Chương 184: Quân trắng, quân đen
Lý An đang sắp đặt ba quân chuẩn bị tiến đánh luỹ lại nhận thêm tin từ lính chạy trạm đưa đến, pháo tăng viện đã bị mất vào tay đối phương. Binh mã tăng viện chưa giao chiến buộc phải rút lui, mất một tướng và gần ba trăm quân. Thiên Đức chiếm được một làng, quân số trên một nghìn trang bị thần khí kỳ lạ kèm t·iếng n·ổ khiến quân không thể áp sát.
Lý An điều thêm 2000 quân đóng gần Lý phủ tiếp ứng cùng 50 pháo và 500 nỏ Liên Châu. Nâng tổng số quân lên gần 5000 binh sĩ, 1500 nỏ Liên Châu.
-Phải đánh bật chúng bằng bất kể giá nào, đó là đòn nghi binh. Chúng không thể t·ấn c·ông chỉ với chừng ấy quân.
Lý An nói với các tướng dưới trướng, dặn họ trang bị cho quân ván gỗ phủ rơm trộn bùn làm khiên chắn đạn bắn thẳng.
Trương Văn Long thống lĩnh quân Siêu Loại phản công vào buổi chiều nhưng ngôi làng không có bóng dáng quân Thiên Đức. Nhìn núi cao rừng xanh trước mặt, Trương Văn Long đành hạ trại giữa cánh đồng, cho binh sĩ cầm cờ thu dọn xác tử sĩ. Sau khi kiểm đếm thấy thiếu 55 người, đồ rằng đã bị quân Thiên Đức bắt đi.
Lý An đoán Thiên Đức thăm dò, nghi binh hòng phân tán lực lượng Siêu Loại bèn đem pháo đá gần tường thành bắn xối xả. Tường thành không hề hấn gì. Trái lại, 10 khẩu thần công trên tường thành với tầm bắn xa hơn khiến Lý An mất hơn ba chục pháo thủ, buộc phải lui khi trời tối dần.
Lợi dụng trời tối, Phạm Cự Lượng dẫn toàn bộ Tiểu đoàn Thiên Đức trườn bò trên cánh đồng, hướng về trại của Trương Văn Long. Các tay súng tản ra thành từng nhóm hai chục người tiếp cận, tạo thành hình cánh cung nhắm bắn lính tuần tra, bắn cả vào lều, trại ngựa rồi lại rút.
Trương Văn Long cho quân rải quân mật phục quanh trại nhưng địa hình trống trải, mới nhổm người xông lên, những bóng người in trên nền trời lập tức bị những loạt đạn bắn áp chế, đành phải nằm xuống rồi thoái.
30 khẩu thần công của Thiên Đức bắn đôi ba loạt về phía trại sau đó khiêng pháo trốn vào rừng. Suốt đêm ấy, có hàng chục loạt thần công cùng hàng chục đợt t·ấn c·ông nhỏ lẻ của Tiểu đoàn Thiên Đức khiến Trương Văn Long mất hơn năm chục binh sĩ và hơn trăm người b·ị t·hương.
Sáng sớm, Trương Văn Long lui trại chính về sau thêm 100 trượng, cắt đặt chòi canh, đào hào cắm chông, đem hàng chục con chó cỏ đến cảnh giới. Tối ấy Tiểu đoàn Thiên Đức lại dùng súng hoả mai hạ lính trên các tháp canh, ném một quả lựu đạn gây nổ lớn khiến binh sĩ Siêu Loại suốt đêm không kẻ nào dám ngủ.
Trương Văn Long thực muốn dẫn quân tràn vào rừng nhưng quân Thiên Đức có thế ỷ dốc sẽ rất khó cho Long. Long cử nhiều nhóm binh sĩ tiến vào thám thính nhưng đều thất bại sau những âm thanh đì đùng. Phần b·ị b·ắt, phần chạy về được, phần t·ử t·rận.
Không thể kéo dài tình trạng ngày thiếu ngủ, đêm thức trắng vì quân Thiên Đức phá quấy. Trương Văn Long xin thêm 150 pháo, chia làm bốn đội thay nhau bắn vào rừng mở đường cho bộ binh tiến. Bọn Phạm Cự Lượng thấy Trương Văn Long đem thêm pháo, đoán được ý định nên tản ra, lui sâu vào rừng chờ đợi. Bộ binh của Trương Văn Long tiến vào, dùng nỏ Liên Châu bắn ngược lên, pháo liên tục dội vào rừng trợ chiến nhưng pháo không thể bắn lên quá cao do ở dưới thấp.
Cao Lịch chờ Trương Văn Long khiêng pháo vào thật gần bìa rừng mới cho thần công trên cao khai hoả. Pháo thủ của Long chạy toán loạn. Bấy giờ bọn Cự Lượng, Lý Văn Ba từ các vị trí ẩn nấp mới thò ra dùng hoả mai, nỏ Liên Châu đánh lại.
Quân của Long rút chạy.
Quân Thiên Đức đuổi theo bắn loạn xạ. Dưới sự yểm trợ của thần công, bọn Cự Lượng huỷ hơn trăm khẩu pháo, đạn đá, đạn chông khuân hết vào rừng.
Trương Văn Long mất quân không nhiều sau đợt t·ấn c·ông, chỉ hơn một trăm bởi quân Thiên Đức không chủ trương tiêu diệt. Thay vào đó, nhiệm vụ của cánh quân này là tận dụng địa thế hiểm yếu thu hút thêm binh lực đối phương.
Đêm ấy, Phạm Cự Lượng cử hai trung đội lợi dụng đêm tối chia thành hai cánh, theo người dẫn đường luồn sâu vào Siêu Loại đến hơn ba dặm. Hai trung đội áp sát hai ngôi làng, bắn chỉ thiên vài loạt, mỗi đại đội giật một quả nổ rồi rút về.
Trương Văn Long chia quân thành các trại từ 300 đến 500 người, lập hàng rào phòng thủ. Đêm xuống, một trong số các trại bị t·ấn c·ông b·ằng hoả mai kèm vài khẩu thần công phụ hoạ. Trước khi rút bao giờ quân Thiên Đức cũng ném lại đôi ba quả lựu đạn gây nổ lớn.
Nhìn chung các cuộc t·ấn c·ông của Thiên Đức không gây thiệt hại nhiều về nhân mạng cho quân Siêu Loại. Tuy nhiên, tinh thần binh sĩ dưới trướng Trương Văn Long có phần nao núng bởi càng ngày quân Thiên Đức càng có xu hướng lấn gần, các trại cứ vì vậy mà phải lui sâu, t·ấn c·ông thì không được bởi đối phương có v·ũ k·hí vượt trội, khó tiếp cận.
Trương Văn Long được tăng cường thêm 3000 quân và 100 pháo. Đêm hôm, pháo được lệnh bắn quanh trại, sáng ra binh sĩ nhặt đạn về. Trong khi đó, Cao Lịch cũng được tăng cường thêm 10 thần công, thi thoảng lại bắn vài quả giúp đối phương nâng cao cảnh giác.
Dân ở mấy làng gần bìa rừng gồng gánh tháo chạy, hơn một tuần sau lác đác trở về. Họ thấy quân Thiên Đức không phá làng phá xóm nên dần đa đánh liều kéo nhau về lại, mặc cho hai bên khiêu khích lẫn nhau, mặc cho thần công nổ đì đùng.
Lý An chưa thể t·ấn c·ông tường thành hiệu quả đành dàn pháo đóng trại trấn ngang. Nửa tháng trôi qua, tình hình ban đầu căng như dây đàn tưởng đánh nhau to đến nơi mà nay dền dứ. Lý An và các tướng nghĩ đến khả năng quân Thiên Đức chưa đủ lực t·ấn c·ông, chỉ q·uấy r·ối khiến Lý An phải huy động binh mã.
Quá nửa đêm ngày 28 tháng 7, quân sĩ đến Lý phủ cấp báo với Lý An tin hệ trọng. Quân Thiên Đức không biết bằng cách nào đã ập vào làng Văn Lãng, bắt 52 thợ thủ công đem đi.
Làng Văn Lãng chuyên nghề gò, đúc đồng nổi tiếng trong vùng. Làng này nằm sâu trong đất Siêu Loại, cách dãy Linh Sơn hơn chục dặm. Bên kia dãy Linh Sơn là khu đầm lầy rộng lớn kéo dài qua cả ngọn Cửu Sơn. Bình thường, các thương thuyền vẫn theo sông Thiên Đức đi qua đất Siêu Loại, sang Nam Sách, theo dòng đi vào vào hệ thống sông Thái Bình đổ ra biển. Ở mạn Tây và Tây Nam, sông Thiên Đức là ranh giới tự nhiên giữa Siêu Loại với trấn Hải Đông và châu Nam Sách.
Quân Thiên Đức nếu đánh vào tận làng Văn Lãng sẽ phải vượt qua nhiều làng mạc, doanh trại ở hướng Bắc bởi Văn Lãng chỉ có một con sông nhỏ, là sông Khoai, chảy qua cổng làng. Thuyền lớn, thuyền nhỏ không thể đi lại trên sông Khoai mà không bị phát hiện.
Thiên Đức vì sao phải đánh tận vào làng Văn Lãng rồi bắt người? Chúng đến bằng cách nào? Rút theo ngả nào?
Lý An điều 2000 tinh binh từ Luy Lâu đến Văn Lãng ngay trong đêm bằng hàng trăm thuyền nhỏ và kỵ binh, đồng thời họp mặt khẩn các tướng.
Trương Văn Long cho biết, quân Thiên Đức có trang bị loại v·ũ k·hí hình ống tròn bằng sắt, bắn đạn sắt. Mỗi khi v·ũ k·hí khai hoả sẽ phát ra lửa cùng âm thanh lớn, uy lực vô cùng khủng kh·iếp. Ván gỗ dày cũng bị những quả đạn bắn gãy làm đôi.
Lý An nhận định, quân Thiên Đức bắt thợ thủ công hẳn phục vụ cho việc đúc ra thứ v·ũ k·hí mới ấy.
Thiên Đức đến theo ngả nào? Lui theo ngả nào? Là hai câu hỏi đang còn đang chưa có lời giải đáp thì tin tức đưa về.
Giữa giờ Dần, quân Thiên Đức với số lượng ước chừng 500, đánh úp một trại nhỏ, diệt tại chỗ hơn 60 binh sĩ, bắt đem đi 180 binh sĩ khác trong đó có tướng chỉ huy trại sau đó rút về hướng Cửu Sơn. Dãy Linh Sơn có 9 ngọn, Nhất Sơn nằm phía tường thành, Cửu Sơn là ngọn cuối cùng nằm ở mé Tây.
-Cửu Sơn hiểm trở sao chúng có thể đi được chừng ấy người và v·ũ k·hí? Đó có thể không phải hướng rút. - Lý An nói. - Mau cho truy binh đến rìa Cửu Sơn và khu đầm lầy tiếp giáp với sông, chúng phải dùng thuyền mới di chuyển được.
Lý An tức lộn máu, đích thân dẫn 300 kỵ binh bản bộ tức tốc đến trại vừa b·ị đ·ánh úp xem xét tình hình. Dù trong lòng rất hận, nhưng Lý An phải thừa nhận kẻ cầm đầu quân Thiên Đức mưu sâu kế hiểm, hành binh khó đoán định, thực giả khó lường. Việc một đội quân băng qua khu đầm lầy, lau sậy, trại binh, làng mạc mà không bị phát hiện thực khó tin.
Vài ngày trước, Lý phu nhân đem đưa cho Lý An bộ bàn cờ Lý Vạn Xuân, bảo rằng có người đem biếu. Lý An bận việc quân, nhận rồi để đó, chẳng chú ý bộ cờ chỉ có 31 quân, thiếu quân vua màu đen!
Cờ Lý Vạn Xuân ai cầm quân trắng sẽ đi trước. Do đó, người cầm quân trắng sẽ có một số lợi thế và tỉ lệ thắng nhiều hơn so với người cầm quân đen.