song song. Bàn Phù Sếnh chạm mặt ba trại nhỏ đóng thế chân kiềng cách bờ sông khoảng trăm trượng nhưng không đánh. Quân trong ba trại thấy vậy liền đổ ra truy kích, Bàn Phù Sếnh dẫn tiểu đoàn nhảy luôn xuống ruộng dùng hoả hổ, quả nổ, hoả mai trấn áp. Quân trong ba trại gần nghìn người tháo chạy, Sếnh cho tân binh đến đốt sạch sẽ. Đám tân binh mặt mũi non choẹt, tuổi dưới hai mươi, lần đầu xung trận thấy đàn anh đĩnh đạc đuổi đối phương như vịt liền lấy làm sung sướng.
Bọn Sếnh tiến khá nhanh, đến chập tối đã di chuyển được quãng đường ngót hai chục dặm, đ·ốt p·há thêm một trại quân nhỏ chỉ sau một loạn đạn.
Lý An cho bộ binh hành tiến, khiêng theo hoả pháo liên hoàn, thần công đánh vỗ mặt trại chính của La Đình Độ. Nguyễn Lạc Thổ, Trương Văn Long dẫn Trung đoàn Thiên Đức làm tiên phong, có hoả pháo, thần công bắn dọn đường xộc thẳng vào quân doanh của Độ. Một cánh quân khác vòng sang bên hữu đánh tạt sườn, hai cánh quân dự định chia cắt đối phương, hẹn nhau ở soái trại.
Quân Tế Giang dùng khiên bọc đồng, sắt che chắn đạn nhưng Lý An chẳng phải tay mơ. Mỗi binh sĩ Thiên Đức đều trang bị tiêu chuẩn ba ống hoả hổ, tràn vào trại là họ dùng thứ này trước tiên, vừa đỡ vướng, vừa khiến đối phương kinh hoảng. Tiếp đó quả nổ giúp giải tán đám đông, hoả mai bấy giờ mới cất tiếng. Thần công và hoả pháo không ngừng bắn vào trung tâm trại. La Đình Độ lệnh kỵ binh xông lên phá trận đối phương nhưng lửa cháy tứ tung, đạn bay vèo vèo, kỵ binh không thể phát huy tác dụng. Quân Thiên Đức cứ thấy ngựa là bắn trước, đội kỵ binh của La Đình Độ phải rút.
Trước khi Lý An t·ấn c·ông, Độ chỉ có hơn năm nghìn tinh binh và khoảng ba nghìn mới sung quân. Quân mới chiêu mộ vừa giáp trận liền chạy tứ tán tìm đường thoát thân, mệnh lệnh chỉ huy vô hiệu. Núng thế, La Đình Độ cho khua chiêng thu quân nhắm hướng Nam và Đông Nam mà chạy. Lạc Thổ và Văn Long dẫn binh truy kích vài dặm mới quay lại kiểm đếm binh mã.
La Đình Độ thua chạy, kiểm đến quân chỉ còn gần bốn nghìn bèn tập hợp lại, chia đôi, cử Cao Mộc Lân dẫn về phủ đệ phòng vệ, số còn lại La Đình Kính dẫn theo nhắm hướng Hiến Doanh trả thù. Kính cho rằng Lý An khó xơi hơn Vạn Thắng vương, kẻ mới 26 tuổi đầu lại bị vây công hai mặt.
Thua tướng mà bắt được soái vẫn là thắng.
Lý An sau khi chiếm trại liền cho hậu cần thu dọn lương thảo, khí giới, thương binh đưa về tuyến sau. Lý An họp nhanh, nói:
-Lão Viễn hợp thuỷ quân với Phạm Khải Ca, giờ tay Độ bại trận ắt sẽ chỉnh đốn binh mã tiếp ứng cho cánh bộ đánh Hiến Doanh. Cự Lượng, anh cùng Trung đoàn Thiên Đức thẳng đến Hiến Doanh được chứ?
Lượng đáp:
-Thưa Tổng Tư lệnh, tôi chỉ chờ có vậy.
Lý An có chút lo lắng:
-Chúng ta chỉ thu được bảy chục ngựa mà thôi.
Bạch Hổ lên tiếng:
-Ngựa sẽ dùng kéo thần công và hoả pháo, trong trại còn nhiều xe tải lương, ta tận dụng luôn. Đường xá ở đây tuy không thông thuận nhưng chúng tôi sẽ có cách để đi mau Chúng tôi chỉ đem theo mươi khẩu pháo và đạn cùng mươi chiếc thuyền nhỏ đề phòng cần chuyển pháo qua mương nước.
-Được, vậy anh Hổ cùng đi với anh Lượng. Ta cũng nhân cơ hội này tìm Lệnh công uống trà. Ai chỉ huy súng pháo khi anh Hổ không ở đây?
Hổ nói:
-Có Trần Thái Bộc và Dương Cát Lợi ngài cứ yên lòng.
-Được, chuyển lời chúc chiến thắng của ta tới Vương, húc các anh chân cứng đá mềm.
Bọn Phạm Cự Lương mau cháu chỉnh đốn quân mã, trực chỉ hướng Tây Nam xuất quân. Bọn Cự Lượng, Bạch Hổ, Văn Long túm lấy hai chục tù binh, nhìn là biết mới vào quân chưa bao lâu làm dẫn đường. Cự Lượng nói:
-Các ngươi dẫn bọn ta đến Hiến Doanh, đừng nghĩ cách lừa chúng ta. Trong hai mươi đứa mày, chỉ cần một đứa chỉ nghịch hướng thì ngày này năm sau là ngày giỗ. Đến nơi bọn ta sẽ thả cho về cấy cày, sau này nghe danh quân Thiên Đức tốt nhất nên hạ giáo quy hàng thì còn đường về với cha mẹ nghe không?
Cự Lượng tách tù binh ra, bởi vậy chẳng kẻ nào dám dẫn sai lối.
Trung đoàn Thiên Đức xuất phát gần cuối giờ Thân, trước bọn La Đình Độ chừng nửa canh giờ nhưng điểm xuất phát hơi lùi về sau. Bởi thế, dưới ánh trăng khuya, hai đội binh mã gần như đi song song với nhau mà không hề hay biết