Chương 188: Chiến tranh kinh tế?
Thiên Đức hội và Hội Nông dân thông qua các cuộc họp làng, họp xã quán triệt bách tính giảm chi tiêu, tăng cường tích trữ lương thực bởi cuối năm giá lương thực sẽ tăng cao do nạn dịch.
Chương họp bàn với Lâm Uyển Như, Bát Vạn Thương Nhân hội và ông Cả Lụa. Sau cuộc họp, Duệ xuất kho 15000 nén bạc, 3000 nén vàng đưa Uyển Như cùng hội thương nhân thu mua ngũ cốc. Mục tiêu Chương giao cho mọi người là mua càng nhiều ngũ cốc càng tốt vì giá ngũ cốc mới có dấu hiệu tăng nhẹ. Gạo sẽ chỉ mua ba phần do giá cũng đã tăng ba phần. Quan điểm của Chương là lúc đói người ta cần no bụng trước.
Ông Cả Lụa trích 3000 nén bạc, 500 nén vàng đặt mua lương thực của thương nhân Hoa quốc tích trữ. Đồng thời đem lụa đổi ngang với ngũ cốc.
Lâm Chí Hoà nhận tin của con gái lập tức hiểu vấn đề, cũng xuất ngay 1 vạn bạc, 2000 nén vàng đặt mua lương thực khắp nơi, cả thương nhân Hoa quốc.
Thông qua Thiên Đức hội và Hội Nông dân, Duệ khuyến khích bách tính cho quân Thiên Đức vay tiền mua thêm lương thực, hẹn trả sau 6 tháng. 10 đồng lãi 1 đồng.
Sau một tuần, quân Thiên Đức huy động được tiền xu, bạc vụn, bạc nén trong dân, quy đổi ra bạc tương đương hơn 3000 nén. Số bạc này Chương cũng cho đem mua lương thực, phần lớn lương thực Chương mua đều ở Sơn Tây.
Bà Dung đưa cho con gái mượn 500 nén bạc, 50 nén vàng. Phạm Tu cho xuất kho đưa Thiên Đức mượn thêm 5000 nén bạc, 500 nén vàng.
Ba nhóm thương nhân cùng lúc thu mua lương thực với số lượng lớn, các thương nhân khắp nơi đoán định tình hình cũng vội thu gom khiến giá lương thực tăng nhanh.
Đầu tháng 8 năm Thiên Đức 28, 1 nén bạc bằng 600 đồng, đổi được 55 đấu gạo (tương đương 55 cân Vạn Xuân, bằng 93 cân hiện nay) hoặc 120 đấu ngũ cốc.
Hạ tuần tháng 10, 1 nén bạc đổi được 20 đấu gạo hoặc 70 đấu ngũ cốc. Sau Tết, giá lương thực thậm chí còn tăng thêm. 1 nén bạc chỉ còn đổi được 15 đấu gạo hoặc 55 đấu ngũ cốc. Dân Vạn Xuân nhiều nơi thiếu đói, điều này thực khó tránh.
Tổng cộng quân Thiên Đức, Lâm Chí Hoà, Cả Lụa đã huy động đến 4 vạn bạc, 6050 nén vàng thu mua hơn 2900 tấn ngũ cốc, 1200 tấn gạo. Được biết, 1 sào ruộng (360m2) tốt thu được gần 2 tạ thóc, tương đương 1,3 tạ gạ, tính quy đổi ra, diện tích trồng lúa để có được số gạo trên khoảng 3,5 ki-lô-mét vuông. Trong khi đó, một binh sĩ Thiên Đức khoẻ mạnh, một ngày chỉ ăn hết 3 lạng gạo mà thôi.
Như vậy có thể thấy, bọn Chương đã mua số lượng lương thực vô cùng lớn. Tính cả ngũ cốc, số lương thực tích trữ đủ nuôi hơn 3 triệu người trong 1 ngày lúc no đủ. Trong khi quân dân phủ Thiên Đức hiện tại chỉ 3 vạn người.
Tất cả những điều này đều nằm trong tính toán của Chương. Những yếu nhân phủ Thiên Đức đã thông tư tưởng nên ai cũng bận rộn, chẳng hơi đâu lo chuyện thiên hạ.
Lâm Chí Hoà, Cả Lụa là thương nhân, kiếm lời là lẽ thường. Nhưng hai thương nhân biết điều tự nguyện trích hai phần lương thảo đã mua được đem tặng cho Thiên Đức vào lúc thích hợp.
Họ cũng không thiệt, vừa có tiếng vừa có miếng.
Mục đích Chương tích trữ lương thảo, đẩy giá lương lên cao khiến dân khốn đốn nhằm đạt ba mục tiêu: Một là khiến các sứ quân phải xuất kho lương lo cho dân, không thể động binh khi bách tính lao đao, sức chiến đấu của quân sẽ giảm, giặc c·ướp nổi lên. Hai là, các sứ quân sau kho xuất kho cũng sẽ phải mua lương thực với giá cao, khi ấy Cả Lụa và Lâm Chí Hoà sẽ bán ra từng đợt. Lâm Uyển Như và hội thương nhân cũng sẽ bán dần để thu hồi vốn ban đầu. Chỉ cần bán phân nửa số lương thực đã mua là hoà vốn.
Số lương thực dư ra, Chương sẽ làm việc khác, ấy là hướng đến mục tiêu thứ ba: Chiêu binh mãi mã, thu nạp bách tính.
Song song với việc không ngừng quấy phá quân Siêu Loại, tích lương thảo, Chương còn cho dựng sẵn thêm 10 ngôi làng bên kia sông Dâu, tạo thành 2 xã Diên Ứng Đông và Diên Ứng Đoài. Bỉnh Di cắt cử 200 quân và 2000 dân lo việc này giúp Chương. Sở dĩ Chương cần dựng làng là muốn có thêm phên dậu cho ngày sau.
Trung tuần tháng 9, Chương điều thêm 2 trung đội hoả mai và 10 thần công tăng cường cho Cự Lượng, rút về 2 trung đội bộ binh. Nâng tổng số tay súng dưới quyền chỉ huy của Phạm Cự Lượng lên đến 800 người.
Phạm Cự Lượng nhận lệnh thay đổi giờ giấc, chia 800 tay súng thành 5 trung đội, kết hợp thần công và bộ binh t·ấn c·ông quấy phá suốt ngày đêm, cầm chân 8000 quân của Trương Văn Long. Quân Siêu Loại hao hụt mỗi ngày dăm ba chục người, b·ị t·hương không kể. Trong khi ấy, quân của Phạm Cự Lượng b·ị t·hương rất ít, t·ử t·rận không có.
Trước tình thế này, Lý An biết không thể cù cưa với quân Thiên Đức bèn quyết định t·ấn c·ông mạn tường thành. Hoàng Thái Công nhận lệnh dẫn thuỷ quân cùng đánh lớn.
Dù Lý An và Hoàng Thái Công khiêu khích nhưng quân Thiên Đức nhất định cố thủ không ra đánh. Binh sĩ trấn tường thành chỉ dùng thần công bắn trả. Lý An đôi ba lần đốc quân tiếp cận cũng phải lui. Quân Thiên Đức dùng lựu đạn, hoả hổ và thần công khiến Lý An thiệt gần nghìn quân sĩ. Pháo đá gần 400 khẩu bị thần công chế áp không thể phát huy tác dụng.
Dưới sông Dâu, Hoàng Thái Công dẫn đội thuỷ binh 3000 quân với hàng trăm thuyền cũng không thể tiến. Yết Kiêu không có ý giao chiến, chỉ dùng thần công bắn loạt đẩy lui đối phương. Hoàng Thái Công quyết xông lên cũng không thể tiếp cận được thuỷ binh Thiên Đức, vậy nên việc đổ bộ lên bờ thực là điều viển vông.
Sau một tuần, Thái Công buộc phải lui binh, mất 25 thuyền và hơn 200 quân thuỷ.
Lý An viết thư đề nghị Khánh liên thủ, Khánh không hồi đáp vì biết lực lượng chính của Thiên Đức, dưới quyền chỉ huy của Thiên Bình hầu như chưa dùng đến và lực lượng đó đang ở đâu hãy còn là dấu hỏi chưa có lời đáp.