Chương 159: Mất mát
Sớm ấy Hùng Cú cùng Hoàng Ngưu theo kế hoạch sẽ dẫn chiến thuyền đánh lướt qua Yết Kiêu ở ngã ba sông tiến về khúc sông làng Môn cắt đứt đường lui của quân Thiên Đức. Bọn Hoàng Thái Công cũng kéo đến phối hợp, hai mặt giáp công. Yết Kiêu vẫn phải dựa vào bộ binh và pháo trên bờ trợ giúp phòng thủ. Yết Kiêu muốn chặn đánh Hùng Cứ song đang ở vào thế yếu, nguy khốn. Đột nhiên chiến thuyền của Phùng Hiền đánh tập hậu quân của Hùng Cú và Hoàng Ngưu.
Quân Phùng hiền chỉ hơn hai nghìn nhưng đánh rất hăng, nhảy sang thuyền hậu quân của bọn Hùng Cú mặc sức chém g·iết, phút chốc Hùng Cú và Hoàng Ngưu mất liền năm thuyền. Nhắm thấy cơ hội, Yết Kiêu dốc quân đánh vỗ mặt chặn đầu.
Phạm Tu biết tin liền bảo Trần Thái Bộc chuyển thêm pháo về hướng ngã ba sông trợ chiến. Yết Kiêu cho khiêng hơn chục khẩu pháo lên bờ, dùng Xa Hải thuyền chở quân Cự Lượng xông lên. Thái Công muốn truy nhưng Trần Thái Bộc đặt pháo kín một khúc sông, niêu đất đựng dầu cháy, mỡ sôi bắn chặn khiến Công phải lui.
Thuỷ binh Yết Kiêu tràn lên thuyền đối phương, trận chiến diễn ra trên các boong thuyền. Nỏ Liên Châu từ Mông Đồng thuyền và Xa Hải Thuyền trợ chiến. Trận hỗn chiến diễn ra hơn một canh giờ ngang tài ngang sức. Ngã ba sông đen đặc những thuyền, và vì thuyền không di chuyển được nữa liền làm mồi cho pháo.
Chiến thuyền của Hùng Cú bị vây khốn, Phùng Hiền hạ được Hùng Cú, lấy thủ cấp cho vào giáo giơ lên cao. Quân Hùng Cú nao núng, Hoàng Ngưu thấy tình hình biến chuyển bất lợi vội lệnh thu quân rút chạy. Yết Kiêu và Phùng Hiền bắt được hơn sáu trăm tù binh. Phùng Hiền nghe tin quân Thiên Đức đang đánh với Phan Văn Hầu, kẻ có thù, lập tức cho thuyền cập bờ đổ quân lên tiếp ứng.
Hoàng Ngưu rút quân về trại thuỷ binh, nhận tin Tô Trung Từ đánh sang, vội sắp đặt quân binh phối hợp với Nguyễn Quốc Khánh, Kiều Công Ngạn, tạm đẩy lui quân của Tô Trung Từ, chấp nhận mất chín giáp ven sông. Quân của Tô Trung Từ lập trại kiên cố trấn giữ.
Quảng Trí quân triệu Phan Văn Hầu về gấp, Hầu kéo quân rời thành Bát Vạn trở về bởi Phùng Lễ đem năm nghìn quân đánh qua sông, đã chiếm được nhiều làng mạc, có nơi tiến sâu hơn mười dặm.
Chương đồng ý rút quân về bờ Nam với điều kiệu Vũ Ninh vương phải đền bù 600 hộc gạo trắng (khoảng 4 tấn) 1000 hộc ngũ cốc, 100 nén vàng và 500 nén bạc, 50 ngựa tốt. Vũ Ninh vương cắn răng đáp ứng. Đám văn thân nho sĩ nhát gan nói hùa vào, sợ quân Thiên Đức đương đêm làm liều, bắn đá vào thành.
Vũ Ninh vương tạm an ủi bản thân rằng Phan Văn Hầu thu được vài nỏ Liên Châu của quân Thiên Đức giao nộp, thứ v·ũ k·hí cận chiến bắn vô cùng nhanh, là thần khí của quân Thiên Đức.
Thiên Đức quân sau hơn một tuần giao chiến các trận lớn nhỏ với Phan Văn Hầu, cả thuỷ lẫn bộ thiệt hại vô cùng nặng nề, mất phân nửa quân số, b·ị t·hương vài trăm. Phùng Hiền cho quân ở lại giúp vài ba ngày rồi trở về Sơn Tây đem theo bản vẽ pháo đá. Chương xem như đó là quà đền ơn Sơn Tây vương cho quân đến ứng cứu lúc nguy khốn.
Tiền bạc có thể trả nhưng mạng người thì không.
Bố Giáp đến Thiên Đức với ba nghìn tinh binh, sau trận còn lại hai nghìn ba trăm. Quân của Bố Giáp theo thuyền chiến về Sơn Tây được một phần ba, hai phần còn lại rút dần, trước Tết thì về hết.
Thiên Đức quân chỉ còn hơn hai nghìn quân khoẻ mạnh, không bao gồm quân dưới trướng Uyển Như. Trong đó Thần Vũ của Thiên Bình còn ba trăm hai mươi nữ chiến binh.
Một bia đá khắc song ngữ do Hàn Thuyên chắp bút dựng bên bờ Bắc, đối diện làng Môn, ghi lời cảm tạ của chủ tướng Thiên Đức quân cùng bách tính vùng Thiên Đức với tử sĩ. Ngày 10 tháng Chạp chọn là ngày giỗ trận, dân trong vùng từ năm sau sẽ đến dâng hương.
Chương đối mặt thiệt hại quân số, nếu Khánh đánh sang một trận lớn sợ là hết vốn. Nhưng Chương tạm yên tâm cái ăn bởi lương thảo đem về vô cùng nhiều. Lương thảo lấy từ Vũ Ninh vương, Chương lấy phân nửa chia cho dân. Lương thảo, ngựa thu được của Phan Văn Hầu đem hết về bản doanh.
Gia quyến hơn hai nghìn tử sĩ được cấp một cuốn sổ ghi rõ công trạng quân sĩ kèm theo 1 nén bạc. Hàng tháng gia quyến cầm sổ này đến ngân hàng của Vương Khang nhận lương của tử sĩ như lúc còn sống hoặc có thể đến các trại quân bất kỳ nào của Thiên Đức nhận lương thực tương đương. Con cái, em út tử sĩ nhận một miếng sắt nhỏ hình hoa đào, đủ mười sáu tuổi đem theo miếng sắt đến quân doanh bất kỳ sẽ được nhận vào quân, được ưu tiên nhiều thứ.
Duệ và Thiên Bình thông qua Thiên Đức hội làm triệt để việc tri ân gia quyến tử sĩ nên yên lòng dân trong vùng rất nhanh.
Theo lời hứa, Duệ nhận 153 thiếu niêu vào quân Thiên Đức. Số này tiếp tục theo học trong bản doanh sau đó chia xuống cái tiểu đội làm liên lạc, quản lý binh khí, lương thực… Hai mươi thiếu niên trong số này được chọn ngay từ đầu giao cho Thái Hương chỉ bảo thêm chữ nghĩa, trở thành đội liên lạc, trinh sát, kiêm thân quân riêng cho chủ tướng, trực thuộc Thần Vũ.
Cự Lượng dẫn theo Trần Thái Bộc cùng pháo quay lại trại bên kia sông Dâu với sáu trăm quân. Yết Kiêu còn 28 Mông Đồng, 24 Xa Hải thuyền, Hoả thuyền còn 2 cái, đóng trại thuỷ binh tại ngã ba sông, quân số hơn năm trăm. Hơn nghìn quân Thiên Đức còn lại ở bản doanh.
Lý An cũng phải lui binh khi nghe tin Phan Văn Hầu thất trận, thiệt hại bơn ba nghìn binh sĩ thuỷ bộ, không thể qua được tường thành. Thiên Gia Bảo Hựu dưới tay lão tướng Phạm Tu chỉ mất hơn ba trăm người.
Chương thắng mà như thua, đến tạ lỗi với Phạm Tu và các đầu lĩnh Thiên Gia Bảo Hựu. Người nào người nấy động viên Chương vững dạ, còn đất, còn dân ắt sẽ có quân.
Chương trở về ở một mình trong lán trại đến hai ngày hai đêm không tiếp ai, tự kiểm điểm bản thân bằng cách viết ra hết những gì đã làm được và chưa làm được. Bọn Thiên Bình lo cuống, về làng Nhất Vạn báo Phạm Tu. Phạm Tu và bà Dung đến gặp Chương, biết Chương không phải suy sụp mà đang tự đúc rút kinh nghiệm đau thương nên yên tâm quay về. Dặn bọn Thiên Bình không nên làm phiền.
Đến ngày thứ ba, Chương ra khỏi lán nói với Thiên Bình và Trương Lôi cho quân vào khu đầm lầy lấy đất sét về làm đạn niêu đất. Bảo Uyển Như và Bát Vạn Thương Nhân ra sức mua dầu phụng, mỡ lợn, mỡ bò. Đặc biệt, Chương dặn Uyển Như nhờ Lâm Chí Hoà mua giúp tất cả các mẫu khoáng vật có ở Vạn Xuân, ghi rõ nguồn gốc đem về Thiên Đức.
Thiên Bình sau trận lấy thủ cấp của tướng địch và cầm giáo gọi cứu viện thì danh tiếng trong quân nổi như cồn. Ba quân tướng sĩ không chỉ xem Thiên Bình là chính thất của chủ tướng mà thực là đầu lĩnh thực thụ, một nữ tướng. Vinh quang ấy do chính Thiên Bình tự tạo ra.
Mươi ngày sau cuộc chiến, Chương đón nhận một tin vui, khoả lấp bớt nỗi buồn canh cánh trong lòng.
Số là Phùng Lễ vượt sông với quân số áp đảo, thắng như chẻ tre. Đánh sâu bức rút nhiều quân doanh của Quảng Trí quân. Trại Ông Bưu có gần bốn trăm quân cách bờ sông hơn năm dặm, nằm ở vùng giáp ranh, dù Phùng Lễ không đánh đến song Kình Ngư nhận ra cơ hội trở về, bàn mưu với quân sĩ trong trại.
Nửa đêm về sáng, bọn Kình Ngư ập vào bắt trói Vương Bưu cùng phó tướng khiêng đi giao nộp Phùng Lễ. Phùng Lễ không tiếp, giao cho phó tướng Trần Khắc Ngọ.
Kình Ngư được dẫn đến gặp, lược bày sự tình rằng quân doanh hầu hết binh sĩ người gốc Thiên Đức. Thân mẫu là nghĩa mẫu của Mạc chủ tướng Thiên Đức quân. Trần Khắc Ngọ thấy lạ, báo lại Phùng Lễ. Phùng Lễ cho gọi Kình Ngư đến hỏi đầu đuôi. Kình Ngư thực thà tỏ bày song tuyệt nhiên giấu việc dùng chim câu đưa thư, nói quân Thiên Đức đã nhiều lần tìm đến báo cho Ngư biết.
Phùng Lễ tin ngay bởi cả năm giao tình, Phùng Lễ biết dưỡng mẫu của Mạc chủ tướng quả thực y như lời Kình Ngư nói, thêm cô em gái thực là phu nhân của Phạm Cự Lượng, điều này ít người biết, chính Lý Đạo Thành đã nói cho Phùng Lễ. Thứ nữa trại Ông Bưu lại chả liên quan gì đến Quảng Trí quân.
Kình Ngư xin Phùng Lễ đánh đến bản làng có gia quyến binh sĩ đang ở. Phùng Lễ đồng ý ngay, lệnh cho Trần Khắc Ngọ mau chóng tiến quân theo sự dẫn đường của bọn Kình Ngư. Phùng Lễ cả mừng, báo tin về thành Sơn Tây. Nếu Kình Ngư là đích nam của bà Cả Ngư thì chính là nghĩa huynh của Mạc Thiên Chương, giải cứu được đám người này thực chỉ toàn chỗ tốt.
Trần Khắc Ngọ không khó khăn gì trong việc tiến quân, thuận lợi bức rút thêm một trại, hơn trăm binh sĩ gốc Thiên Đức vứt giáo theo Trần Khắc Ngọ bởi bọn Kình Ngư lợi dụng thân phận vào được doanh trại đánh ngược trở ra.
Phan Văn Hầu kéo quân về thì Phùng Lễ đã rút, đem theo hơn một nghìn người cả binh sĩ lẫn dân thường ở vùng giáp ranh. Phan Văn Hầu sau đó biết số quân sĩ trại Ông Bưu đều gốc gác Thiên Đức liền đoán ra sự tình, hận Thiên Đức đến xương tuỷ. Khánh biết tin quân mình trở cờ dẫn đường cho Phùng Lễ, liền báo cho Vũ Ninh vương song giấu nhẹm gốc gác số quân sĩ trở giáo ấy.
Kình Ngư được dẫn đến gặp Lý Thái sư, Lý Thái sư hỏi rõ đầu đuôi, Kình Ngư thuật lại từ ngày b·ị b·ắt lính. Vừa hay bọn Phùng Hiền trở về báo tin, đem theo bản vẽ hướng dẫn cách chế tạo pháo cùng cách bắn. Phùng Lễ cho quân làm thử một cái, dùng chính những đạn đá trước đây Thiên Đức bắn để thử. Sơn Tây vương và Lý Thái sư cả mừng khi pháo bắn rất tốt.
Phùng Hiền cũng chuyển lời dặn của Chương, rằng nên làm thêm pháo lớn, đa dạng đạn vì Phan Văn Hầu đã có cách khắc chế, giảm thiểu thiệt hại khi xung phong.
Sơn Tây vương và Lý Đạo Thành, Phùng Lễ cùng họp bàn, lúc đầu Sơn Tây vương tính giữ bọn Kình Ngư lại dùng cho ngày sau song Lý Đạo Thành bảo rằng Mạc Thiên Chương sòng phẳng, nay chưa chiếm được Siêu Loại đã cho bí mật quân cơ.
-Nếu giữ bọn Kình Ngư, Mạc Thiên Chương biết được ắt nghĩ chúng ta có lòng khác, sẽ đề phòng. Chúng ta trao trả những người này, là thân thuộc của hắn, với tính cách ấy, cộng thêm vừa rồi chúng ta giúp hắn qua cơn nguy khốn thì hắn sẽ cho chúng ta bí mật của thứ nỏ bắn nhanh.
Sơn Tây vương và Phùng Lễ nghe theo, sai người đưa tin về Thiên Đức.
Nguyệt được cử đi Sơn Tây cùng thương thuyền của Bát Vạn Thương Nhân với lệnh sắp xếp đưa người về Thiên Đức. Nguyệt đi với tâm thế nhận quân trợ giúp, chẳng bao giờ nghĩ được gặp lại người anh trai ra đi khi cô nàng mới lên năm, lên sáu.
Nguyệt nhận ra Kình Ngư, sà vào lòng anh trai khóc như đứa trẻ. Kình Ngư ngượng nghịu bởi ngày anh ra đi em gái còn bé tí, đen nhẻm chạy theo bám lấy chân khóc nấc, giờ gặp lại đã thành vợ của đầu lĩnh một quân.
Hai anh em cứ vậy mừng mừng tủi tủi ôm nhau khóc mãi không thôi.