Chương 54: Trường đào tạo quân đội đầu tiên.
Cảnh Thịnh một hơi đưa ra những chính sách cải cách mà mình đã cẩn thận nghiên cứu kỹ, để giảm lực cản, hắn đã cố gắng tránh phải ảnh hưởng đến lợi ích của giai cấp thống trị và tầng lớp địa chủ nhiều nhất có thể. Tất nhiên, quá trình cải cách là một quá trình lâu dài mới có thể thấy được kết quả và trong quá trình cái mới thay đổi cái cũ thì sẽ có rất nhiều mâu thuẫn xảy ra, khi đó Hoàng Vệ chính là một con dao sắc chặt đay rối mà Cảnh Thịnh đã chuẩn bị sẵn, người nào nhảy ra người đó c·hết, vì để cho Đại Việt bước lên con đường phát triển mạnh mẽ hắn quyết sẽ không chùn tay mà loại bỏ đi những vật cản đường.
Thật ra, trong lòng của Cảnh Thịnh không hề cảm thấy lo lắng lắm về quá trình cải cách, bởi vì hắn đã tính toán kỹ càng đâu ra đấy ở mỗi bước đi, từng bước từng bước chậm rãi có chừng mực, áp dụng triệt để nguyên lý "nước sôi nấu ếch" hắn chỉ cần giữ nguyên cái cốt lõi là đảm bảo quyền hành nắm vững vàng trong tay, được các vị trọng thần và q·uân đ·ội ủng hộ vậy thì những lực cản còn lại chỉ là những vấn đề râu ria.
Một điều thuận lợi khác nữa cho Cảnh Thịnh đó là đất nước Đại Việt vừa mới trải qua nhiều trận c·hiến t·ranh liên tục, bắt đầu từ thời Trịnh - Nguyễn cho đến nay, nhà Tây Sơn được ba anh em Nguyễn Huệ xây dựng từ trên đ·ống đ·ổ n·át nên rất dễ dàng bắt tay làm những cái mới chứ nếu như Tây Sơn là một thể chế vững chắc đã phát triển qua vài triều đại thái bình thì rất khó để mà đập đi xây lại, hơn nữa các vị năng thần như Phan Huy Ích, Ngô Thì Nhậm, Trần Văn Kỷ... cùng một số người tài giỏi khác ra giúp nhà Tây Sơn đều là những người cấp tiến và khao khát một điều gì đó mang lại thịnh thế cho thiên hạ, chứ nếu là những người bảo thủ và cổ hủ thì bọn họ đã có lựa chọn khác chứ không hề ra giúp Nguyễn Huệ vốn có xuất thân bình dân áo vải.
Các vị đại thần Tây Sơn Cố Mệnh sau khi nghe những chính sách cải cách của Cảnh Thịnh thì đều gật đầu đồng tình, sau đó các vị đại thần liền dùng kinh nghiệm của mình mà bổ sung một vài khía cạnh, điều chỉnh để các sách lược khi áp dụng vào thật tế xã hội sẽ hợp lý hơn. Thượng thư Ngô Thì Nhậm còn đề nghị nên xây dựng một bộ luật Tây Sơn nghiêm minh để thi hành một xã hội pháp trị, như vậy sẽ khiến cho mọi thứ trở nên trật tự hơn, quan lại cũng có căn cứ mà dễ dàng quản lý dân chúng. Cảnh Thịnh hoàn toàn đồng ý hai tay với Ngô Thì Nhậm, việc này hắn sẽ hạ chỉ cho Hàn Lâm Viện biên soạn kỹ càng.
Cuộc họp lần này giữa Cảnh Thịnh và Tây Sơn Cố Mệnh diễn ra ròng rã gần một tháng trời để hoàn thiện các chi tiết, sau đó dưới sự vận hành của các vị trọng thần, những chính sách cải cách bắt đầu dùng những phương thức chậm rãi thẩm thấu vào xã hội, như mưa xuân im ắng nhuận vật, trong vô hình từ từ thay đổi xã hội Đại Việt.
Ba tháng sau đó, trên một bãi đất trống rộng đến năm mươi ngàn mét vuông ở ngoài kinh thành phú xuân, rất nhiều công trình được xây dựng mọc lên một cách nhanh chóng, giờ phút này bãi đất đã được chuyển đổi hoàn toàn từ một bãi đất hoang thành quân trường, một bãi huấn luyện cho binh lính, trong số công trình được xây dựng, nổi bật nhất là hai trường tập bắn rộng lớn cùng khối nhà lớn ở giữa bãi đất. Lúc này, Cảnh Thịnh đang cùng với Thượng thư Ngô Thì Nhậm, Đại đô đốc Trần Quang Diệu, Đại đô đốc Vũ Văn Dũng, Thái úy Phạm Công Hưng dưới sự hướng dẫn của một sĩ quan người Pháp là Leclerc nhìn các binh lính chăm chỉ luyện tập thực địa, bày binh đánh trận theo lối chiến đấu của q·uân đ·ội Pháp với súng hỏa mai, lưỡi lê và súng pháo yểm trợ được đặt trên khung bánh xe cơ động. Lối đánh này hoàn toàn được Đại đô đốc Trần Quang Diệu cùng các tướng còn lại hoàn toàn tán thành, chỉ nghe Trần Quang Diệu tán thán nói:
-Nếu như mỗi người lính Tây Sơn đều được trang bị một khẩu súng hỏa mai, cùng rất nhiều hỏa pháo yểm trợ như vậy thì còn lo gì giặc Nguyễn!
Thật ra, từ trước đến nay, súng hỏa mai đã được sử dụng rộng rãi ở trong q·uân đ·ội từ thời Trịnh - Nguyễn, đến thời Tây Sơn, súng hỏa mai đã trở nên phổ biến ở trong các trận đánh. Hiện tại do kinh phí còn hạn chế đồng thời các xưởng sản xuất súng hỏa mai còn chưa đáp ứng được số lượng lớn, nên số lượng binh lính Tây Sơn được trang bị súng hỏa mai còn rất là hạn chế, chưa kể việc thiếu thốn đạn dược.
Cảnh Thịnh đã cho Đô đốc Đặng Văn Long thành lập Xưởng Quân Khí ở Trấn Mỹ Xuyên, tập hợp nhiều thợ giỏi bắt đầu chế tạo súng hỏa mai, đúc đại pháo cùng sản xuất thuốc súng, làm theo kiểu chuyên nghiệp hóa từng bộ phận để có thể nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu của q·uân đ·ội.
Để cải cách q·uân đ·ội, Cảnh Thịnh quyết định mở một trường huấn luyện quân sự cho q·uân đ·ội Tây Sơn do các sĩ quan Pháp được tuyển dụng từ lính đánh thuê huấn luyện. Cảnh Thịnh quyết tâm hiện đại hóa q·uân đ·ội theo đường lối Châu Âu và để tiến hành thay đổi một cách triệt để nhanh chóng, Cảnh Thịnh sẽ cho các Doanh Trưởng luân phiên học tập, sau đó những người này sẽ trở về huấn luyện lại cho các Đạo Trưởng, rồi từ đó xống các Cơ Trưởng (Cai cơ) và cấp cuối cùng là Đội Trưởng (Cai đội).
Về sau, ngôi trường này sẽ chính là nơi đào tạo các cấp chỉ huy chính của nhà Tây Sơn, có vai trò quan trọng ngang ngửa với Quốc Tử Giám.
Hiện tại số lượng binh lính chính quy đã bắt đầu được giảm đi theo chính sách cải cách mới chọn tinh không chọn đa nên gánh nặng của quốc khố tạm thời sẽ được giảm bớt, trong thời gian sắp tới, đợi khi mọi thứ đi vào quỹ đạo, quốc khố tăng vọt, Cảnh Thịnh sẽ tập trung trang bị v·ũ k·hí cho bộ binh cũng như phát triển thật mạnh thủy quân.
Cửa biển Thuận An hôm nay đã được mở rộng thành một bến cảng cực lớn, thuận tiện cho tàu thuyền phương xa đến neo đậu, bốc dỡ hàng hóa. Một pháo đài đang dần thành hình ở phía trên cao, rất nhiều đại pháo được đặt trên các tháp canh, nòng súng hướng ra ngoài khơi để bảo vệ và giá·m s·át tàu thuyền qua lại, bên cạnh đó là một loạt t·àu c·hiến thường xuyên tuần tra bến cảng, những t·àu c·hiến này xuất phát từ quân cảng lớn được đặt tại cửa biển Tư Dung cách đó không xa. Để thuận tiện cho các thương gia nước ngoài đến Đại Việt làm ăn buôn bán, Cảnh Thịnh cho đặt Trấn Thuận An, xây dựng rất nhiều hạng mục công trình, như nhà nghỉ, quán rượu, khu chợ...thu hút các thương nhân người Việt tìm đến và dân chúng ở lại định cư.
Ngay giữa Trấn Thuận An, một cái nhà thờ lớn đã được dựng nên, nhà thờ được xây đúng theo quy chuẩn châu Âu, có tháp chuông và tượng Chúa, mục sư Bá Đa Lộc rất là vui mừng với cơ sở truyền giáo công khai chính thức đầu tiên của mình, cuối cùng bằng sự kiên trì, trải qua bao gian khó, mục sư Bá Đa Lộc cũng chờ được đến ngày này, chịu trách nhiệm hỗ trợ và giá·m s·át Bá Đa Lộc lúc này chính là cậu cả Ngô. Sau trận chiến với quân Nguyễn, Cảnh Thịnh cảm thấy để cậu cả Ngô tiếp tục làm Hoàng Vệ quả là khuất tài nên đã rút y ra điều đến giúp đỡ Bá Đa Lộc để Bá Đa Lộc dạy cho tiếng Pháp đồng thời có cơ hội tiếp xúc học tập cách thức làm ăn của những thương nhân châu Âu. Cảnh Thịnh lúc này còn rất trẻ mà các vị trọng thần cũng đã tương đối lớn tuổi, hắn cần một lớp quan lại trẻ tuổi cấp tiến để có thể thay thế dần dần. Ở phía Bắc, Cảnh Thịnh cũng cho lập những bến cảng tương tự để kích thích thông thương, nhờ chính sách mở cửa mà ở vùng phía Bắc hiện tại đã bắt đầu có rất nhiều thương nhân nhà Thanh đến làm ăn buôn bán.
Thành Diên Khánh.
Kể từ khi được Võ Tánh cứu trở về, Bùi Xuân Hoa được Võ Tánh bố trí cho ở một khu biệt viện yên tĩnh ở trong phủ tướng quân, việc Võ Tánh tự tiện quyết định an trí cho Bùi Xuân Hoa đã khiến cho thái tử Nguyễn Phúc Cảnh rất là bất mãn, chẳng hiểu tại sao kể từ lúc gặp mặt Bùi Xuân Hoa thì hình bóng của nàng đã chiếm đầy tâm trí của y, hình như gã thiếu niên này đã gặp được tình yêu sét đánh.
Bùi Xuân Hoa làm khách ở phủ tướng quân, nàng rất là an phận thủ thường, chỉ yên tĩnh làm bạn với thanh đăng tượng phật, nghiên cứu tiếng đàn làm vui. Tài nghệ đánh đàn của Bùi Xuân Hoa quả thật là tài năng thiên bẩm, những khúc nhạc của nàng khiến cho Võ Tánh cực kỳ si mê, mỗi lúc mệt nhọc, gã lại tìm đến để được nghe nàng gảy vài khúc nhạc hay, mỗi lần như vậy, Bùi Xuân Hoa cũng không lấy làm phiền lòng mà bồi tiếp gã.
Chẳng biết từ lúc nào, Võ Tánh đã hình thành một thói quen, trong bảy ngày thì có bốn ngày gã lại tìm đến nơi ở của Bùi Xuân Hoa để nghe tiếng đàn của nàng, hoặc là mỗi khi trong lòng có điều gì khó chịu gã cũng tìm đến Bùi Xuân Hoa để nói chuyện tâm sự.
Bùi Xuân Hoa rất đẹp, vẻ đẹp của nàng cao xa và thánh khiết, hơn nữa còn là một tài nữ thơ đàn song tuyệt. Võ Tánh rất thích ngắm nhìn nét đẹp của Bùi Xuân Hoa, mỗi lần nhìn ngắm nàng giống như là đang ngắm nhìn một bông hoa tuyệt đẹp, trong lòng tuyệt không có một chút dục niệm vấy bẩn, có chăng cũng chỉ là ước muốn muốn nàng cứ như thế này ở bên cạnh hắn mãi mãi.
Yêu thích, nâng niu, trân trọng, Võ Tánh không biết những cảm giác của mình dành cho Bùi Xuân Hoa gọi là gì, có lẽ là gọi anh hùng kính mỹ nhân đi, cả cuộc đời Võ Tánh hầu như toàn bộ tinh thần đều tập trung cho sự nghiệp rất ít khi để tâm đến chuyện tình yêu nam nữ, thân ở cao vị, quyền lực trong tay, gã muốn loại con gái nào mà không có, chỉ đến khi gặp Bùi Xuân Hoa, Võ Tánh mới cảm thấy những suy nghĩ của mình dần dần thay đổi.