Chương 7: Đại trung như gian
Nếu như Bùi Thị Xuân đã đoán được, Trần Quang Diệu chỉ đành thổ lộ những điều mà y đã giấu kín trong lòng bấy lâu nay.
Quang Trung Hoàng Đế đột ngột băng hà, để lại một thế cục vô cùng r·ối l·oạn, Trần Quang Diệu là quan phụ chính đại thần có thể nói là dụng tâm hết sức gian khổ.
Tân Hoàng còn nhỏ chưa biết nghe điều hay, tính tình ham chơi, chỉ thích nghe những lời nịnh nọt của những kẻ tiểu nhân khiến cho triều chính mù mịt.
Không có người đủ tài năng dẫn đầu dẫn dắt, quần thần trở nên hoang mang lo sợ như rắn mất đầu.
Nhà Tây Sơn trở nên mạnh mẽ bởi vì có rất nhiều người tài ba, nhưng không có vua Quang Trung, nhà Tây Sơn bỗng trở nên rời rạc suy yếu cũng vì có quá nhiều người tài ba, điều đó thật là nực cười thay.
Các bậc đại thần đều là người tài giỏi nhưng không ai chịu phục ai, ai cũng cho mình là tài giỏi nhất, cho dù có là quan phụ chính đại thần như Trần Quang Diệu và Trần Văn Kỷ thì cũng khó mà khiến bọn họ tuân phục.
Sự chống đối, kết bè kết đảng cạnh tranh ngấm ngầm lẫn nhau giữa các vị quan khiến cho chính lệnh không thể thông suốt, chính lệnh không thể thông suốt thì xã tắc trì trệ. Lâu dần, những lý tưởng cùng nhiệt huyết ban đầu của tinh thần Tây Sơn dần dần phai nhạt, thay vào đó là lòng ham muốn lợi ích và quyền thế khiến cho triều đình chia thành năm bè bảy mảng.
Bên ngoài thì giặc Nguyễn t·ấn c·ông dồn dập không ai quan tâm chống đỡ, bên trong thì đấu đá hỗn loạn tưng bừng, họa mất nước càng ngày càng gần.
Trước tình hình khó khăn như vậy, Trần Quang Diệu ngẫm ra cần phải có một biện pháp nào đó nhanh chóng bình ổn nội loạn, thống nhất nhân tâm thì mới có thể vực dậy nhà Tây Sơn đang trên đà xuống dốc. Y ngày đêm đau đáu suy nghĩ tìm cách nhưng vẫn chưa thể tìm ra được cách nào vẹn toàn để vừa có thể bình ổn triều chính, vừa có thể khiến cho bản thân không trở thành cái đích nhắm của mọi người.
Đúng vào lúc này, Bùi Đắc Tuyên xuất hiện, tìm đến Trần Quang Diệu mời y dự tiệc chúc mừng ở tư phủ về việc gã vừa mới được Cảnh Thịnh phong làm Thái sư.
Bùi Đắc Tuyên mặc dù trở thành Thái sư nhưng lại không có tiếng nói trong triều, bá quan ai ai cũng khi dễ xem thường gã.
Chính vì vậy, gã muốn tạo thanh thế cho mình. Gã quyết định mở một buổi tiệc chiêu đãi nhưng lại sợ bá quan không ai nể mặt đến dự, liền nghĩ ra việc mời Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân, bởi vì trên danh nghĩa cả hai đều là cháu rể và cháu gái ruột của gã.
Mặt ngoài là mời hai người đến nhà ăn cổ, nhưng mục đích thực sự của Bùi Đắc Tuyên là muốn kéo thân thích để dựa thế của Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân, khiến cho các quan trong triều phải e sợ gã.
Trần Quang Diệu chỉ cần liếc sơ qua một cái là có thể nhìn thấu hết những toan tính nhỏ nhặt của Bùi Đắc Tuyên. Vốn là, trong lòng y khinh thường giao du với loại người tiểu nhân xu nịnh như gã nhưng mà đột nhiên, chỉ trong thoáng chốc trong đầu y lại nảy lên một ý tưởng.
Ý tưởng này một khi xuất hiện liền như một loại củi khô đốt lửa hừng hực, không ngừng thôi thúc y.
Trần Quang Diệu và Trần Văn Kỷ mặc dù là hai người rất tài giỏi nhưng mà trong thời kỳ Tây Sơn, nhân kiệt xuất hiện tầng tầng lớp lớp, còn có rất nhiều người có tài năng nở rộ không hề thua kém hai người bọn họ, trong đó người giỏi nhất và có tài năng lôi cuốn nhất khiến cho mọi người cam tâm tình nguyện đi theo chung dưới một ngọn cờ, đó chính là Quang Trung Hoàng Đế.
Khi Quang Trung hấp hối đã phong cho Trần Quang Diệu và Trần Văn Kỷ trở thành hai quan Phụ chính đại thần quyền cao chức trọng.
Rất nhiều người cảm thấy không phục bởi vì bọn họ cho rằng bất kỳ một ai trong số bọn họ đều có thể thay thế được Trần Quang Diệu và Trần Văn Kỷ.
Vua Quang Trung mất đi, ai cũng cho là mình là người tài giỏi, mỗi người một ý, đều thích làm theo ý riêng không hề có sự thống nhất, lâu dần dẫn đến triều cương r·ối l·oạn năm bè bảy mảng.
Đã từng có lúc, Trần Quang Diệu liên thủ với Trần Văn Kỷ ra sức ổn định triều đình nhưng ngay lập tức bọn họ lại trở thành cái đích nhắm của nhiều người mà trong đó các cựu thần cậy công là nhiều nhất, những cựu thần này ai cũng có thế lực của riêng mình, những thế lực này đâm sâu bám rễ trong triều đình rắc rối khó gỡ.
Nếu như Trần Quang Diệu và Trần Văn Kỷ xử lý không khéo, đánh mất tính mạng là chuyện nhỏ, phụ lòng tiên đế mới là chuyện lớn.
Lúc này, Trần Quang Diệu đã nghiêm túc đánh giá lại còn người của Bùi Đắc Tuyên. Gã tuy là một kẻ tài mọn nhưng đồng thời cũng là một kẻ tiểu nhân có lòng tham không đáy, quan trọng hơn nữa là gã có gan làm bậy, điều này đã được chứng tỏ qua nhiều lần gã bày trò vui nịnh nọt Cảnh Thịnh trong quá khứ.
Ngày nay, Bùi Đắc Tuyên mới được chức Thái Sư, tiểu nhân đắc chí lại muốn nhảy l·ên đ·ỉnh cao quyền lực, hơn nữa lại cần mượn thế Trần Quang Diệu.
Điều này khiến cho Trần Quang Diệu lập tức nghĩ đến một kế hoạch hết sức táo bạo và to lớn. Y sẽ thuận thế, đẩy Bùi Đắc Tuyên ra ngoài sáng, cho gã quyền lực như gã mong muốn. Khi đó, với lòng tham của gã thì chắc chắn gã sẽ mâu thuẩn với các cựu thần khác.
Trần Quang Diệu sẽ mượn tay Bùi Đắc Tuyên diệt trừ những người này, cuối cùng ở trong bóng tối âm thầm bố cục g·iết c·hết Bùi Đắc Tuyên, sau đó lấy uy tín của mình một lần nữa hiệu chỉnh triều cương lúc này lực cản sẽ giảm đi không ít, trong quá trình này tất nhiên sẽ có nhiều người vô tội c·hết đi nhất là các trung thần, nhưng mà đại thế không thể không như thế, nếu như Trần Quang Diệu mềm lòng thì n·gười c·hết sẽ là y và nhà Tây Sơn sẽ sớm sụp đỗ.
Đây chính là lúc cần "dao sắc chặt đay rối" dùng tốc độ nhanh nhất chỉnh hợp nhà Tây Sơn làm một, chỉ có như thế, nhà Tây Sơn mới có thể có đủ sức mạnh đứng vững trước những cơn giông bão phía trước.
Lần này, Trần Quang Diệu đứng ra xin được cầm quân xuất binh Diên Khánh cũng là trong dự tính, là lúc thu lại tấm lưới đã giăng bấy lâu.
Tru·ng t·hư lệnh Trần Văn Kỷ bị Thái sư Bùi Đắc Tuyên bức bách phải rời kinh, đây chính là giọt nước làm tràn ly.
Trần Quang Diệu không đứng ra ngăn cản bởi vì y biết rõ, lần này, Trần Văn Kỷ sẽ không nhẫn nhịn nữa mà sẽ liên kết với nhiều trọng thần khác quyết tâm trừ bỏ Bùi Đắc Tuyên.
Lúc này đối với Trần Quang Diệu, Bùi Đắc Tuyên đã là quân cờ hết tác dụng đã đến lúc cần loại bỏ, chính vì vậy lần này Trần Quang Diệu mới cố ý tìm cách dẫn theo mười vạn quân xuôi nam rời bỏ kinh đô.
Y phải đi, nếu y không đi, Bùi Đắc Tuyên sao dám to gan lộng quyền không kiêng nể gì cả, phe phái của Trần Văn Kỷ sao dám hành động quả quyết.
Chỉ cần nghe tin Bùi Đắc Tuyên vừa c·hết, Trần Quang Diệu sẽ lập tức kéo binh ngược về kinh, kéo lên tấm màn che, thu thập tàn cuộc.
Trần Quang Diệu tính toán bày cờ như thế.
Bấy lâu nay, y im lặng nhịn nhục chịu tiếng xấu bo bo giữ mình, bị các quan thóa mạ là hèn nhát cũng chính là vì chờ đợi một ngày như vậy trong tương lai.
Bùi Thị Xuân nghe xong kế hoạch của Trần Quang Diệu, nơi đáy lòng cảm thấy r·úng đ·ộng tột độ, tuy nàng biết chồng mình là một người vô cùng tài giỏi, văn võ song toàn nhưng mà nàng cũng không ngờ tới Trần Quang Diệu lại có thể mưu tính sâu xa, với cách cục bao quát rộng lớn như thế.
Từ lúc Cảnh Thịnh mới lên ngôi, chồng của nàng đã bắt đầu hạ cờ bố cục. Nàng vừa cảm thấy thật tội nghiệp cho người cậu của mình, nhưng mà nàng cũng không phải là một người phụ nữ có lòng dạ tầm thường, đứng trước việc nước, nàng không để cho tình cảm lấn át lý trí, nàng là một nữ tướng tài ba đồng thời cũng là một người hiểu rất rõ đại nghĩa:
-Quang Diệu! Chàng yên tâm, dù chàng có quyết định như thế nào thì em cũng ủng hộ chàng!
Bùi Thị Xuân xiết chặt lấy tay Trần Quang Diệu, khẳng định nói.
Sáng sớm, Bùi Thị Nhạn vừa mới thức dậy ăn xong điểm tâm thì liền có cung nữ chạy vào báo có Bùi Thái Sư cầu kiến.
Bùi Thị Nhạn sau khi nghe, hơi trầm ngâm đôi chút, nhưng cuối cùng nàng cũng đành thở dài một tiếng, chán nản nói:
-Tuyên!
Lập tức có người hầu đáp lời.
Bùi Đức Tuyên gặp được Bùi Thị Nhạn thì rất là vui mừng, khuôn mặt y bày ra một bộ dáng tươi cười hớn hở.
Bùi Thị Nhạn nhìn thật kỹ Bùi Đắc Tuyên, nàng muốn từ trên khuôn mặt béo ú, vừa quen thuộc vừa xa lạ ấy, tìm lại những ký ức về người anh năm xưa của mình.
Năm ấy, Bùi Thị Nhạn là một cô bé có cá tính mạnh mẽ, chỉ thích leo trèo, chạy nhảy và học võ nghệ chứ không thích trốn trong chốn khuê phòng học thêu thùa thùy mị.
Cha của nàng vốn là một người vô cùng nghiêm khắc, ông không muốn thấy nàng như vậy cho nên rất thường xuyên la mắng nàng. Mỗi khi Bùi Thị Nhạn cảm thấy tủi thân, Bùi Đắc Tuyên đều nhẹ nhàng an ủi nàng. Khi bị cha phạt, nhốt trong kho củi không cho ăn cơm, cũng là Bùi Đắc Tuyên len lén mang cơm cho nàng. Lúc nàng lỡ tay làm rách cuốn sách của cha, cũng là Bùi Đắc Tuyên đứng ra chịu tội thay cho nàng. Lúc ấy, gã bị cha dùng chiếc roi mây, quất cho máu me khắp lưng phải mất mấy ngày mới có thể xuống giường đi lại nhưng mà mỗi khi Bùi Đắc Tuyên nhìn thấy nàng, gã cũng đều nở nụ cười toe toét như sợ nàng thương tâm.
Nụ cười năm ấy so với nụ cười hiện tại vẫn chưa từng thay đổi, chỉ là, trong ánh mắt ấy đã không còn chan chứa sự yêu thương và quan tâm của một người anh đối với một cô em gái, mà nhiều hơn sự toan tính lợi ích.
-Thái hậu! Sao ngài lại nhìn thần như thế? Trên mặt thần có dính gì hay sao?
Thấy Bùi Thái Hậu cứ nhìn chăm chăm vào mặt mình, Bùi Đắc Tuyên lấy làm lạ vội dùng tay xoa mặt, những năm này hắn rất chú trọng vẻ hình thức bên ngoài.
-Không có gì! Ta thấy Thái sư có vẻ mệt mỏi nên muốn nhìn kỹ hơn một chút, dạo gần đây,b sức khỏe của Thái sư vẫn tốt chứ?
Bùi Thị Nhạn nghe gã hỏi liền thu lại vẻ thất thố của mình, sau đó ngồi ngay ngắn nói.
-Tạ ơn Thái hậu đã quan tâm! Thần không sao! Có lẽ là do mấy hôm nay, trời trở lạnh nên khó ngủ, người có tuổi rồi thì sức khỏe cũng không còn được như trước kia nữa.
Bùi Đắc Tuyên vội vàng đáp lời, chú ý quan sát nét mặt Bùi Thị Nhạn.
-Thái sư nhớ giữ gìn sức khỏe, đúng rồi, sáng nay Thái sư đến gặp ta sớm như vậy là có chuyện gấp gì?
Bùi Thị Nhạn khẽ gật đầu, nàng chẳng muốn nói thêm.
-Bẩm Thái hậu! Sáng nay, thần vội vàng tiến cung gặp ngài là vì muốn nhờ Thái hậu thuyết phục Bệ hạ, khiến người đồng ý hạ chỉ cho Đại tổng quản Trần Quang Diệu và Đô đốc Bùi Thị Xuân lĩnh mười vạn quân tiến công Diên Khánh. Thần nhận được tin báo, quân Nguyễn đang gia cố xây dựng thành Diên Khánh thành một tiền đồn kiên cố, chúng ta nhất quyết không thể để cho bọn giặc đạt được ý đồ.
Bùi Đắc Tuyên nghiêm túc nói.
-Khó thấy được có lúc Thái sư cũng lo lắng cho việc quân cơ, chẳng phải trước giờ bệ hạ đều nghe theo ý kiến của Thái sư hay sao, cớ gì hôm nay lại cần đến ta đi thuyết phục bệ hạ?
Bùi Thị Nhạn cố ý tỏ vẻ ngạc nhiên.
-Bẩm Thái hậu, đây chính là một chuyện đáng mừng. Bệ hạ gần đây đã trưởng thành rồi, đã có suy nghĩ của riêng mình, chỉ là, Bệ hạ còn quá ít kinh nghiệm, có nhiều thứ ngài ấy còn chưa hiểu được rõ ràng. Thần mặc dù là cậu của Bệ hạ nhưng nếu thần nói nhiều quá thì lại thành ra "hăng quá hóa dở" chính vì vậy còn cần nhờ Thái hậu giúp lời.
Bùi Đắc Tuyên cười xấu hổ nói.