Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 230: Đột kích Hiến Doanh




Chương 230: Đột kích Hiến Doanh

Chiều tà ngả bóng về Đông, một lần nữa Thiền sư Sùng Phạm bày đặt lễ xuất chinh cho Chương. Quân sĩ trên bến dưới thuyền lặng im phăng phắc, chẳng ai bảo ai, họ cùng hướng mắt dõi theo kỳ hiệu Vạn Thắng vương vừa được kéo lên cột buồm của Xa Hải 083, một Xa Hải mới đóng trong thời gian gần đây và chưa từng tham gia bất cứ trận thuỷ chiến nào.

Sau một ngày mưa như trút nước là những cơn mưa rả rích khiến mặt đất đầy bùn lầy, bầu trời xám xịt, u ám, thảng hoặc có những cơn gió từ mặt sông hắt lên mang lại cảm giác se se lạnh.

Chương khoác áo choàng đỏ, Thiên Bình khoác áo choàng màu vàng đứng bên hữu. Bên cạnh Thiên Bình còn có Uyển Như. Uyển Như vận y phục đơn giản như bao nữ binh, có khác chăng là cô đeo khẩu trang che mặt. Nhiều binh sĩ Thiên Đức chỉ nghe nói Lâm Ái phi dung mạo xinh đẹp, võ nghệ không thua kém ai, nay đang nắm Ty Thương nghiệp. Còn như nhân thân của Lâm Ái phi ra sao vẫn có một làn sương mù che phủ y như Vạn Thắng vương. Ngày Vạn Thắng vương đăng quang, bách tính cũng không thấy bóng dáng Lâm Ái phi ở đâu.

Bên cạnh Uyển Như là Lam Khuê nai nịt gọn gàng, tóc búi cao, đầu chít khăn vàng, tay cầm giáo dài, nét mặt tươi tắn.

Chương nhận 5 que hương từ tay Thiền sư Sùng Phạm, anh cẩn thận châm lửa, phẩy nhẹ cho tắt, cắm vào bát hương lớn trước mặt. Chương chắp tay, ngẩng đầu nhìn trời ngó mây một lượt rồi hướng sự chú ý vào kỳ hiệu màu vàng ở dưới thuyền. Chương đứng trang nghiêm như vậy trong một chốc, ba quân tướng sĩ cũng làm theo, kể cả khi Chương vái 3 vái. Chẳng ai biết Vạn Thắng vương khấn nguyện điều gì, đó vẫn luôn mà một bí mật.

Bỗng đâu có tiếng ầm ì vọng lại từ xa, quân dân có mặt nơi bến sông đều nhất loạt hướng lên trời kiếm tìm sự lạ như lời đồn thổi bấy lâu nay lan truyền trong quân. Sau những tiếng sấm vang vọng, bầu trời quang đãng hơn, mây như ngãng ra hai bên. Những tán cây, ngọn cỏ ven bờ sông đang khẽ lay động bỗng nhiên ngưng lại trong một chốc trước khi những cơn gió từ bốn phương tám hướng thi nhau kéo về. Gió là là trên mặt sông tạo sóng lăn tăn rồi thổi hắt ngược lên làm tung kỳ hiệu Vạn Thắng vương, Thiên Đức, Thần Vũ và cả Long Vũ.

Kỳ hiệu no gió tung bay phần phật, những tán cây rì rào phát ra thứ âm thanh đặc trưng mà tưởng đâu như dàn đồng ca đang ngân nga một khúc hát.

Thiền sư Sùng Phạm mắt thấy tai nghe sự lạ thì không khỏi kinh ngạc, bước đến nói với Chương:

-Vạn Thắng vương xuất chinh thuận với ý trời, phen này người đi ắt ca khúc khải hoàn. Lão nạp kính chúc Van Thắng vương cùng ba quân tướng sĩ thuận buồm xuôi gió, mã đáo thành công.

Đinh Công Tráng đứng phía sau bắt lấy lời của Thiền sư Sùng Phạm, rút kiếm ra khỏi vỏ giơ cao thét lớn:

-Vạn Thắng vương vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế!

Tiền hậu tả hữu theo đó cũng giơ cao binh khí cùng thét vang, không khí trầm hùng lan toả khắp khúc sông phía trước thành Luy Lâu.

Chương giơ tay ra hiệu, những âm thanh vang dậy đất trời mới giảm dần, trả lại không gian yên ắng. Bấy giờ Chương mới nói:



-Ba quân tướng sĩ theo ta xuất chính ắt sẽ ca khúc khải hoàn. Vạn Thắng vương ta đây thay lời binh sĩ, xin cảm tạ nam phụ lão ấu đã đến đưa tiễn. Hẹn ngày tái ngộ.

Tiếng hô “vạn tuế” cứ thế mà cất vang. Chương cúi đầu cảm ơn Thiền sư Sùng Phạm, cúi chào Tả Đô đốc và bà Dung, cúi chào bách tính trước khi quay lưng bước chân xuống thuyền trong tiếng trống ngũ liên thúc giục. Ba quân theo chân Chương lần lượt lên thuyền. Đoàn thuyền chậm rãi rời bờ nhắm hướng Nam mà khuất dần trong tầm mắt những người tiễn đưa.

Bởi kỳ hiệu Thần Vũ quân đột nhiên rơi xuống, Chương cho là điềm không lành, như lời Thiền sư Sùng Phạm. Thế nên Chương treo kỳ hiệu Vạn Thắng vương, đích thân cầm quân. Kỳ hiệu Vạn Thắng vương treo trên thuyền nào thì thuyền đó chính là soái thuyền. Chương, Thiên Bình, Uyển Như và Lam Khuê cùng ở trên thuyền soái. Biết Chương cầm quân, Uyển Như và Lam Khuê nhất quyết đòi theo cho bằng được, giống như lúc quân Thiên Đức chỉ mới có hai, ba nghìn quân trước đây.

Đoàn chiến thuyền rời bến Diên Ứng, hơn nửa canh giờ sau đó, gần đến ngã ba sông Dâu và Văn Giang thì tạm dừng chỉnh đốn lại một lượt, kiểm tra hoả khí, nhắc lại các hiệu lệnh, và rằng phải bá·m s·át nhau khi trời tối. Quân sĩ trên mỗi thuyền sẽ thay nhau nghỉ ngơi, 3300 người chuẩn bị vượt quãng đường sông dài hơn tám chục dặm trong điều kiện tầm nhìn hạn chế, ngược dòng, lòng sông hẹp, khúc khuỷu.

Đầu trống canh Một khi trời tối hẳn, trăng hạ tuần chưa lên, đoàn chiến thuyền bắt đầu rẽ phải vào đoạn sông Văn Giang. Bên bờ tả ngạn là đất thuộc huyện Siêu Loại, trước đó Chương đã họp bàn với Yết Kiêu và Bàn Phù Sếnh. Trên bờ ven sông, cứ cách trăm trượng lại có một xe thang di động đốt đèn, mâm đồng dùng làm gương phản xạ. Các chiến thuyền Thiên Đức cũng đốt một ngọn đèn, dùng mâm đồng lớn, dát mỏng che chắn ánh sáng đủ để quân sĩ trên bờ nhìn rõ. Quân sĩ dựa vào ánh đèn nhận biết chiến thuyền di chuyển đến đâu thì ba binh sĩ cưỡi ba con ngựa cầm đuốc chạy đến xe thang di động tiếp theo. Trường hợp có những dải đất nhô ra hay khúc sông uốn lượn, kỵ binh cầm đuốc sẽ dừng lại khua khoắng một hồi ra hiệu. Thuyền cuối cùng của đoàn khi đi qua những xe thang sẽ tắt đuốc rồi châm lại ba lần, đuốc trên bờ sẽ tắt hẳn. Cứ như vậy, thuỷ quân Thiên Đức dựa vào ánh đuốc xa gần, khi chạy khi ngưng mà vượt qua đoạn sông dài hơn chục dặm uốn lượn quanh co mà không gặp vấn đề gì.

Có thể nói hàng chục ngọn đuốc trên bờ chẳng khác gì những ngọn hải đăng dẫn lối chỉ đường cho đoàn thuyền lặng lẽ đi trong đêm khuya trên sông nước mênh mông.

Đến ngã ba sông Xích Giang không còn hải đăng dẫn lối, đoàn chiến thuyền di chuyển thật chậm theo dẫn đường của những tay thuỷ thủ lão luyện của ông Cả Lụa. Trăng lấp ló sau những áng mây xám, quá nửa đêm bầu trời quang đãng, ánh trăng soi tỏ xuống dòng Xích Giang mênh mông. Đoàn thuyền trực chỉ hướng Nam với tốc độ khoảng 7-8 hải lý một giờ.

Trên dòng Xích Giang, vài thương thuyền lớn chong đèn chậm rãi ngược dòng, thuỷ thủ đoàn vô cùng kinh ngạc khi thấy đoàn thuyền gần trăm chiếc lớn nhỏ nối đuôi nhau lặng lẽ xuôi dòng. Họ nhìn kỳ hiệu lập tức nhận ra thuỷ quân Thiên Đức bởi bấy lâu nay trong giới thương nhân lênh đênh sóng nước truyền tai nhau chiến tích thuỷ quân Thiên Đức cưỡi sóng gần hai trăm dặm tập kích Quảng Trí quân rồi rút như một bóng ma.

-Sao bọn họ lại ở đây?

-Có kỳ hiệu màu vàng sáng ở giữa, đó có phải thuyền của Vạn Thắng vương không?

-Họ tính đánh ai thế nhỉ? Phạm Lệnh công ư?

-Quân Thiên Đức đang giao chiến với La Lệnh công trên sông Văn Giang, đây có thể là quân tập kích đấy. Nhìn xem, họ không dùng đèn đuốc gì cả.

-Họ tính đánh nơi nào nhỉ? Quân Thiên Đức gần đây rất mạnh, La Lệnh công phen này khốn đốn rồi.

Ai đó nhận định:



-Nếu bọn họ đánh La Lệnh công, lặng lẽ ở đây giờ này chỉ có thể là nhắm đến Hiến Doanh.

-Hiến Doanh nào có trại quân lớn nào? Cần gì phải kéo cả trăm thuyền như vậy?

-Trại quân không lớn nhưng nơi ấy nhiều tiền bạc. Ta nghe đồn rằng Vạn Thắng vương dụng binh khác người, ngài ấy nhắm đến tài lực mà đánh trước, sau mới chiếm dân và thu quân.

Một người khác cảm thán:

-Đất Tế Giang sắp có chủ mới rồi ư? Thôi thì ai làm vương cũng được, cốt sao chúng ta kiếm miếng ăn dễ hơn là tốt.

Đằng xa thấp thoáng đèn đuốc thắp trên thuyền như bày đom đóm trong đêm, sáng cả một khúc sông bên tả ngạn Xích Giang. Bên hữu có một cù lao lớn nổi giữa sông cũng thấp thoáng ánh đuốc.

-Thế nào? Cảnh này có khiến các tình yêu của anh thấy nao lòng không? Đẹp đấy chứ?

Lâm Uyển Như đáp:

-Quả thật tấp nập, chỗ thẳng thướm kia hẳn là dải đất nhô ra cho thuyền neo đậu.

-Đó gọi là cầu cảng, sau này anh cũng sẽ làm những cầu cảng kiên cố cho thuyền lớn neo đậu. Có đi mới biết sông dài, có đến mới biết đất rộng người đông. Hoàng hậu của anh phát biểu cảm tưởng đi chứ?

-Nơi này có thể trở thành địa điểm lý tưởng cho anh Yết Kiêu đóng trại thuỷ binh lớn.

-Ể! Không phù hợp xây lầu vàng gác tía ư?



-Anh có ở không?

-Anh thích yên bình nên sẽ ở Vạn Xuân, đôi tháng nữa chúng ta dọn đến được rồi.

-Nơi này chỉ có chị Uyển Như yêu thích, em thì không, chị Khuê nhỉ?

Lâm Uyển Như nói:

-Chỉ thích nó thuộc sở hữu của chúng ta mà thôi, chồng ở đâu chúng ta ở đó, chả phải vậy sao?

Đoàn thuyền lặng lẽ tiến gần hơn, tiền quân có 20 thuyền Mông Đồng chạm mặt với thuỷ quân Tế Giang cảnh giới, thay vì báo danh, những thuyền Mông Đồng liền khai hoả diệt gọn thuyền chiến của đối phương.

Chương cho phát pháo lệnh từ soái thuyền, những Xa Hải rẽ vào mạn tả ngạn nhắm bắn như mưa vào đồn thuỷ quân còn đang sáng đèn ở mé bên trái của bến thuyền chính trong khi Mông Đồng thuyền cập cầu cảng, quân sĩ Trung đoàn Thần Vũ nhanh chóng đổ bộ. Hàng trăm ngọn đuốc được thắp dẫn lối, quân Thiên Đức theo hai hàng dọc tiến thẳng vào bến chính. Xa Hải cập mạn đổ thêm 1000 quân nối sau những Mông Đồng trong tiếng thần công liên tục đì đùng.

Quân Thiên Đức tràn lên phóng hoả mấy ngôi nhà nơi bến sông lấy ánh sáng. Tiểu đoàn Thần Vũ thi nhau thổi còi cho đến khi thần công ngưng bắn, Phạm Thị Thanh dẫn quân xộc thẳng vào trại thuỷ đang tan hoang nhốn nháo mà bắn g·iết. Quân Tế Giang bị tập kích bất ngờ, không hiểu đầu đuôi chỉ còn cách ôm đầu tháo chạy.

Trời sắp sáng, hàng nghìn người trên hàng trăm thương thuyền nhốn nháo không biết chạy đằng nào. Trong ánh sáng của những ngôi nhà đang cháy cùng hàng trăm ngọn đuốc, các thương nhân, thuỷ thủ trông rõ kỳ hiệu, nhận ra quân Thiên Đức tập kích, ai nấy đều sợ hãi tìm đường lui.

Quân sĩ Thiên Đức cầm súng theo hàng lối tiến vào bến chính, thông báo cho các thuyền ở yên vị trí, di chuyển sẽ bị hạ. Đêm hôm nhiều chủ thuyền không có mặt, thuỷ thủ cũng chỉ còn biết cầu trời khấn Phật.

Quân Thiên Đức đánh rất mau lẹ do các Hạ sỹ quan đều thuộc sơ đồ từ trước, họ dẫn quân đánh chiếm các mục tiêu nhỏ có quân Tế Giang bố phòng ở ngay trong Hiến Doanh. Sau những phút đầu núng thế, khi đã nắm được phần nào sự biến, chỉ huy kỵ bộ của Tế Giang trấn ven thị tứ cho quân phản công, quyết đẩy quân Thiên Đức trở lại bến sông. Tiểu đoàn Đường Vỹ, Tam Vạn chia thành các trung đội sử dụng hoả hổ, quả nổ đánh lui cả.

Trời tờ mờ sáng, hai tiểu đoàn của Thần Vũ quân áp sát mặt trước đại trại của đối phương, chờ thêm tiểu đoàn Thần Vũ hội quân liền chia làm 3 mũi đánh vỗ mặt. Quân Tế Giang trấn ở đây có hơn nghìn chính quy bị vây ba mặt Tây Bắc - Bắc - Đông Bắc, chia cắt với dân binh trong thị tứ Hiến Doanh mau chóng rơi vào thế hạ phong. Chỉ huy đại trại dùng hơn hai trăm kỵ binh nhắm hướng Tây, mở đường máu tháo chạy. Trung đoàn Thiên Đức tràn vào trại bắt hàng hết loạt, trước sau đến 600 người.

Quân thuỷ bộ Tế Giang trú đóng tại Hiến Doanh ước chừng khoảng hai nghìn quân, đa phần không kịp chống cự.

Đầu giờ Thìn, kỳ hiệu Thần Vũ tung bay trước cửa trại vừa chiếm được. Phạm Kim Huệ và Phạm Ngũ Lão toả ra truy kích tàn quân quanh trại, Thiên Bình giữ trại chính và tù binh cùng với Bùi Thị Xuân, Lý Kế Nguyên.

Hoàng Ngưu dẫn thuỷ quân kết hợp với Cao Lịch chiếm trại thuỷ của đối phương, sắp đặt pháo sẵn sàng chống phản công. Đinh Công Tráng chỉ huy hạm đội chiến thuyền trấn dưới sông.

Bách tính Hiến Doanh trên bến dưới thuyền náo loạn không biết chạy đằng nào, người do ông Cả Lụa đưa đến từ trước dẫn các toán quân chặn hết lối ra vào, kẻ nào cố chạy đều bị b·ắn h·ạ khiến bách tính kinh sợ, đành theo lệnh vào nhà đóng kín cửa.

Gần chính Ngọ, Chương đã kiểm soát toàn bộ thị tứ Hiến Doanh và tạm thời ổn định được trật tự. Đường phố lớn nhỏ vắng người, hàng quán đóng cửa, chỉ còn bóng dáng quân sĩ Thiên Đức tuần tiễu theo từng nhóm mười người, súng ống lăm lăm trong tay.