Thiên Long Bát Bộ

Chương 1: Những Huyền Bí Sau Núi Vô Lượng




Một luồng ánh sáng xanh lóe ra, cây kiếm Thanh Cương nhằm thẳng vai bên trái gã đứng tuổi phóng tới lẹ như chớp làm cho gã không kịp vung kiếm lên gạt, vội né tránh. Mũi Thanh Cương đi trệch sang bên phải gần sát cổ thì bỗng đánh choang một tiếng, cây Thanh Cương đụng mạnh vào thanh trường kiếm của gã đứng tuổi đưa thẳng lên đỡ. Dư âm chưa tắt, ánh kiếm lập lòe, mới chớp mắt mà hai bên đã thay đổi thế kiếm đến bảy đường. Vụt một cái, thanh trường kiếm của gã lớn tuổi nhằm giữa mặt gã trẻ tuổi chém xả xuống. Gã trẻ tuổi né sang bên hữu tránh khỏi, rồi tiện tay trái lao cây Thanh Cương như gió chém tạt sang chân gã đứng tuổi. Ðã đến lúc hai gã đánh mau, đỡ lẹ, bằng những đường kiếm hiểm hóc, quyết liệt tưởng chừng như cuộc đấu ăn thua trí mạng.Trong luyện võ sảnh, ngồi chính giữa là một ông già, tuổi ngoại năm mươi, giơ tay lên vuốt chòm râu dài ra chiều đắc ý. Ngoài hai mươi tên đồ đệ vừa nam vừa nữ đứng chầu hầu hai bên, ai nấy chăm chú theo dõi cuộc đấu kiếm ngoài võ trường. Bên hành lang phía tây, trên mười người khách ngồi trên ghế lót đệm gấm xem cuộc đấu, nhìn không chớp mắt.Ngoài võ trường một lớn, một nhỏ giao đấu đã ngoài bảy mươi thế kiếm. Bên nào cũng giở những thế kiếm hiểm ác với ý định hạ đối phương cho lẹ. Hai bên đang ở thế quân bình, không phân hơn kém, đột nhiên gã đứng tuổi vung lên một đường kiếm, dùng sức quá mạnh, xiêu hẳn người đi, dường như sắp té nhào.Trong đám khách ngồi xem, một cậu nhỏ mặc áo trắng thấy vậy bất giác phì cười. Nhưng cậu biết ngay thế là thiếu lịch sự, vội lấy tay che miệng.Ngay lúc ấy, ngoài võ trường gã trẻ tuổi cầm kiếm quất vào lưng gã đứng tuổi.Gã này thừa thế xoay mình lại, tiện đà cầm thanh trường kiếm vừa chém vừa quát một tiếng "Mau". Nhát kiếm đến nhanh như chớp, gã trẻ tuổi không tài nào tránh kịp, bị chém trúng vào bắp vế bên trái. Bị thương gã bước loạng choạng, phải chống kiếm xuống đất mới đứng vững lại được. Gã trẻ tuổi toan đấu nữa, nhưng gã đứng tuổi đã tra kiếm vào bao tươi cười hỏi:- Chử sư đệ! Ngu huynh cảm ơn sư đệ đã nhường cuộc thắng cho. Sư đệ có đau không?Gã trẻ tuổi họ Chử, sắc mặt nhợt nhạt, mím môi đáp:- Ða tạ Cung sư huynh có lòng tốt đã nhẹ đòn cho.Ông già râu dài vẻ mặt hớn hở, mỉm cười nói:- Phe Ðông thắng cuộc này nữa là ba. Vậy được ở lại Cung Kiếm Hồ năm năm nữa. Tân sư muội có ý kiến gì nữa chăng?Một vị đạo cô đứng tuổi ngồi ở mé tây nhà luyện võ sảnh có vẻ bực tức, nén giận đáp:- Tả sư huynh khéo rèn được đồ đệ xuất sắc. Nhưng năm năm vừa qua chẳng hay sư huynh đã nghiên cứu tinh vi được điều bí ẩn ở núi Vô Lượng chưa?Ông già râu dài trừng mắt nhìn đạo cô nói:- Sư muội quên lề lối của phái ta rồi sao?Ðạo cô đành chép miệng một cái rồi không nói gì nữa.Ông già họ Tả, tên gọi Tả Tử Mục, khách giang hồ tặng cho ông cái ngoại hiệu là "Nhất kiếm trấn Thiên Nam", chưởng giáo phe Ðông phái Vô Lượng Kiếm, còn vị đạo cô kia đạo hiệu là Song Thanh, biệt hiệu là "Phản quang tróc ảnh", cầm đầu phe Tây phái Vô Lượng kiếm. Nguyên phái Vô Lượng kiếm chia làm ba phe: phe Ðông, phe Nam và phe Tây. Nhưng phe Nam suy sụp từ lâu rồi chỉ còn hai phe Ðông và Tây là hưng thịnh và có lắm nhân tài. Phái Vô lượng kiếm sáng lập từ triều Hậu Ðường đời Ngũ Ðại, đến đầu đời Tống thì chia ra ba phe. Cứ năm năm thì đồ đệ cả ba phe hội họp ở cung Kiếm Hồ trên núi Vô Lượng để đấu kiếm với nhau, phe nào thắng thì được ở cung Kiếm Hồ năm năm, đến năm thứ sáu lại mở cuộc đấu. Mỗi kỳ đấu gồm năm trận, hễ thắng ba là được. Trong khoảng thời gian năm năm, phe thua dĩ nhiên là phải cố gắng tập rượt để kỳ sau rửa hận, mà phe thắng cũng chẳng dám chểnh mảng chút nào. Mấy chục năm nay, phe Nam chả bao giờ được thắng cả, chỉ hai phe Ðông và Tây ăn thua với nhau. Từ ngày Tả Tử Mục và Song Thanh lên nắm quyền chưởng giáo thì phe Ðông thắng được hai kỳ, phe Tây được một. Trong kỳ này, tới trận gã họ Cung phe Ðông đấu với gã họ Chử phe Tây là trận thứ tư, Cung thắng thế là phe Ðông được ba, như vậy trận thứ năm không cần phải đấu nữa, đằng nào phe Ðông cũng thắng rồi.Phái Vô Lượng kiếm nổi tiếng trong đám giang hồ đã lâu. Nhờ ở thể lệ năm năm một lần đấu mà dư trăm năm nay kiếm thuật nghiên cứu ngày một tinh vi hơn và tiến bộ rất nhiều. Phái này chỉ tranh đấu với nhau, ít khi gây thù oán với khách giang hồ để phát sinh xung đột đến phải vong mạng. Những tay cự phách đều tồn tại cho đến lúc thọ chung vì thế mà bảo toàn được nhân tài. Còn một lẽ nữa là: sự thắng bại trong các cuộc đấu có quan hệ rất lớn đến thể diện phe mình tất nhiên thầy truyền thụ cho trò lúc nào cũng phải gắng sức hết lòng, trò luyện tập chẳng kể gì ngày hay đêm nữa. Mỗi thế hệ lại sáng chế hay cải thiện thêm phép đánh.Các tân khách ngồi ở hành lang phía Tây, những tay nổi tiếng trong võ lâm mà hai phe mời đến chứng kiến để làm trọng tài có tám vị đều là những nhân vật tiếng tăm lừng lẫy trong võ lâm ở Vân Nam, nếu không phải là những tay võ nghệ siêu quần thì cũng là những bậc đạo cao, đức trọng cả. Chỉ mình chàng thiếu niên mặc áo trắng, ngồi ghế sau chót là hạng không có tên tuổi gì. Mà cũng chỉ mình chàng dám bật lên tiếng cười chế nhạo lúc gã họ Cung giả vờ trượt chân trong cuộc đấu với gã họ Chử.Chàng thiếu niên này theo võ sư Mã Ngũ Ðức ở phủ Phổ Nhị tỉnh Vân Nam
data-ad-slot="8346126209">