Chương 185: Mật thư
Trời sáng.
Đúng như Lý An dự đoán, nhiều cây cỏ, lau sậy còn lưu lại dấu vết hàng trăm người mới đi qua. Dấu chân của hàng trăm người hãy còn n·gập s·âu trong bùn cả hai chiều ngược xuôi. Sau khi xem xét kỹ càng, Lý An nói với tướng sĩ:
-Các người nhìn đi, bọn chúng có vài trăm tên mà dấu chân theo hàng dọc, kẻ sau giẫm vào dấu kẻ trước. Chúng muốn giấu binh lực, thực thông minh làm sao. Kẻ thiếu hiểu biết, xem xét không thấu đáo sẽ nghĩ đám này chỉ hơn trăm người.
Tướng sĩ cho là đúng.
Trên bãi cỏ rộng lớn tiếp giáp với đầm lầy vương vãi nhiều bùn đất đã khô. Lý An đồ rằng quân Thiên Đức sau khi vượt qua đầm lầy, dùng nước hoặc vải lau sạch bùn đất ngập đến đầu gối rồi mới tiến vào Siêu Loại.
Quân sĩ Siêu Loại vén cao quần đến bẹn lội bùn nhắm hướng sông Thiên Đức. Được hơn một dặm thấy bùn ngập ngang bụng không thể đi tiếp đành quay lại báo cáo phát hiện dấu vết của những bè tre được kéo trên bùn. Lý An không tài nào giải thích được, sai quân đánh một vòng rộng dọc bờ sông Thiên Đức để xem có sự lạ gì. Phải tìm hiểu được quân Thiên Đức qua đầm lầy bùn nhão bằng cách nào.
Quân sĩ Siêu Loại thèo thuyền men theo bờ sông không phát hiện được điều gì lạ ngoài bùn đất mới, hàng trăm dấu chân in trên bãi cỏ ven sông và ven mép nước.
Lý An chỉ có thể khẳng định quân Thiên Đức vượt qua đầm lầy rộng hơn hai dặm sau đó theo sông Thiên Đức trở về. Còn quân Thiên Đức vượt qua bằng cách nào thực không thể lý giải thoả đáng. Lý An cho đóng trại lớn 1500 quân cùng hàng chục tháp canh tại khu vực này đề phòng Thiên Đức quay lại.
Vậy quân Thiên Đức có thật băng qua đầm lầy hay không? Nếu có thì bằng cách nào?
Thực sự thì chẳng có đội quân nào của Thiên Đức qua lại bằng lối này mà chỉ có 50 chục binh sĩ dưới quyền chỉ huy của Chu Diện.
Theo kế sách của Chương, Chu Diện cho làm 20 bè nhỏ bằng tre khô. 40 quân sĩ dùng bè tre đặt lên bùn lầy tiến dần về phía trước. Trong đầm lầy có nhiều gò nhỏ. Ở mỗi gò, binh sĩ sẽ đặt ít nhất 4 ròng rọc. Dây thừng buộc vào các bè tre, sau khi đến được bờ, 20 binh sĩ lội xuống bùn cố ý tạo dấu vết đi lại như Lý An nhận định.
Họ rải bùn khô trên cỏ xong xuôi sau đó lội bùn leo lên bè. Quân sĩ ở các gò quay ròng rọc kéo bè tre trở lại, lần lượt rút về. Cách này chẳng có gì đặc biệt, khó đưa số lượng lớn quân mà không bị phát hiện bởi được thực hiện từ lúc trời tối. Tiếng súng hoả mai đánh trại là tín hiệu rút lui.
Chương muốn bên Lý An nghĩ quân Thiên Đức đột nhập và rút lui theo lối này hòng giấu lối thật sự.
Người chỉ huy cuộc đột nhập vào làng Văn Lãng là Lý Kế Nguyên và Tiểu đoàn Tam Vạn với sĩ số 500 nam nhân trang bị súng hoả mai, nỏ Liên Châu, 20 lựu đạn nổ.
Đại đội Tam Vạn đột nhập vào Siêu Loại bằng cách băng qua dãy Linh Sơn, cụ thể xuất phát từ Thất Sơn. Lối Thất Sơn không có thông đạo, bọn Lý Kế Nguyên bạt rừng mà đi. Sườn Nam của các ngọn từ Thất Sơn đến Cửu Sơn vô cùng hiểm trở, nhiều nơi vách đá dựng đứng. Để chuẩn bị cho kế hoạch, quân Thiên Đức mất gần nửa năm trời thám thính, dò đường, chọn lối.
Chương biết vùng Siêu Loại có làng đúc đồng với nhiều thợ lành nghề mà quân Thiên Đức đang cần mở rộng xưởng đúc v·ũ k·hí. Ông Cả Lụa và nhóm của Tôn mất ba tháng để cung cấp danh sách các thợ lành nghề cũng như hoạ đồ chi tiết về ngôi làng và phụ cận.
Đại đội Tam Vạn tuy mới thành lập nhưng binh sĩ quá nửa là trai làng Vạn, bổ sung thêm một số binh sĩ gốc gác xã Vũ Ninh và chuyển từ Tiểu đoàn Thiết giáp sang. Có thể nói đây là đội quân dày kinh nghiệm chiến đấu.
Lý Kế Nguyên mất ba ngày, vừa đi vừa mở đường, mới đến được điểm tập kết trên sườn Nam ngọn Cửu Sơn. Toàn đại đội nghỉ ngơi một ngày sau đó theo hai thiếu niên thuộc đội của Tôn, giả vào rừng nhặt củi đem bán, dẫn đường khi trời vừa tối, đến các điểm hẹn nơi các thiếu niên khác dẫn đi tiếp. Bởi phải lòng vòng tránh tháp canh, trại quân lẫn làng mạc, gần nửa đêm đại đội mới tiếp cận được làng Văn Lãng, nơi có một thiếu niên chờ sẵn báo cáo tình hình. Ba chục dân binh chốt ở đầu làng dễ dàng bị hạ gục trong chớp mắt mà không gây động.
Đại đội Tam Vạn dựa theo mô tả đường đi lối lại trong làng, đặc điểm của từng nhà mà ập vào bắt người có trong danh sách đem đi. Đại đội Tam Vạn đưa cho các nhà này mỗi nhà 5 nén bạc, nói rằng đó là tiền công một năm làm việc của những người bị quân Thiên Đức bắt. Nếu nói cho Lý An biết đã nhận tiền thì người nhà khó trở về vào năm sau.
Chó sủa vang trong làng khi đại đội rút đi, tất cả hành động diễn ra nhanh gọn, nội trong một khắc đồng hồ. Lý Kế Nguyên cắt cử một đội 50 binh sĩ ở lại nổ vài loạt súng đánh động rồi rút sau. Quân Siêu Loại đến tiếp ứng giải cứu được dân binh bị bịt mắt trói gô đang nằm lăn lóc trên đất. Chẳng ai biết quân Thiên Đức rút theo lối nào vì đêm đầu tháng trời không có trăng.
Những gia đình b·ị b·ắt người khóc lóc um làng um xóm oán trách Lý An cho quân canh phòng lỏng kẻo khiến quân Thiên Đức ngang nhiên vào làng như chốn không người. Tuy nhiên những gia đình này không hé miệng về việc nhận bạc, họ sợ cha hoặc con của họ không có ngày về.
Lý Kế Nguyên dẫn đại đội rút theo lối cũ, bao vây rồi tập kích một trại quân bằng súng hoả mai, nhanh chóng bắt hàng 180 tướng sĩ bịt miệng trói tay dắt về hướng Cửu Sơn. Quân lính b·ị t·hương nghe Đại đội Tam Vạn nói rút về hướng Cửu Sơn, tận mắt thấy bọn Lý Kế Nguyên đi về hướng ấy.
Bảy thiếu niên dẫn đường cũng theo về luôn, tránh rủi ro.
Lý Kế Nguyên triệt để xoá dấu vết, cắt đặt mấy chục quân chặn hậu ở bìa rừng, chờ tờ mờ sáng mới rút nhanh. Xẩm tối ngày mùng 4 tháng 8 về đến bản doanh với 180 tù binh và 52 thợ lành nghề, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Lý An muốn tập trung quân đánh Thiên Đức nay lại phải trải quân đóng giữ nhiều nơi trong vùng nhưng không thể rút cánh Trương Văn Long bởi bọn Phạm Cự Lượng và Cao Lịch, Lý Văn Ba liên tục q·uấy r·ối khi đêm xuống. Tháp canh, đồn gác, trại quân trở thành mục tiêu cho quân Thiên Đức tập bắn khi đêm xuống, thậm chí có đêm, hàng trăm t·iếng n·ổ nối tiếp nhau như thể Thiên Đức sắp đánh lớn. Các trại sẵn sàng nhưng đón đợi các binh sĩ chỉ là màn đêm yên tĩnh.
Có hoả mai và súng thần công, cộng với chiếm địa hình thuận lợi, quân Thiên Đức nắm thế chủ động khiến tướng sĩ Siêu Loại chốt giữ ở gần Linh Sơn ngày cũng như đêm vô cùng căng thẳng.
Sau gần hai tháng kể từ ngày những tờ thông cáo xuất hiện ở Siêu Loại, Lý An mới nhận ra thâm ý của đối phương. Quân Thiên Đức động binh dai dẳng vào thời điểm trồng cấy vụ mùa, Lý An huy động quân sẵn sàng giao chiến, thêm dân binh tại các làng đã khiến công việc nhà nông bị ảnh hưởng phần nào. Lý An vẫn cắt cử một phần quân sĩ trồng lúa, trồng màu. Nhưng bằng cách nào đó, quân Thiên Đức phá đến hơn nửa số lúa và hoa màu mới trồng được hơn một tháng chỉ trong một đêm. Điều này khiến quân Siêu Loại sẽ phải tăng cường mua lương thực vào cuối năm.
Lý An vẫn không ngừng truy tìm gian tế Thiên Đức nhưng những kẻ ấy vẫn bóng chim tăm cá.
Một tối suy ngẫm, Lý An để ý tới bộ cờ vua Lý Vạn Xuân mà vợ ông đem đến hơn nửa tháng trước để ở góc bàn lớn. Lý An mở hộp, có một tờ giấy nhỏ không viết gì, chậm rãi xếp cờ mới nhận ra thiếu quân vua đen, xem trên bàn và dưới gầm không thấy bèn đến hỏi vợ xem ai đã biếu. Lý phu nhân nói kẻ đem đến biếu là người đàn bà lớn tuổi, bà ấy bảo được người ta trả công. Lý phu nhân cho gia nhân mở ra xem thử thấy không có gì lạ.
-Kẻ nào lại bí ẩn như vậy? Sao biếu bộ cờ lại không lộ mặt? Cờ còn thiếu quân vua.
-Bà đó có chuyển lời với em, Lý Sứ tướng tài trí hơn người sẽ hiểu ẩn ý trong bộ cờ khi hơ trên lửa.
-Em đã thử chưa?
-Em thử rồi nhưng chẳng có gì lạ sất.
Lý An trở về thư phòng ngồi thừ ra một hồi, ông hơ một lượt từng quân cờ trên ngọn nến song chẳng phát hiện ra điều gì bất thường. Thậm chí hơ cả bàn cờ cũng không phát hiện ra sự lạ.
Thở dài một hồi Lý An nhìn tờ giấy hình vuông ban nãy liền hơ thử và giật mình thất kinh khi những dòng Hán tự dần hiện rõ.
义父
义女郑兰闺是莫将军的小妾。还有两个月义女就要临盆了。请义父原谅义女的重罪
Dịch nghĩa:
Nghĩa phụ
Nghĩa nữ Trịnh Lam Khuê là thê th·iếp của Mạc chủ tướng, 2 tháng nữa nghĩa nữ lâm bồn. Xin nghĩa phụ tha cho nghĩa nữ t·rọng t·ội.
Chẳng biết do trời nóng hay vì sợ hãi mà mồ hôi rịn hai bên thái dương vị Sứ tướng.
Lý An run rẩy đọc đi đọc lại lá thư vài lần trước khi châm lửa đốt.
-“Khốn nạn, loạn thật rồi. Thằng khốn Mạc Văn Chương đó chính là Mạc chủ tướng, không thể khác được. Nó chính là thằng làm ra bộ cờ này. Đúng rồi, chính nó đã dùng thứ v·ũ k·hí kỳ lạ hạ sát đám giặc c·ướp. Sao ta không nghĩ ra chứ? Con ơi là con, con dẫn rắn về nhà bây giờ lại là thế th·iếp của nó là cớ làm sao? Lý Lệnh công mà biết việc này thật là đại hoạ đổ xuống Lý phủ. Thằng khốn, nó chính là đứa bí mật đưa lễ vật đến cửa phủ. Quân của nó đi lại như chốn không người trong vùng ta kiểm soát, thực nó là cao nhân phương nào?”
Dù là người ngay thẳng nhưng Lý An cũng phải đào sâu chôn chặt bí mật, ông không nói cho vợ hay biết.
Lý An thức thâu đêm suy tính, sớm hôm sau hỏi vợ lời của đại sư trụ trì Diên Ứng tự đã từng nói. Nghe xong, Lý An trở về thư phòng, tay chân run rẩy sợ đến toát mồ hôi lạnh.