Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 206: Hạ trại thưởng trà




Chương 206: Hạ trại thưởng trà

Chương chưa vội t·ấn c·ông làng Thư Đôi mà im hơi lặng tiếng hai ngày sau đó để sắp xếp binh lực, thiết lập đường vận lương thảo dài 6 dặm, thu thập tin tình báo từ những hàng binh về cách bố phòng trong làng, đối chiếu với những hoạ đồ bọn Trương Văn Long, Hoàng Thái Công, Đinh Công Tráng, Lý Quang Minh vẽ ra.

Bọn Mậu Quốc Ngọ, Mậu Quốc Tỵ vài lần cho những toán binh nhỏ lợi dụng đêm tối lẻn ra thám thính song đều bị phát giác đẩy lui.

Đường vận lương không xa nhưng để đảm bảo không có bất trắc, Chương bố trí thêm Đại đội Thần Vũ và Long Ngô Động chia quân cảnh giới. Tiểu đoàn Thuận Thành giải quyết thương binh tử sĩ xong xuôi liền nhận lệnh vận chuyển và áp tải lương thảo.

Về vị trí địa lý, làng Thư Đôi nằm ở phía Nam đất Siêu Loại. Phía Tây làng Thư Đôi là xã Ninh Ba, phía Đông là xã Hà Mãn, phía Nam tiếp giáp nhánh sông Dâu, bên kia sông là cánh đồng lúa rộng lớn có vài quân doanh. Băng qua cánh đồng lớn ấy sẽ đến một nhánh lớn của sông Dâu, băng qua sông sẽ đến phần đất thuộc quyền La Lệnh công.

Phía Bắc của làng, nơi bọn Chương hạ trại, là hai làng Đông và làng Khương.

Về hình dáng, làng Thư Đôi có hình bầu dục, ven bờ sông. Một mặt là nước, ba mặt là cánh đồng bằng phẳng. Gọi là làng Thư Đôi thật chưa đúng bởi tuy gọi làng nhưng diện tích lớn bằng một xã, quanh làng có luỹ tre gai cùng những rặng mây đan kín. Theo tin tức Chương đang có trong tay thì sau luỹ tre là thành đất cao gần hai trượng. Ngoài bờ tre có hào nước rộng 3 trượng, sâu 1 trượng hơn. Dưới lòng hào có cắm chông tre.

Địa hình bên trong làng khá phức tạp với nhiều đường ngang ngõ tắt, hai bên lối đi lớn nhỏ đều có bờ rào cao ngang đầu người. Bên cạnh đó còn có nhiều ao lớn nhỏ được đào theo chủ ý. Người lạ vào làng dễ bị lạc vỉ mất phương hướng, bọn Trương Văn Long nghe nói trước đây Lý Lệnh công đã mời một thầy địa lý cao tay về xem thế đất rồi chỉ cho cách bày trận.

Làng Thư Đôi có hai lối ra vào là lối Ngõ Dưới ở hướng chính Bắc và Ngõ Nam. Hai lối vào đều có lâu thành kiên cố xây bằng gạch, vôi vữa. Ngoài hai lối chính còn có lối Đoài nằm ở hướng Tây Nam dành riêng cho Lý Lệnh công và gia quyến hơn trăm người đi lại.

Bên ngoài cổng Ngõ Dưới có đắp một bãi đất trống cao chừng 1 trượng rất lớn hình mũi mác, mỗi khi tướng sĩ đến gặp đều chờ ở đây, tục gọi là Bãi Mác. Cạnh Bãi Mác có một đồn canh lớn nửa nổi nửa chìm, mái hình mai rùa nên gọi là Đồn Rùa.

Bọn Trương Văn Long, Hoàng Thái Công hay Lê Quý Ly nhiều lần ra vào làng song đều có người dẫn lối, chỉ nhớ được một phần nhỏ.

Lý Quang Minh cho hay, trong làng Thư Đôi có nhiều gò đống được đắp, có hệ thống thông đạo nối với nhau. Lối đi lại trong làng Thư Đôi chia làm hai dạng bất kể lớn nhỏ, là lối Dương và lối Âm. Đi vào lối Dương là sống, rẽ vào lối Âm là tử.

Lý Quang Minh không tỏ tường nhưng được Lý An dăm ba lần căn dặn. Đi lại trong làng Thư Đôi bất kể ngõ lớn nhỏ mà thấy đầu ngõ trồng cây si hoặc Hoàng Anh mộc tuyệt không được đặt chân bởi đấy là ngõ cụt có nhiều cơ quan ẩn giấu. Nếu thấy đầu ngõ xóm có cây xoan, cây bưởi hay ổi thì đều đi được.

Bọn Lý Quang Minh và Trương Văn Long, Hoàng Thái Công đã nhiều lần đến một nơi gọi là Vườn Phủ. Vườn Phủ nằm giữa một cái ao rất rộng, xung quanh trồng tre gai, mặt ao thả rau muống, rau ngổ cho mọc tươi tốt. Vươn Phủ nằm trong ấp Cồi, còn như Lý Lệnh công ở nơi nào thực chẳng ai rõ.

Về quân số, bọn Trương Văn Long và Lý Quang Minh cho biết, đàn ông làng Thư Đôi đều là binh sĩ trong quân. Tứ thân phụ mẫu không ở cùng. Số dân lẫn quân khoảng 8000 người bao gồm cả trẻ nhỏ, họ nhận nhiều bổng lộc, ưu ái nên vô cùng trung thành với Lý Lệnh công. Ngoài ra, nhiều họ hàng thân tích của Lý Lệnh công sau khi Thiên Đức chiếm được phân nửa Siêu Loại đều đã kéo về ở đây.

Những mô tả của bọn Lý Quang Minh được tổng hợp lại, nộp Phạm Tu nghiên cứu rồi đem bàn với các tướng sĩ trong khi Chương đương có suy tính khác. Nếu quân sĩ trong làng Thư Đôi và cha con họ Mậu không chịu quy hàng, cho dù không muốn, Chương buộc phải san phẳng căn cứ này.



So với thành Luy Lâu chỉ toàn tướng sĩ, Thư Đôi có phụ nữ và trẻ em, hai trong số những đối tượng mà một thanh niên thời hiện đại như Chương mặc nhiên nghĩ cần phải bảo vệ thay vì tàn sát.

Chương đã hai lần gửi thư yêu cầu đối phương xếp giáp quy hàng, đảm bảo tính mạng cho tất cả già trẻ trong làng, không truy vấn bất cứ tội gì nhưng lần thứ nhất sứ giả bị đuổi về, lần thứ hai sứ giả bị cha con Mậu Quốc Thìn bắt giữ, c·hặt đ·ầu treo trên Bãi Mác kèm những lời sỉ vả khiến Chương nộ khí xung thiên, đập bàn quát lớn:

-Lão già họ Mậu thân là nhân sĩ mà hạ sát sứ giả, lão ấy dám c·hặt đ·ầu sứ giả của ta mà để ta bắt được cũng c·hặt đ·ầu thị chúng.

Sĩ quan ngồi trong trướng liếc mắt nhìn nhau bởi họ chưa từng thấy Chương tức giận như vậy.

-Hàn Thuyên! Ông lập tức bố cáo các xã xung quanh đây, rằng cha con Mậu Quốc Thìn hạ sát sứ giả. Trước chính Ngọ ngày mai nếu ba cha con nhà ấy không tự trói nộp mình thì toàn bộ làng Thư Đôi sẽ biến mất vĩnh viễn, già trẻ gái trai diệt sạch không tha. Mạc Thiên Chương này chưa bao giờ nói hai lời.

Hàn Thuyên lập tức thi hành mệnh lệnh. Bọn Phạm Cự Lượng và Trương Văn Long, Hoàng Thái Công thay nhau bắc loa kêu gọi binh sĩ trong làng bắt cha con họ Mậu giao nộp, xếp giáo quy hàng sẽ không truy vấn tội trạng. Đáp lại lời bọn Phạm Cự Lượng chỉ là những cơn gió không ngừng thổi làm lay động cánh đồng lúa đương thì con gái.

Thiên Bình hỏi riêng chồng:

-Anh tính tàn sát cả làng đó sao? Đó không phải tính cách của anh.

-Nhân đạo với kẻ thù là t·ự s·át, họ không sợ anh mà giữ họ lại thì sẽ là mầm mống hậu hoạ ngày sau. Anh không muốn nhưng phải làm vì đôi khi anh không làm vì anh mà vì em và những người khác nữa.

-Nhưng lũ trẻ đều vô tội.

-Anh hiểu, anh sẽ tìm cách nhưng sau chính Ngọ ngày mai thì anh chắc chắn nhiều đứa trẻ sẽ mồ côi, không thể khác được. Họ có lựa chọn của riêng họ, anh cũng vậy.

-Em chỉ mong anh vẫn luôn là anh.

Chương đưa tay vuốt tóc vợ, hạ giọng:

-Anh sẽ vẫn luôn như thế. Vạn Xuân này phụ nữ và trẻ em là những người cần được yêu thương.

Chương gọi Phạm Bạch Hổ đến gặp riêng căn dặn, Phạm Tu chỉ ngồi cạnh lắng nghe.



Chập tối hôm ấy, thêm 100 hoả pháo liên hoàn, 100 pháo cùng nhiều đạn cháy được vận chuyển đến. Bộ binh giúp pháo binh đào hàng trăm hố ngay trong đêm không trăng. Mỗi hố đào đặt một hoả pháo liên hoàn hoặc pháo bắn đá. Phía trước hố dùng ván gỗ, cọc tre đắp thành ụ che chắn phản pháo bởi những hố mới đào chỉ cách luỹ tre gần nhất chừng 50 trượng. Nửa đêm về sáng, Phạm Bạch Hổ cho bắn thử vài loạt đạn cháy vào luỹ tre gây c·háy l·ớn khiến quân Siêu Loại phải hò nhau d·ập l·ửa.

Thuỷ binh Long Vũ vẫn trấn ở mặt Đông Bắc. Với mặt Tây Bắc do không có chiến thuyền nên Chương đã cho bố trí thần công và pháo ven bờ. Như vậy, làng Thư Đôi bị phong toả chặt ba mặt, nếu muốn rút chỉ còn hướng chính Nam. Họ sẽ phải rút sang Tế Giang. Chương muốn đặt ra ba cửa tử, một cửa sinh, không muốn dồn vạn người vào chân tường. Cậu đã nói rõ với sỹ quan, hạ sĩ quan, đả thông tư tưởng và để họ quán triệt với quân sĩ bên dưới.

Quân dân trong làng Thư Đôi có ba lựa chọn:

Một là xếp giáo ra hàng thì sống.

Hai là chống thì diệt.

Ba là rút chạy sang vùng Tế Giang của La Lệnh công.

Cho dù họ chọn cách nào thì làng Thư Đôi cũng phải phá bỏ, chia cắt để sau này không kẻ nào có ý định xưng bá một cõi nữa.

-Nếu La Lệnh công tiếp nhận những kẻ chốn chạy, chúng ta cũng cho ông ta biết đụng quân Thiên Đức là cụng đầu vào đá. Nói anh em sẵn sàng tinh thần đánh thẳng Tế Giang.

Phạm Tu chau mày hỏi:

-Liệu có cần phải gây hấn với ông ta lúc này không?

-Thưa Tả Đô đốc, chiếm Tế Giang là chuyện sớm muộn. Nếu ông ta thu nhận những kẻ chốn chạy thì ta cũng phải tranh thủ chiếm lợi. Tự khắc ông ta phải biết điều.

Phạm Tu gật gù ra vẻ đã hiểu ý. Ngay sau đó, Chương nói những khả năng có thể xảy ra khi công vào làng cũng như cách tình huống giả định.

Liệu Chương có thực muốn biến làng Thư Đôi thành bình địa hay không, đến chính Thiên Bình còn không rõ nói chi Phạm Tu.

Bố cáo được Ty Thông tin dán khắp các làng xung quanh từ sớm, các nho sĩ đứng cạnh bố cáo, dùng loa lặp đi lặp lại điệp khúc hạch tội cha con họ Mậu. Tuyệt nhiên không đả động đến Lý Lệnh công. Đấy chính là mưu kế của Chương.

Quá Ngọ ngày 1 tháng 9 năm Thiên Đức 29 không thấy ai giao nộp cha con họ Mậu. Trái lại, quân sĩ còn áp giải Lý An đến khu Bãi Mác, tuyên bố với quân Thiên Đức rằng nếu dám t·ấn c·ông thì sẽ c·hặt đ·ầu Lý An, nhạc phụ của Vạn Thắng vương.



Phạm Tu thấy vậy thở hắt ra, lắc đầu nói với Triệu Quang Phục:

-Lý An có nằm mơ cũng chả nghĩ đến cảnh này và lão Thìn thật khiến ta ngạc nhiên. Lão ta ngu độn chăng?

-Túng quá hoá liều, thưa Tả Đô đốc. Nếu người bị trói đó là ngài thì tôi nghĩ thằng Chương nó mới lui quân chứ Lý An nào có giá trị gì.

Phạm Tu ghé tai Triệu Quang Phục nói nhỏ:

-Hạ Lý An dễ như trở bàn tay nhưng thằng Chương hình như có dự mưu nào đó. Nếu ta đoán không lầm, nó cần Lý An để hiệu triệu quân dân Siêu Loại.

-Thằng này bây giờ thật khó đoán.

-Năm năm! - Phạm Tu xoè bàn tay ra. - Đã năm năm rồi đấy, nó không phải thằng thư sinh ngày chúng ta gặp ở Nhất Vạn đâu. Thời ta bằng tuổi nó cũng chưa thống lĩnh vạn quân, mà… ông biết đấy. Chúng ta thực không dạy được gì nhiều cho nó nhưng cái gì tốt đẹp nó cũng bôi lên mặt chúng ta cả.

-Như thể nó chỉ là kẻ thừa hành, ý Tả Đô đốc là vậy?

-Ấy chính là chỗ khác người.

-Tả Đô đốc, ngài có nghĩ thằng Chương sẽ san phẳng làng Thư Đôi như nó nói không?

-Dạo trước thì ta chắc nó không làm còn như bây giờ…

Đoạn Phạm Tu chỉ lên khoảng không đầy nắng:

-Chỉ có trời mới biết được.

Hai trưởng bối nheo mắt nhìn về phía cửa lều soái, nơi vừa có một cái bàn lớn được kê cùng mấy cái ghế. Một nữ binh đến mời Phạm Tu và Triệu Quang Phục đến xơi nước.

Chương chờ sẵn, niềm nở mời Phạm Tu ngồi và huyên thuyên về thứ trà Uyển Như mới cho người đem đến.

-Con nghe nói trà này của Mông tộc trên vùng cao làm ra. Nhạc phụ Lâm lão gia đặc biệt mua tặng, bác với chú uống thử xem ngon không. Trời nóng bốc hoả như này mà uống trà ngon với người tâm giao thật là hết ý đấy ạ.

Pham Tu mang máng nhớ, dường như ai đó đã mời ông chứ trà này rồi.