Chương 2 Chuẩn bị nuôi ốc
Cơm nước xong xuôi Tô Đại Giang chạy đi lấy của mình tiền tiết kiệm, gần một triệu, đây là số tiền hắn tích góp từ đầu năm tới giờ.
Hắn thay đồ, đem tiền bỏ vào trong túi rồi nói với bà Mai: " Mẹ, con đi chợ tý nha."
Bà Mai đang rửa chén ở dưới bến, nghe hắn hỏi bà không ngẩng đầu lên mà trả lời: " Ừm, nói với cha mày một tiếng."
Ông Tính đang uống trà nghe vậy thì hỏi: " Đi chợ làm gì giờ này? Mua cái gì thì nói ngày mai tao mua cho."
Hắn đang mặc vô cái áo sơ mi dài tay, nói: "Con đi mua chút đồ."
Bỗng nhớ ra cái gì đó quay đầu hỏi ông Tính: "À đúng rồi cha, cha biết may múng cá không cha?"
Ông Tính không suy nghĩ nhiều mà trả lời: "Biết."
Ông ngẩng đầu nhìn hắn hỏi: " Mày tính làm cái gì?"
Hắn đi qua ngồi lên bàn gót một ly trà, uống một miếng nói: "Con định nuôi ốc bươu."
Ông Tính cau mày nhìn hắn hỏi: "Nuôi thứ này làm gì? Ngoài vườn đầy cả ra."
Hắn lắc đầu nữa thật nữa giả phân tích: "Ốc ngoài vườn bắt thì phải đợi một thời gian mới có thể lại bắt mà lại không nhiều con định đây là nuôi rất nhiều, bán với số lượng lớn."
Ông Tính uống một miếng trà trầm ngâm, hỏi: "Sao không thả ngoài mương mà nuôi, mua làm gì cho tốn tiền."
Hắn lắc đầu: "Vậy rất khó chăm sóc, mà lại mương lớn nuôi ốc thì ốc lớn không đều."
Ông Tính gật đầu nhưng vẫn là hỏi: "Ai dạy mày làm cái này hay mày tự làm?"
Hắn mặt không đỏ tim không đập mà nói dối: "Nhà bạn con có nuôi, lần trước vô nhà nó thấy ba nó nuôi mà lại nuôi nhiều lắm ba bốn tháng bán một lần, ba nó nuôi ba bốn mươi lồng bán một lần mấy trăm kí."
Ông Tính lúc này gật đầu rồi ông lại hỏi: "Nhà nó có trồng mít không?"
Hắn làm vẻ mặt ngại ngùng nói: "Có, anh hai nó tốt nghiệp đại học nông nghiệp trên sài gòn về, nuôi trồng mấy cái này là ba nó nghe theo anh hai nó mới làm."
Ông Tính suy tư, không lại nói gì, hắn thấy cha hắn suy tư cũng không nói gì thêm chỉ đễ lại một câu "con đi à!" rồi phóng lên xuồng bơi ra đập.
Nhà Tô Đại Giang muốn bơi xuồng ra tới đập lớn phải hơn mười phút đồng hồ, nhìn hai hàng dừa nước hắn lại lâm vào hồi ức, dọc đường đi cũng gặp mấy người từ con lạch nhỏ bơi ra, hắn cười chào hỏi, dân quê là vậy, mặc dù không biết họ là ai nhưng vẫn có thể chào hỏi bắt chuyện lẫn nhau.
Hơn mười phút sau hăn cặp xuồng vô bến, đầu tiên lên bờ thì gặp ngay quán bida, trong mắt hắn loé lên một vệt hàn mang, quán bida này hắn hai đời người cũng không thể nào quên.
Ông hai từ trong quán bước ra thấy hắn nhìn chằm chằm thì hỏi:"Con thằng tính đi đâu vậy bây?"
Hắn lấy lại thằng nhìn ông lão hơn sáu mươi, cười nói:"Dạ con đi mua ít đồ."
Quán bida này là của ông hai mở, cha hắn bị gạt hôm đó ông hai cũng ở, ông cũng không ít khuyên cha hắn, nhưng cha hắn hiếu thắng ai khuyên cũng không nghe.
Bình thường hắn gặp ai cũng chào hỏi nên ở khu này nhân duyên rất không tệ ông hai cũng nhiệt tình: "Mới một giờ đi đâu? Nắng nôi vậy vô uống ly nước đi rồi đi."
Hắn cười nói: "Thôi ạ, con đi sớm về sớm không trời tối."
Ông hai gật đầu:
" Ừm vậy đi đi bây, rãnh ghé ông uống nước."
Hắn " dạ" một tiếng người cũng đi xa.
Nhà hắn trong đồng nên xe đạp gửi ở nhà ông tư, ông tư là cậu ruột của cha hắn, hắn đứng trước cửa hô một tiếng: "con lấy xe nghe bà tư!"
Nghe bên trong hồi âm" ừ" một tiếng rất lãnh đạm, nếu là hắn của kiếp trước nhất định sẽ nhã rãnh trong lòng vài câu, nhưng trọng sinh hắn biết bà tư chỉ là tính bả vậy chứ bả rất tốt, kiếp trước lúc bà hắn bị gạt bà là người đầu tiên đứng ra cho gia đình hắn mượn tiền, mấy chục triệu khi đó không phải là con số nhỏ, nhưng bà vẫn tin tưởng cho gia đình hắn mượn.
Hắn dẫn chiếc xe martin ra lộ rồi hì hụt đạp đi hướng chợ, từ đây ra chợ có hơn mười cây số lộ lại khó đi, nắng thì dễ rồi mưa tới thì xìn lầy mắc vô bánh xe khi đó chỉ có dẫn bộ đây cũng là đường ra trường của hắn đang học bây giờ, chạy được hơn năm cây thì cũng tới khúc lộ bê-tông chạy được một đoạn ngắn thì chạy ngang qua trường hắn, hắn liếc mắt nhìn một cái rồi tiếp tục chạy đi.
Dọc đường hơi khác hắn ghé mua một ly nước mía, cầm ly nước mía trong tay hắn liên tục cảm khái.
Mới năm ngàn một ly, ba bốn năm sau giá phải gấp ba gấp bốn a.
...
Hơn nữa giờ đạp xe chợ cuối cùng cũng tới, hắn dạo quanh một vòng chợ thấy một ít sạp cân ốc đồng, cua đông các loại, hắn âm thầm lưu tâm, kiếm một nhà bán vật dụng bắt thuỷ sản hắn ghé vào xem.
Ông chủ tiệm hơi mập tuổi lớn hơn cha hắn một chút gặp có khách ghé thăm ông hỏi: "Mua gì đây nhóc?"
Tô Đại Giang một bên quan sát thuận miệng hỏi: " Có lưới cước không ông chủ?"
Ông chủ tiệm gật đầu đi vào nhà sau một lát sau ông ôm một chồng lưới cước trắng được xếp chỉnh tề với nhau ông hỏi: " Chú mày mua bao nhiêu mét?"
Đại Giang lấy tay sờ sờ mặt lưới, lưới sợi nilon, các sợi nilon san sát nhau rất mịn tay, hắn hỏi: " Bao nhiêu một mét vuông vậy chú?"
"Năm ngàn một mét."
Hắn gật đầu tỏ vẻ đã hiểu, lại hỏi tiếp: "Một tấm này bao nhiêu mét vậy chú?"
Ông chủ tiệm hai mắt sáng rỡ: "Một tấm một trăm mét vuông, con mua mấy tấm chú lấy rẻ cho."
Tô Đại Giang lẩm bẩm tính một tý rồi nói: "Bốn ngàn rưỡi một mét đi, con mua hai tấm."
Đừng coi năm trăm không không nhiều nhưng hai trăm mét lưới cũng tiết kiệm được một trăm ngàn, quả nhiên ông chủ mặt như ăn khổ qua nói: "Thằng nhỏ trả giá ác bây, chú lấy về là bốn ngàn rưỡi rồi mày ơi, bán vậy sao chú có lời."
Lời này Đại Giang là không tin, mở được cái tiệm ở đây là không thể nào bán một mét lưới lời có năm trăm, nhưng hắn cũng là kiên trì cắn răng nói: "Bốn ngàn bảy đi chú không bán con đi chỗ khác mua."
"Thành."
Ổng chủ gặp hắn thật muốn cũng không lại kiên trì, ông một bên lấy túi nilon bỏ lưới vào một bên hỏi: "Mua lưới làm gì mà nhiều vậy bây? Có làm giớn thì chú có bán sẵn kia kìa."
Đại Giang lấy tiền trả, nói: "Không cần đâu chú, cha con kiu mua lưới về ông tự làm, mua làm sẵn sài không bền."
Nói hắn sách bọc lưới ra xe thuận miệng thưa một tiếng" con về nghe chú" ở nông thôn thưa gửi kiểu này như một thói quen, chỉ là thuận miệng một câu nhưng người nghe rất dễ chịu.
Ông chủ tiệm cười" ừm" một tiếng nhìn theo bóng lưng hắn đi lẩm bẩm: " Tuổi không lớn mà trả giá không hiền!"
Mấy năm nay thanh niên ra đường rất ít khi trả giá, ngại mất mặt, kiếp trước Tô Đại Giang cũng vậy.
…
Chạy ngang qua một nhà cân ốc hắn ghé lại hỏi thăm: "Chị ơi, ốc chị cân nhiều không chị?"
Bà chủ hơn ba mươi được kêu chị cười một cái gọi là muốn bao nhiêu ngọt có bao nhiêu, nói: "Ngày chị lấy trăm kí đổ lại em ơi, nhà có chiếc xe tải nhỏ mua nhiều chị mang đi không hết."
Bán chợ này là không chợ ngã sáu dân đa số cũng là làm vườn ra đây, ốc bươu họ là ăn nhưng cũng không nở bỏ ra mấy chục ngàn một kí mà mua, nên mấy vựa ở đây toàn đem qua mấy tỉnh khác bán, có vựa có xe tải hơi lớn một tý họ chở cả lên sài gòn.
Đại Giang gật đầu nói: " Cám ơn chị!"
Rồi đạp chiếc xe cộc cạch đi, hắn lại ghé mấy vựa hỏi thăm thì nhận được câu trả lời tương tự, hắn cũng không lại hỏi thêm, hắn ghé vào một nhà bán đồ gia dụng mua năm cái thùng mướp vừa sau một phen trả giá thì tốn hết năm chục ngàn, lại mua thêm mấy cái rổ thưa đễ ấp trứng ốc, nói thật hắn nuôi ốc cũng không có kinh nghiệm gì, kiếp trước chỉ toàn coi trên tiktok làm lần này hắn cũng là làm liều, có gan làm giàu mà.
Lại mua thêm một bình phun thuốc nhỏ hắn chính thức cạn tiền.
Trên đường đạp xe về hắn thấy có một nhà cửa hàng bảo vệ thực vật mới mở hắn hiếu kì nhìn nhiều hai mắt, nhưng rất nhanh hắn ném chuyện này sau ót, có người hỏi hắn cũng chỉ qua loa " cha con kiu con mua." " còn không biết!" rồi tiếp tục đi về, về tới nhà đã hơn ba giờ chiều cha hắn còn ở ngoài đắp bầu cây, mẹ hắn lại đi làm cỏ cho nhà hàng xóm, hắn xách lưới đễ một góc rồi ngồi lấy tập ra tô tô vẽ vẽ cái gì, chú hai ngang cửa gặp hắn nghiêm túc như vây thì tò mò hỏi: " Mua lưới chi nhiều vậy Giang?"
Hắn lễ phép hỏi một tiếng rồi trả lời: " Nuôi ốc bươu chú ơi."
Nhà ngang cửa cũng không giấu làm gì, mặc dù định ở quê làm giàu nhưng hắn cũng không định nuôi ốc bươu làm giàu.
Chú hai sững sốt một chút cũng không lại hỏi tiếp.
Tới bốn giờ rưỡi chiều hắn chạy vào nhà gio nồi cơm bắt lên, nhà hắn không có nồi điện nên vẫn dùng lò củi, hắn một bên trông lò củi một bên suy tính, rất nhanh ánh mắt hắn sáng lên ánh sáng trí tuệ.