Thiên Long Bát Bộ

Chương 20: Ðôi Chu Cáp Thần Diệu Thế Nào?




Ðoàn Dự bỗng nghe bên ngoài thạch thất có tiếng nói:- Phép “kim cương chỉ” đó thật lắm công phu.Giọng nói khàn khàn đầy uất hận đó chính ở Thanh Bào Khách ác quán mãn doanh thốt ra.Chàng lại thấy lão cầm cành trúc vạch xuống phiến đá một đường ngang cũng thẳng tắp. Nét vạch ngang tương xứng và giao nhau với nét vạch dọc của Huỳnh Mi hòa thượng.Ðoàn Dự ở trong thạch thất không trông thấy mặt Thanh bào khách nhưng chàng nhận thấy rằng cành trúc của lão cứng rắn chẳng kém gì ngón tay Huỳnh Mi mà dùng nó để vạch phiến đá còn có phần tiện hơn. Vả ngón tay ngắn mà cành trúc dài, cầm cành trúc vạch xuống phiến đá thành đường rãnh sâu so với cách vạch bằng tay thì khí lực Thanh Bào Khách tương đối phải mạ nh hơn Huỳnh Mi hòa thượng.Ðoạn chàng lại nghe tiếng Huỳnh Mi hòa thượng cười nói:- Ðoàn thí chủ đã thụ giáo vậy lão tăng xin vạch nữa.Dứt lời nhà sư lại lấy ngón tay vạch vào tảng đá một đường dọc.Thanh Bào Khách chờ nhà sư vạch xong lão lại vạch bằng cành trúc một đường ngang. Hai người cứ thế tiếp tục luân lưu mỗi bên vạch một đường. Về sau cả hai ông: ông vạch bằng ngón tay cũng như ông vạch bằng cành trúc mỗi lúc một thong thả lại và mỗi lúc một cẩn thận cố gắng hơn vì không ông nào chịu thua về những đường vạch của mình hoặc sâu nông khác nhau hoặc nét vạch kém chỉnh tề thẳng thắn.Thì ra những tay cao thủ họ ăn thua nhau từng ly từng tý, không chỉ ở chỗ có sức mạnh hơn là được. Chừng trong khoảng thời gian ăn xong bữa cơm, Huỳnh Mi hòa thượng cù ng Thanh Bào Khách vạch xong ngang dọc mỗi bề 19 đường, thành hình một bàn cờ rất vuông vắn.Huỳnh Mi nghĩ thầm: “Bảo Ðịnh Ðế nhận định thật không sai chút nào, nội lực lão Thái tử Diên Khánh này quả đã không vừa. Môn Nhất Dương Chỉ của lão nhất định không thua Bảo Ðịnh Ðế”.Huỳnh Mi hòa thượng vào đây đã có chủ ý nhưng thái tử Diên Khánh thấy Huỳnh Mi đến một cách đột ngột thì không khỏi ngạc nhiên, lão tự hỏi: “ông sư ghê gớm này ở đâu lẩn vào đây làm gì?Rõ ràng Ðoàn Chính Minh mời y đến tiếp tay cho hắn. Nếu hắn thừa cơ mình ngồi đây để vào cứu Ðoàn Dự thì mình đâu có thể chia người ra làm hai để đối phó?”.Huỳnh Mi lại nói tiếp:- Ðoàn thí chủ võ nghệ cao thâm, lão tăng rất là khâm phục. Về môn cờ chắc thí chủ cũng cao gấp mười bần tăng. Bây giờ ta đánh cờ chơi, lão tăng xin thí chủ chấp cho bốn con.Thanh Bào Khách giật mình nghĩ thầm: “Mình tuy không biết lai lịch nhà sư này nhưng xem chỉ lực cũng đã biết y là bậc cao nhân. Lão đến đây khiêu chiến lại mở miệng đòi xin nhân nhượng là nghĩa làm sao?”. Nghĩ vậy liền đáp:- Ðại sư bất tất quá khiêm? Nếu đại sư muốn cá cuộc hơn thua thì cứ để bằng quân.Huỳnh Mi nói:- Tôi nhất quyết xin thí chủ chấp cho bốn con.Thanh bào khách đáp bằng một giọng lạnh lùng:- Ðại sự đã tự biết mình kém nước thì bất tất phải đấu nữa.Huỳnh Mi nói:- Thế thì thí chủ chấp lão tăng ba con vậy.Thanh bào khách chậm rãi:- Tôi chấp đại sư một con thôi.Huỳnh Mi cười khà khà nói:- Thế là lão tăng đủ biết rồi. Thí chủ còn kém lắm. Lão tăng dám chấp thí chủ ba con.Thanh bào khách bình thản đáp:- Bất tất phải thế, ta cứ để nguyên bằng quân nhau.Huỳnh Mi trong dạ nôn nao nghĩ thầm: “Lão này đã không kiêu ngạo lại không nóng nảy, thực là thâm độc gan góc. Mình khích bác thế nào lão cũng vẫn giữ được vẻ bình tĩnh, không sao làm cho lão xúc động được thế mới là kẻ kình địch ghê gớm”.Huỳnh Mi hòa thượng vốn vẫn chưa nắm vững được phần thắng thường thấy người chơi cờ hay có tính hiếu thắng nên mở miệng xin được chấp ba bốn con để làm kiêu binh dò tính tình thái tử Diên Khánh. Chẳng ngờ lão không xúc động mảy may vẫn giữ một niềm nghiêm cẩn, kín đáo.Huỳnh Mi lại nói:- Thôi thế cũng được. Nhưng thí chủ là chủ mà tôi là khách, chủ phải nhường khách đi trước.Thanh bào khách đáp:- Không được! Tôi đi trước mới hợp lý. Tiền chủ hậu khách mà.Huỳnh Mi không chịu nói:- Nếu vậy thì phải bói. Năm nay lão tăng tuổi chẵn hay tuổi lẻ, nếu thí chủ đoán trúng thì đi trước, bằng trật thì phải nhường lão tăng.Thanh bào khách hỏi lại:- Thế ngộ tôi đoán trúng mà đại sư cứ bảo trật thì ai mà biết được?Huỳnh Mi đáp:- Ðược! Lão tăng đã có cách chứng minh, muốn cãi cũng không được. Lão tăng xin hỏi: sau khi được 70 tuổi, tổng số ngón cả hai bàn chân lão tăng lẻ hay chẵn?Thanh bào khách vừa nghe câu đố rất lấy làm kỳ, nghĩ bụng: “cứ bình thường mà nói thì hai bàn chân ai chả có 10 ngón và đương nhiên là số chẵn rồi. Câu lão hỏi rõ sau khi 70 tuổi bao nhiêu ngón? Làm như khi lão được 70 tuổi bị cụt đi một ngón mới thành số lẻ là có ý đánh bẫy mình. Trong binh pháp có câu “hư thành ra thiệt, thiệt lại ra hư”, lão lừa mình thế nào được?”.Nghĩ vậy Thanh bào khách đáp:- Vẫn số chẵn.Huỳnh Mi đáp:- Trật rồi, số lẻ mới đúng.Thanh bào khách nói:- Ðại sư tháo giày ra cho coi!Huỳnh Mi tháo giày và bít tất chân trái trước. Năm ngón chân hãy còn nguyên vẹn. Thanh Bào Khách để ý quan hình sát sắc đối phương, thấy Huỳnh Mi vẫn tỏ vẻ bình tĩnh tươi cười thì tưởng chân phải nhà sư chỉ có bốn ngón thật. Huỳnh Mi lại ung dung tụt giày chân phải đang đưa tay ra tháo bít tất.Thanh Bào Khách đã toan gạt đi bảo bất tất phải chứng nghiệm nữa, mời đại sư đi nước trước. Nhưng nghĩ sao lão lại để cho Huỳnh Mi tháo nốt bít tất thì rõ ràng đầy đủ cả năm có cụt ngón nào đâu? Tuy Thanh Bào Khách tàn tật đầy người, mặt trơ như gỗ tựa hồ tâm trí không mảy may xúc động nhưng kỳ thực bao nhiêu ý nghĩ đang quay lộn trong đầu óc.Lão chưa đoán ra Huỳnh Mi có dụng ý gì. Bỗng thấy Huỳnh Mi giơ bàn tay phải lên làm lưỡi dao, đánh xuống đánh “phập” một tiếng, ngón chân út đã đứt rơi ra.Sáu đồ đệ đứng ở phía sau, toàn là những tay tu luyện cửa Phật lâu ngày, có thể xứng đáng với câu: “Non Thái lở trước mặt thần sắc vẫn điềm nhiên, hươu nai chạy rầm rập bên mình không ghé mắt” vậy mà trước cảnh sư phụ chặt ngón chân, máu chảy lênh láng không khỏi giật mình kinh hãi. Người ít tuổi nhất là Phá Mạn hòa thượng buột miệng khẽ la lên một tiếng “ối”. Ðồ đệ thứ tư là Phá Sa hòa thượng vội vàng lấy thuốc dấu trong bọc ra rịt vào vết thương cho sư phụ.Huỳnh Mi hòa thượng cười nói:- Năm nay lão tăng 69 tuổi, có phải 70 tuổi thì số ngón chân thành số lẻ rồi không?Thanh bào khách đáp:- Ðúng rồi xin mời đại sư đi nước trước.Thanh bào khách nổi tiếng là người ác nhất thiên hạ thì hẳn đã nhìn thấy và đã gây ra bao nhiêu thảm cảnh hung ác, rùng rợn chẳng chút sờn lòng vậy mà đối với việc chặt ngón chân nhỏ mọn làm cho lão phải suy nghĩ. Phải chăng vì thấy Huỳnh Mi muốn tranh tiên một nước cờ mà coi lẹ việc chặt đứt một ngón chân như trò đùa. Cái chí quyết thắng một ván cờ này của nhà sư lão đã nhìn thấy rõ rệt, nếu mà lão thua tất sẽ bị nhà sư đưa ra điều kiện khắt khe vô cùng.Huỳnh Mi nói: “Xin vâng” rồi đưa hai đầu ngón tay ra xoáy vào 2 điểm tứ tứ cả hai bên trên mặt bàn cờ cho lõm xuống. Ðó là dấu hiệu hai con cờ đen.Thanh bào khách cũng cầm cành trúc khoanh ở hai điểm tứ tứ bên mình hai vòng tròn nhỏ để tượng trưng cho hai con cờ trắng đặt xuống đó. Bốn góc bàn cờ ở điểm tứ tứ thoạt đầu đặt bốn con gọi là “thế tứ”. Ðây là phép đánh vi kỳ thuở xưa ở Trung Quốc
data-ad-slot="8346126209">