Chương 65: Giăng lưới
Tin tức bất lợi từ Bắc Hà truyền về đến Phú Xuân khiến cho triều đình lại một lần nữa xôn xao, dân chúng lo lắng chiến loạn lại nổi lên, ngoại trừ sáu vị trọng thần Tây Sơn Cố Mệnh vững như bàn thạch thì đa số những quan lại còn lại đều cảm thấy kh·iếp sợ cùng bất an. Cảnh Thịnh ngoài việc trấn an bá quan đã lập tức hạ chỉ cho Đại đô đốc Vũ Văn Dũng thống lãnh ba vạn tinh binh tiến đến Nghệ An để hợp quân với Đô đốc Nguyễn Quang Bàn tại đây, mau chóng chi viện cho Bắc Hà, bình định nội loạn.
Thành Thăng Long.
Lúc này, Đại thống lĩnh Nguyễn Quang Thùy đang đứng trên tháp canh của tường thành, y chắp hai tay sau lưng, sắc mặt bình tĩnh nhìn xuống mấy vạn quân giặc của họ Lê đang vây thành. Sau lưng của Nguyễn Quang Thùy, các đại tướng kỳ cựu của xứ Bắc Hà đã tập trung đông đủ, bọn họ chỉ đợi Nguyễn Quang Thùy ra lệnh một tiếng là sẽ lập tức xuất binh dẹp loạn, bấy lâu nay cứ phải giả vờ nhường cho quân giặc liên tiếp chiến thắng, trong lòng bọn họ sớm đã nghẹn một cỗ tức giận khó bình.
Liếc nhìn bóng lưng sừng sững của Đại thống lĩnh Nguyễn Quang Thùy, Đô đốc Nguyễn Văn Tuyết tiến lên cung kính cất lời:
-Bẩm Đại Thống Lĩnh! Các doanh trại đã tập hợp sẵn sàng, chỉ còn chờ lệnh của ngài.
Nghe Đô đốc Nguyễn Văn Tuyết lên tiếng, Đại thống lĩnh Nguyễn Quang Thùy gật đầu đã biết nhưng vẫn bảo các tướng cố gắng chờ đợi thêm một khoảng thời gian ngắn nữa bởi đây vẫn chưa phải là thời cơ thích hợp nhất để cất quân dẹp loạn, cái bẫy nhện một khi đã tốn công giăng ra thì phải bắt bằng được thật nhiều miếng mồi.
Thật ra đối với binh lính tinh nhuệ của Tây Sơn, mấy vạn quân giặc kia chỉ là một đám ô hợp lâm thời tụ tập lại với nhau để làm loạn, hoàn toàn không đáng sợ, càng huống chi trong mấy vạn quân giặc đó có đến sáu phần là quân Tây Sơn trá hàng, những tướng lĩnh dẫn binh trá hàng này đều là do Nguyễn Quang Thùy bí mật sắp xếp trước đó để tạo thế cho Lê Phương Huy nhằm thu hút càng nhiều thế lực hoài Lê nổi lên mặt nước, quân Tây Sơn chỉ cần đợi đến lúc những thế lực này nổi lên đủ nhiều rồi, Hoàng Vệ điều tra nắm rõ rồi thì sẽ tiện tay diệt đi, một lần vất vả suốt đời nhàn nhã, từ đây Bắc Hà lại yên ổn không một gợn sóng.
Nghĩ đến đây, Đại thống lĩnh Nguyễn Quang Thùy liền nói với chúng tướng đang chờ đợi:
-Không cần nóng vội! Đám giặc này chỉ là một đám ô hợp, chúng ta chỉ cần thủ vững thành Thăng Long thì bọn chúng sẽ không làm gì được, lệnh cho các doanh lúc nào cũng ở trong trạng thái sẵn sàng xuất kích, đợi thời cơ đến, nghe ta ra lệnh.
Chúng tướng nghe vậy liền chắp tay:
-Tuân lệnh đại thống lĩnh!
Thành Gia Định.
Bắc Hà nội loạn tưng bừng, tin tức Lê Chiêu Thống lăm le cất quân trở về truyền đến Gia Định khiến cho Nguyễn Ánh vừa mừng vừa lo, mừng là chưa cần hắn liên hệ Xiêm La thì nhà Tây Sơn đã sớm gặp rắc rối to, lo là tin tức Lê Chiêu thống trở về không biết là thật hay là giả bởi dù sao trên danh nghĩa y vẫn là thần tử trung với nhà Lê, nếu như Lê Chiêu Thống thật sự trở về thì sẽ khiến cho Nguyễn Ánh lâm vào tình trạng khó xử.
Nguyễn Ánh nhìn xuống Đặng Đức Siêu đang đứng bên dưới, khi biết được tin Lê Chiêu Thống sắp trở về, hắn đã nóng lòng không chờ đợi được, sớm triệu Đặng Đức Siêu vào cung bàn bạc, việc này hết sức quan trọng.
Trung quân tham mưu Đặng Đức Siêu trông thấy Nguyễn Ánh nhìn mình thì liền bái dài nói:
-Bẩm vương gia! Xin vương gia hãy yên tâm, Lê Chiêu Thống tuyệt không thể có cơ hội trở về, cuộc nội loạn ở Bắc Hà lần này thần suy đoán đó chỉ là một cái bẫy nữa mà quân Tây Sơn giăng ra nhằm bắt trọn những kẻ đang chống đối với quyền thống trị của triều đình Tây Sơn ở Bắc Hà bấy lâu. Cảnh Thịnh đã hạ quyết tâm củng cố sự thống trị tuyệt đối của hắn ở vùng đất này.
Nguyễn Ánh nghe quân sư của mình nói xong, trong lòng tạm thời yên tâm, hỏi Đặng Đức Siêu:
-Giặc Tây Sơn quả là xảo trá vậy! Sao khanh có thể khẳng định Chiêu Thống nhất định sẽ không trở về?
Đặng Đức Siêu rất nhanh liền cho ra câu trả lời:
-Bẩm vương gia! Thanh Quốc đã sắc phong chính thức cho giặc Tây Sơn là An Nam Quốc Vương cho nên lúc này bọn họ sẽ không có cớ danh chính ngôn thuận để giúp cho Lê Chiêu Thống khởi binh trở về.
Nguyễn Ánh gật đầu đồng ý với lời nói của Đặng Đức Siêu, lại nghĩ đến nếu như lần này mà giặc Tây Sơn có thể thuận lợi củng cố sự thống trị ở vùng Bắc Hà thì quả như lời Đặng Đức Siêu đã nói trước đó, giặc Tây Sơn hiện đang quyết tâm củng cố hậu phương để phát triển quốc lực, ứng với câu "tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" điều này thực sự rất không tốt đối với quân Nguyễn. Đáng tiếc, Nguyễn Ánh tuy có tâm muốn nhân cơ hội này để p·há h·oại Tây Sơn nhưng mà có tâm nhưng lực lại không đủ.
Nguyễn Ánh đành thở dài một hơi nói:
-Giặc Tây Sơn đang thể hiện quyết tâm củng cố quốc lực để sau này tập trung đối phó với chúng ta, việc liên hệ với Xiêm La cần phải tiến hành nhanh lên, chớ có chậm trễ nữa, khanh đã chọn được người đi sứ thích hợp chưa?
Đặng Đức Siêu khom mình nói:
-Bẩm vương gia! Người lãnh trách nhiệm đi sứ Xiêm La đã được thần chọn tốt, người này chính là Hữu tham tri Trịnh Hoài Đức, người này có tài ăn nói khéo léo lại có học thức cao, cực kỳ thích hợp đi sứ.
Nguyễn Ánh rất hài lòng:
-Tốt! Mau chóng chuẩn bị lên đường, lần đi sứ này vô cùng quan trọng, nhất định phải thành công.
Đặng Đức Siệu bái dài nói:
-Thần tuân chỉ!
Phú Xuân, Xưởng đóng tàu công bộ.
Cảnh Thịnh lúc này đang đứng quan s·át n·hân viên xưởng đóng tàu tất bậc chuẩn bị những khâu cuối cùng để hạ thủy chiếc t·àu c·hiến lớn được đóng theo kiểu t·àu c·hiến của hải quân Pháp, có điều chiếc tàu này đã được công bộ Tây Sơn cải tiến đáng kể bằng cách bọc một lớp đồng bên ngoài vỏ tàu, ngoài ra chiếc tàu này cũng được thiết kế có đến hai đáy, cho dù va phải đá ngầm hay cọc nhọn cũng không dễ dàng chìm như các loại tàu trước đó, loại tàu hai đáy này là một trong những phát minh đáng chú ý của nhà Tây Sơn dưới thời Quang Trung Hoàng Đế.
Chiếc tàu khá lớn, trang bị đầy đủ súng pháo hạng nặng loại mới do Xưởng quân khí rèn đúc những khẩu súng pháo này được đúc từ khuôn các khẩu pháo thu được từ trên các chiến hạm của hải quân đánh thuê Pháp, súng pháo có tầm bắn xa, độ chính xác và sức công phá đều tốt hơn trước đó. Nhìn chiếc t·àu c·hiến to lớn hùng tráng nặng nề được hơn ngàn dân phu hò nhau kéo theo đường trượt xuống nước, Cảnh Thịnh không khỏi xúc động trong lòng, chỉ tiếc là những chiếc t·àu c·hiến này hiện tại còn phải chạy bằng sức gió, tính cơ động không thể như t·àu c·hiến thời hiện đại, hiện nay trên thế giới còn ở vào giai đoạn sơ khai của động cơ hơi nước, ngay cả đầu máy xe lửa còn chưa thể chế tạo ra thì nói gì đến động cơ của t·àu c·hiến, nếu mà động cơ hơi nước đã hoàn thiện, Cảnh Thịnh nhất định không tiếc tiền tài đặt mua cho bằng được một số lượng động cơ để đem về nghiên cứu. Đợi cho quốc khố của triều đình đầy hơn, Cảnh Thịnh nhất định phải xây dựng một hạm đội mạnh nhất khu vực Đông Bắc Á này, đi đầu chiếm lĩnh những vùng lãnh thổ giàu tài nguyên khoáng sản, chuẩn bị nền móng cho một Đại Việt hùng mạnh.
Đương lúc Cảnh Thịnh đang suy nghĩ miên man thì Đại đô đốc Đặng Văn Chân đi đến trước mặt hắn cung kính nói:
-Bẩm bệ hạ! Đội ngũ điều khiển t·àu c·hiến đã chuẩn bị xong, thần xin mời bệ hạ đặt tên cho chiếc chiến thuyền này.
Cảnh Thịnh nghe vậy liền gật đầu cười nói:
-Được! Trẫm quyết định đặt tên cho chiếc chiến thuyền này là Thanh Long Chiến Hạm, bắt đầu thành lập Thanh Long Hạm Đội.
Việc đặt tên này, Cảnh Thịnh đã nghĩ đến từ sớm, hắn quay sang khẽ gật đầu ra hiệu với Hòa công công, Hòa công công hiểu ý liền tiến lên trước trao cho Đại đô đốc Đặng Văn Chân một lá cờ lớn màu xanh, trên nền nổi bật lên hai hàng chữ vàng:
"Đại Việt Thanh Long Hạm Đội
Thanh Long Chiến Hạm"
Lá cờ được trang trọng treo ở trên đỉnh chiến hạm, tung bay phấp phới trong gió, nào có ai biết được những năm tháng về sau một trong những hạm đội mạnh nhất thế giới đã ra đời trong hoàn cảnh như vậy.