Chương 53: Bước đầu cải cách
Suốt cuộc đời của mục sư Bá Đa Lộc đều sống và cống hiến cho đức tin của mình, ước muốn lớn nhất cuộc đời của vị mục sư này là truyền bá đạo Ki tô rộng rãi đến các nước phương đông, được lưu danh trong sử sách của Giáo hội, thế nhưng trải qua một thời gian dài cố gắng, Bá Đa Lộc vẫn chưa đạt được thành tựu đáng kể nào cho đến lúc này. Ngày hôm nay, vị vua trẻ tuổi của nhà Tây Sơn đã mở ra một cơ hội mang tính đột phá cho Bá Đa Lộc, khiến cho vị mục sư này khuất phục, trong lòng chỉ đành nói thầm một câu xin lỗi Nguyễn Ánh.
Mục sư Bá Đa Lộc xúc động nói:
-Xin cảm ơn bệ hạ đã tin tưởng! Nhân danh đức Chúa, Bá Đa Lộc tôi xin nguyện phụng sự cho đức ngài! (Tiếng Pháp)
Nghe được câu trả lời đồng ý của mục sư Bá Đa Lộc, Cảnh Thịnh cảm thấy rất hài lòng vì đã đào được góc tường của Nguyễn Ánh. Quay sang những sỹ quan và binh lính đánh thuê người Pháp còn lại, hắn nói thẳng:
-Còn các vị! Các vị đã cất công đến nơi đây ắt hẳn là muốn tìm kiếm sự giàu có, để khi trở về quê hương thì có thể sống một cuộc sống sung túc, trẫm nói đúng chứ? Nếu các vị chịu phục vụ cho trẫm mười năm thì sự giàu sang đó, trẫm đảm bảo cho được. (Tiếng Pháp)
Nói rồi, Cảnh Thịnh khẽ vỗ tay, lập tức có hai hàng cung nhân bước vào, mỗi người bê trên tay một cái hòm nhỏ, đi đến trước mặt mỗi người Pháp liền mở nắp ra, trong mỗi chiếc hòm xếp đầy những thỏi vàng óng ánh, phản chiếu ánh sáng long lanh.
Cảnh Thịnh lại giở giọng dụ dỗ:
-Thế nào?Chỉ cần mười năm phục vụ cho trẫm, sau đó trẫm sẽ trả công mỗi người một hòm vàng như thế này đem về nước, trẫm tin tưởng số vàng này cho dù ở đâu cũng đủ để cho các vị sống sung túc an nhàn đến cuối đời. (Tiếng Pháp)
Mục sư Bá Đa Lộc âm thầm thở dài một tiếng, vị vua trẻ này nắm bắt lòng người quá chuẩn, xuống tay quá ác, ông nhìn ánh mắt sáng lóa của những người lính đánh thuê này thì không khó để đoán trước được kết quả. Bữa tiệc chiêu đãi cuối cùng cũng kết thúc trọn vẹn trong sự vui vẻ của hai bên và đúng như ý muốn của Cảnh Thịnh. Bá Đa Lộc cùng những người Pháp này được Hoàng Vệ đưa về một căn biệt phủ đã được triều đình chuẩn bị sẵn để nghỉ ngơi, chờ đợi có người đến liên hệ làm việc.
Hôm sau, Cảnh Thịnh lại triệu tập sáu vị trọng thần Tây Sơn Cố Mệnh lại để bắt đầu cùng nhau bàn bạc chính sách cải cách cùng phát triển. Trọng điểm của chính sách lần này chính là xoay quanh việc tăng cường quốc khố và khôi phục sản xuất.
Bấy lâu nay, nhà Tây Sơn vì phải liên tục bắt lính để tổ chức q·uân đ·ội hết đánh Trịnh - Nguyễn rồi lại đánh quân Thanh, chống Xiêm La, sau đó lại lâm vào n·ội c·hiến, rồi lại giằng co với Nguyễn Ánh, việc phải duy trì một lực lượng q·uân đ·ội đông đúc cùng c·hiến t·ranh liên tục đã khiến cho lực lượng lao động cũng như sức sinh sản bị giảm sút nghiêm trọng. Hiện tại, nguy cơ của nhà Tây Sơn đã tạm thời được giải trừ, Thượng thư Ngô Thì Nhậm liền dâng lên kế sách "ngụ binh ư nông" binh lính lúc chưa tham chiến thì cho làm nông, khai hóa đồng ruộng để tăng cường lương thực.
Cảnh Thịnh rất đồng ý với kế sách "ngụ binh ư nông" của Thượng thư Ngô Thì Nhậm nhưng hắn quyết định nâng cấp nó lên thêm một tầng cao mới. Thường nói "binh quý ở tinh nhuệ chứ không quý ở số nhiều" Cảnh Thịnh quyết định tinh lọc bớt binh lính, thành lập q·uân đ·ội chính quy và q·uân đ·ội dự bị. Quân chính quy bao gồm những binh lính có sức khỏe tốt, tuổi đời từ mười bảy cho đến hai mươi lăm, đối với những người từ hai mươi sáu trở lên trừ khi là chỉ huy cấp cao những người còn lại muốn theo nghiệp lính thì phải đáp ứng đủ những bài kiểm tra về sức khỏe mà q·uân đ·ội thường xuyên đề ra, đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí thì ở lại, không đáp ứng được thì giải giáp về quê.
Binh lính quá hai mươi sáu tuổi thì cho giải giáp về quê khi có điều động thì tái nhập ngũ, lại cấp cho ruộng đất để sản xuất, những người này không chỉ làm nông làm lúa mà nhân lúc rảnh rỗi còn phải tham gia huấn luyện quân sự cơ bản cho các thiếu niên ở độ tuổi từ mười bốn làm lực lượng dự bị, những thiếu niên này khi đến độ tuổi mười bảy thì bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, như vậy vấn đề về sức sản xuất và sinh sản đã tạm thời được giải quyết.
Về năng lực sản suất, trước đây, triều đình thường cấm dân chúng sở hữu những công cụ sắc béng như cuốc, cào, liềm vì sợ dân chúng làm phản nhưng nay với sự xuất hiện của súng hỏa mai trong q·uân đ·ội, việc này là không cần thiết, Cảnh Thịnh quyết định dỡ bỏ lệnh này, cho phép nông dân được sở hữu công cụ lao động, lại lệnh cho phường rèn của Binh bộ ngày đêm chế tạo các loại cuốc, liềm, xẻng, bán cho nông dân với giá phải chăng, kiếm thêm một mớ tiền lời nữa về cho quốc khố.
Về ruộng đất, thành lập Nông Vụ Ty ở các địa phương để quản lý, cấm giao dịch mua bán các loại ruộng công, để mở rộng số ruộng công, Nông Vụ Ty phải tổ chức dân khai hoang, sau đó giao lại cho người có công khai hoang được tạm thời sản xuất trong vòng ba năm chỉ phải nộp thuế với số lượng thóc nhỏ theo quy định, trong hai năm liên tiếp nếu như không nộp đủ thuế thì sẽ bị lấy lại ruộng và cho người khác thuê, sau ba năm trồng trọt nếu có nhu cầu thì có thể tiếp tục bỏ thêm tiền thuê tiếp với giá ưu đãi, triều đình cung cấp các loại phương tiện, giống má ban đầu để nông dân sản xuất, để nghiêm cấm các quan loại và giới địa chủ bắt tay nhau lũng đoạn ruộng công, quy định quan lại không được tự thân sở hữu ruộng riêng mà sẽ được sở hữu theo số lượng mà triều đình cấp theo cấp bậc, quy định diện tích tối đa mà một người dân khai hoang được sở hữu, đồng thời một khi truy tra được có người dám lợi dụng chính sách của triều đình để trục lợi bản thân thì không nói nhiều chỉ có một từ - trảm.
Việc cải cách ruộng đất cần tiến hành theo chất lượng, bắt đầu từ xứ nghệ trở vào Quy Nhơn, những nơi mà sự thống trị của chính quyền Tây Sơn là tuyệt đối. Đối với Bắc Hà không an ổn, Cảnh Thịnh đã có sách lược riêng, trước tiên cần triệt để củng cố sự thống trị của chính quyền Tây Sơn tại đây, muốn vậy phải loại bỏ các thế lực tàn dư của nhà hậu Lê cùng với những kẻ sâu mọt thì sau đó mới có thể tiến hành cải cách.
Lương thực là mệnh mạch của đất nước, giá lương thực trên thị trường sẽ do quan phủ quyết định, bất cứ thương nhân hay địa chủ nào dám đầu cơ để bán phá giá - trảm.
Về quốc khố, Cảnh Thịnh rút kinh nghiệm lịch sử từ những năm cuối của nhà Thanh sau đời Càn Long, quan t·ham ô· lại hoành hành cấu kết, đục khoét quốc khố đến không còn một đồng mà các đời vua đều phải bất lực. Cảnh Thịnh quyết định tách quốc khố ra thành Ngân Khố Ty, quản lý độc lập với hệ thống quan lại, người đứng đầu Ngân Khố Ty được phong là Ty chủ, xuống các địa phương lần lượt là Trấn Ty, Huyện Ty, nhân viên gọi là Ty Lại chịu trách nhiệm giữ ngân khố cho quốc gia, ngoài ra còn có cơ quan phụ thuộc là Ngân Khố Tiền Trang hoạt động tương tự như một hệ thống ngân hàng.
Ngân Khố Tiền Trang chuyên giữ giùm tiền bạc cho các thương nhân, phát hành ngân phiếu tạo thuận lợi cho quá trình giao thương, chẳng hạn như một thương nhân đem mười ngàn lạng bạc gửi vào Ngân Khố Tiền Trang thì sẽ được Ngân Khố Tiền Trang cấp cho một tờ ngân phiếu giá trị mười ngàn lạng bạc, khi đi đường không cần mang theo hiện vật nặng nề, lúc đến nơi khác chỉ cần đem tờ ngân phiếu đó ra đến chi nhánh của Ngân Khố Tiền Trang sẽ đổi ra được mười ngàn lượng bạc trắng sau khi trừ chi phí, cực kỳ thuận tiện khi giao dịch làm ăn. Ngoài ra, Ngân Khố Tiền Trang còn có những khoản vay với lãi suất thấp cho các thương nhân vay vốn làm ăn.
Việc lập Ngân Khố Tiền Trang sẽ khiến cho quốc khố tự động gia tăng mà không phải phụ thuộc hoàn toàn vào đánh thuế.
Về thuế, thành lập Thuế Vụ Ty, quan lại địa phương từ nay không còn được trực tiếp thu thuế của dân mà sẽ do Thuế Vụ Ty đảm nhiệm, giảm bớt một số loại danh mục thuế và lao dịch, tăng cường quản lý giao thương bất cứ thương nhân nào muốn buôn bán thì đều phải nộp thuế môn bài được ấn định hàng năm, được quan phủ cấp cho một tấm thẻ bài chứng minh thân phận thương nhân mới được giao dịch, tàu thuyền neo đậu ở các bến cảng lớn của triều đình phải nộp thuế neo đậu.
Quan lại, binh lính được miễn các loại thuế theo cấp bậc, người thân của quan chức và giới địa chủ không được miễn thuế ruộng, ai sở hữu càng nhiều thì đóng thuế càng nhiều, người nào dám không thi hành - trảm.
Về kinh tế, cho xây dựng các khu chợ lớn ở các thành lớn đông đúc, các gian hàng trong chợ đều do quan phủ quản lý cho thương nhân thuê lại, mở cửa cho thương nhân nước ngoài vào Đại Việt làm ăn buôn bán. Tu sửa đường xá, thành lập các Xa cục để vận chuyển hàng hóa và con người qua lại các địa phương, Xa cục trực thuộc triều đình quản lý, mỗi khi vận chuyển đều có binh lính đi theo bảo vệ an toàn khỏi sợ trộm c·ướp, ai có nhu cầu đi xa chỉ cần trả một phần lệ phí nhỏ thì sẽ được đảm bảo an toàn. Bãi bỏ lệ cũ, cho phép dân chúng được xây nhà bằng gạch.
Thành lập các phường thủ công, các thợ thủ công giỏi được đưa vào nơi đây làm việc, ngoài việc phục vụ triều đình, các sản phẩm làm ra còn được bán cho dân chúng, thương nhân. Khuyến khích các ngành nghề thủ công phát triển mạnh.
Triều đình độc quyền khai thác các mỏ khoáng sản, mở các ruộng muối công và độc quyền phân bổ hạn ngạch cũng như giá cả cho các thương nhân buôn bán muối, nghiêm cấm bất cứ người nào dám lén lút khai thác hoạc tự ý nâng giá muối, một khi phát hiện ra - trảm.
Để tiện cho các giao dịch trong nước, cho đúc tiền đồng, đúc lại các nén vàng, nén bạc, quy định tỷ lệ quy đổi để tiện sử dụng.
Về giáo dục, lệnh cho Quốc Tử Giám xây dựng một chương trình đào tạo chữ Nôm một cách bài bản, sau đó cho mở trường quốc học ở các địa phương, những người thi rớt không có công danh nhưng biết chữ được tuyển làm việc trong các trường quốc học, dạy chữ cho bình dân bá tánh, tất cả mọi người đều có thể đến học miễn phí mà không phải đóng tiền, kinh phí xây dựng và hoạt động các trường quốc học kêu gọi đóng góp từ các giới nhà giàu địa phương và một phần ngân sách của triều đình cấp, mục tiêu của Cảnh Thịnh lúc này là để cho càng nhiều người biết chữ càng tốt.
Thượng thư Ngô Thì Nhậm bất ngờ đề cử một người có năng lực đảm đương chuyện xây dựng chương trình học chữ Nôm cho Cảnh Thịnh đó là danh sĩ Nguyễn Th·iếp. Cảnh Thịnh hoàn toàn đồng ý với Ngô Thì Nhậm, có điều Nguyễn Th·iếp lúc này đã khá lớn tuổi, tính tình lại rất quái gở không biết ông ta có chịu đồng ý ra giúp nước không nữa, còn nhớ năm xưa Quang Trung Hoàng Đế ba phen mấy bận dùng hậu lễ muốn mời Nguyễn Th·iếp ra phò tá nhưng lần nào Nguyễn Th·iếp cũng từ chối, trốn tránh. Thế nhưng, Cảnh Thịnh cũng nghe theo lời Ngô Thì Nhậm một lần nữa phái Trần Văn Kỷ đích thân đi mời, Tây Sơn hiện đang thiếu người tài nhất là người có tài học cao để xây dựng giáo dục.