Chương 48: Cuộc chiến Phú Xuân.
Võ Tánh sau khi đại bại ở cánh đồng Bình Thạnh liền dẫn theo ba vạn quân còn lại, bảo vệ lấy thái tử Nguyễn Phúc Cảnh lui về hướng Diên Khánh, đi đến nửa đường thì gặp quan Tham quân Đặng Trần Thường dẫn theo ba vạn quân đến tiếp ứng. Hai bên hợp quân thành sáu vạn, Đặng Trần Thường nhìn thấy Võ Tánh cùng Nguyễn Phúc Cảnh thua chạy chật vật như vậy thì sợ run người cùng tức giận.
Đặng Trần Thường tức giận là vì quân Tây Sơn quá giảo hoạt, Trần Quang Diệu dụng binh quá đa đoan, sợ là vì Võ Tánh không thể kéo chân đại quân của Cảnh Thịnh cùng Trần Quang Diệu, nếu như đại quân của Cảnh Thịnh có thể nhanh chóng đánh bại Nguyễn Bảo sau đó kéo quân về chi viện Phú Xuân thì đại kế của Nguyễn Ánh sẽ trở thành hỏng bét. Ngoài ra, trong trường hợp xấu nhất, Nguyễn Ánh còn có thể bị đại bại, tổn thất lớn.
Nghĩ đến đây, Đặng Trần Thường quát lớn:
-Không được! Chúng ta không thể làm hỏng đại kế của vương gia, hiện tại có lẽ vương gia đã ngự giá thân chinh dẫn binh đi vòng đường thủy tập kích Phú Xuân, bằng mọi giá chúng ta phải kiềm chế cho bằng được đại quân của Cảnh Thịnh cùng Trần Quang Diệu.
Võ Tánh cùng Nguyễn Phúc Cảnh cũng giật mình sực tỉnh:
-Đúng vậy! Không thể để cho đại quân của Cảnh Thịnh cùng Trần Quang Diệu trở về Phú Xuân.
Võ Tánh lập tức chỉnh đốn quân trang, một lần nữa kéo sáu vạn quân thẳng đến dưới thành Phú Yên. Đến nơi, Võ Tánh cùng Đặng Trần Thường đều thở phào nhẹ nhõm vì đại quân của Cảnh Thịnh và Trần Quang Diệu vẫn còn trú đóng trong thành chưa rời đi. Võ Tánh liền cho quân gây áp lực, ra vẻ muốn công thành.
Trần Quang Diệu nhìn thấy Võ Tánh lại kéo quân đến thì cười gằn, cho người cưỡi ngựa kéo nhánh cây, từ cửa Bắc thoát đi thành từng tốp, khiến cho bụi mù tung bay đầy trời tạo cảnh tượng quân Tây Sơn đang dần dần rời đi. Võ Tánh cùng Đặng Trần Thường thấy vậy, trong lòng phát hoảng, liền đốc quân công thành dữ dội. Quân Tây Sơn ỷ vào lực lượng đông đảo, tường cao hào sâu, bắt đầu tiêu hao sinh lực quân Nguyễn, y như cái cách mà Võ Tánh đã làm trước đây đối với quân Tây Sơn ở thành Diên Khánh.
Võ Tánh trong thấy quân lính của mình c·hết như ngã rạ, trong lòng đau xót, cả đời đánh trận của y chưa bao giờ y phải gặp uất ức nhiều lần như thế này, nhưng mà y không dám cho binh lính dừng lại, cho dù hy sinh thảm trọng, Võ Tánh cũng phải kéo lấy đại quân của Cảnh Thịnh cùng Trần Quang Diệu ít nhất thêm bốn năm ngày nữa để cho Nguyễn Ánh đủ thời gian chiếm lấy Phú Xuân, mà Trần Quang Diệu thì rất vui lòng bồi tiếp Võ Tánh, gã muốn cho Võ Tánh một bài học thật đau đớn để sau này chỉ cần nghe thấy cái tên Trần Quang Diệu là y sẽ phải sợ mất mật.
Nhận thấy Cảnh Thịnh và đại quân tinh nhuệ của Tây Sơn đã bị vây ở Phú Yên và Quy Nhơn, quân phòng thủ Phú Xuân hiện thời rất yếu ớt, Nguyễn Ánh nghe theo lời khuyên của Đặng Trần Thường, ngự giá thân chinh, xuất mười lăm vạn quân thuận theo gió xuân thổi về hướng bắc cùng với một ngàn chiến thuyền vượt biển tiến đánh Phú Xuân. Đại quân Nguyễn có hai đại tướng cầm quân tài giỏi đi theo Nguyễn Ánh là Tả quân Lê Văn Duyệt cùng Hữu quân Nguyễn Huỳnh Đức, ngoài ra còn có hơn chục chiến thuyền của quân đánh thuê Pháp đi theo đội ngũ.
Đặng Đức Siêu được lệnh ở lại trấn thủ quân cảng Thị Nại cùng với Nguyễn Văn Thành, nếu như Nguyễn Bảo chống không nổi quân Cảnh Thịnh thì tùy cơ tiếp viện, bằng mọi giá phải khóa chặt đại quân tinh nhuệ Tây Sơn ở Quy Nhơn.
Quân nhà Nguyễn chia hai cánh, một cánh do hai tướng Nguyễn Văn Trương và Phạm Văn Nhân chỉ huy đánh thẳng vào cửa biển Tư Dung, quân Tây Sơn chống cự yếu ớt, chẳng mấy chốc mà tan tác bỏ chạy, quân Nguyễn tiến tới cửa sông Noãn Hải. Một cánh còn lại do Nguyễn Ánh đích thân chỉ huy, đánh chiếm được cửa biển Thuận An, sau đó hợp quân với cánh quân thứ nhất tiến thẳng đến Phú Xuân. Trên đường, nhiều kẻ vốn còn trông ngóng và trung thành với nhà Nguyễn lũ lượt kéo nhau ra hàng, gia nhập vào đội quân đánh chiếm Phú Xuân.
Nguyễn Ánh rất thiện đạo chạy trốn, vì để phòng ngừa chuyện bất ngờ có thể xảy ra, hắn để cho Tả quân Lê Văn Duyệt thống lĩnh thủy quân, khống chế chặt chẽ cửa biển Thuận An để dành đường lui.
Mười lăm vạn quân Nguyễn vây kín thành Phú Xuân, từ trên tường thành nhìn xuống, quân Nguyễn lít nha lít nhít, đông đúc như kiến, cờ xí rợp trời. Nguyễn Ánh cùng các tướng nhìn về phía thành Phú Xuân mà hơi nhíu mày bởi vì Phú Xuân lúc này phòng thủ rất là nghiêm ngặt, trên thành, hàng dãy đại pháo được bố trí rất nhiều, cờ xí tung bay.
Nguyễn Ánh hỏi các tướng:
-Các khanh thấy thế nào?
Nguyễn Huỳnh Đức trả lời:
-Bẩm vương gia, thần cho rằng quân giữ thành Phú Xuân hiện tại có lẽ là đang hư trương thanh thế mà thôi, chúng ta đã đến đây rồi thì cũng không thể lui binh được nữa, bằng mọi giá phải chiếm được Phú Xuân.
Nguyễn Ánh gật đầu đồng ý, thời gian rất gấp gáp, Võ Tánh cùng Đặng Trần Thường chưa chắc đã có thể giữ chân được đại quân của Cảnh Thịnh trong khoảng thời gian dài, nếu như để cho đại quân của Cảnh Thịnh kịp thời quay về cứu viện Phú Xuân thì quân Nguyễn nguy to. Nghĩ đến đây, Nguyễn Ánh quyết đoán, rút gươm chỉ thẳng về phía thành Phú Xuân quát lớn:
-Truyền lệnh công thành!
Tiếng trống trận của quân Nguyễn nổi lên ầm ầm vang dội, quân Nguyễn bắt đầu ồ ạt cường công thành Phú Xuân. Pháo nổ ầm vang chấn động cả một vùng trời, hai bên bắn nhau rất là kịch liệt, quân thủ thành Phú Xuân của nhà Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Thái úy Phạm Công Hưng chống trả rất quyết liệt, binh lính nhờ được Cảnh Thịnh trang bị một lượng lớn súng hỏa mai cùng với dựa vào thành cao nên nhất thời khiến cho quân Nguyễn c·hết vô số, mặc dù vậy với số lượng người và v·ũ k·hí áp đảo, quân Nguyễn vẫn hung hãn xông lên không s·ợ c·hết.
Lúc này, Đại thống lĩnh Nguyễn Quang Thùy bí mật nằm vùng chờ đợi ở Nghệ An đã lâu, nhận được tin cấp báo từ Phú Xuân truyền đến, y lập tức lệnh cho mười vạn quân tinh nhuệ của Bắc Hà lập tức vượt sông Gianh, dùng tốc độ nhanh nhất tiến đến cứu viện Phú Xuân, đánh tập hậu quân Nguyễn.
Quân giữ thành Phú Xuân đã kiên cường giữ vững suốt gần hai ngày trời trước sự t·ấn c·ông dồn dập của quân Nguyễn, đến chiều muộn ngày thứ hai thì đại quân cứu viện của Nguyễn Quang Thùy bất ngờ xuất hiện, đánh mạnh vào phía sau của quân Nguyễn. Thái úy Phạm Công Hưng trông thấy mười vạn quân Bắc Hà đã tới đúng lúc thì tinh thần rất là phấn chấn, lập tức điểm lấy hai vạn quân từ trong thành g·iết ra.
Quân Nguyễn trước sau thọ địch, bị quân Tây Sơn đánh cho tan tác, tướng của quân Nguyễn là Hữu quân Nguyễn Huỳnh Đức liều c·hết mở một đường máu, bảo hộ lấy Nguyễn Ánh cùng bảy vạn quân còn sót lại chạy về cửa biển Thuận An.
Trước đó, Nguyễn Quang Thùy lệnh cho vợ chồng Đô đốc Nguyễn Văn Tuyết dẫn năm trăm chiến thuyền trong đó có bốn chiếc thuyền Định Quốc hợp binh với ba trăm chiến thuyền của thủy binh Tàu Ô do Đại đô đốc Trần Thiêm Bảo cùng hai Đô dốc dưới quyền là Mạc Quang Phù và Trịnh Thất thống lĩnh, đánh vào cửa Thuận An tiêu diệt thủy quân của quân Nguyễn.
Lúc Đô đốc Tuyết cùng Đại đô đốc Trần Thiêm Bảo dẫn quân đến ngoài cửa biển Thuận An liền nhận thấy thủy quân Nguyễn đang đóng giữ và phòng thủ cửa biển Thuận An rất chặt chẽ mà lực lượng t·àu c·hiến lại rất đông đảo, nếu như đánh trực diện thì thủy quân của Tây Sơn cũng sẽ tổn thất rất nặng nề lại chưa chắc chiếm được thượng phong. Đô đốc Tuyết nhận thấy gió thổi về phương bắc còn mạnh mà quân Nguyễn lại ở thuận hướng gió nên lập tức đề nghị với Đại đô đốc Trần Thiêm Bảo dùng kế hỏa công, Đại đô đốc Trần Thiêm Bảo đồng ý ngay.
Trận thủy chiến diễn ra theo đúng kế hoạch, một ngàn chiến thuyền quân Nguyễn bị thủy quân Tây Sơn dùng hỏa công t·hiêu r·ụi gần một nửa, Tả quân Lê Văn Duyệt phần vì hơi chủ quan phần vì bị bất ngờ bởi sự xuất hiện đột ngột và đông đảo của thủy quân Bắc Hà mà đã khiến cho thủy quân của quân Nguyễn chịu thiệt hại nặng nề, điều này khiến cho y tức đến hộc máu bởi mới đây thôi y còn dùng kế hỏa công để mà tiêu diệt thủy quân Tây Sơn do Đặng Văn Chân thống lĩnh ở quân cảng Thị Nại, thì nay lại bị quân Tây Sơn dùng kế y như vậy đánh trả, quả là gậy ông đập lưng ông.
Tổn thất gần một nửa chiến thuyền, Tả quân Lê Văn Duyệt nhanh chóng tổ chức lại trận hình, dựa vào thế hiểm yếu của cửa biển Thuận An chống lại thủy quân Tây Sơn, chờ đợi tin chiến thắng của Nguyễn Ánh, chỉ cần Phú Xuân bị quân Nguyễn chiếm thì quân Tây Sơn khó mà lật nổi bọt sóng gì. Có điều, Tả quân Lê Văn Duyệt chờ đợi không đến chiến thắng của quân Nguyễn mà chỉ trông thấy Hữu quân Nguyễn Huỳnh Đức chật vật hộ tống lấy Nguyễn Ánh đem theo bảy vạn tàn quân chạy về, hai tướng Nguyễn Văn Trương và Phạm Văn Nhân c·hết trận, tám vạn quân Nguyễn đã mãi mãi nằm lại ở trên đất Phú Xuân.
Đại quân của Đại thống lĩnh Nguyễn Quang Thùy và Thái úy Phạm Công Hưng đuổi theo rất gấp, không cho Lê Văn Duyệt thời gian suy nghĩ. Lê Văn Duyệt tiếp Nguyễn Ánh lên tàu, lập tức cho thủy quân cứng đối cứng với thủy quân Tây Sơn, mở đường máu chạy về Gia Định, trận này thủy quân của quân Nguyễn lại vứt bỏ thêm gần hai trăm chiến thuyền cùng hai vạn quân nữa làm mồi cho cá.
Thủy quân Tây Sơn chia binh hai đường, một đường do Đại đô đốc Trần Thiêm Bảo dẫn binh chiếm lại cửa Thuận An và Tư Dung, một đường do vợ chồng Đô đốc Nguyễn Văn Tuyết truy kích quân Nguyễn không bỏ. Thủy quân Nguyễn bỏ chạy mãi cho đến quân cảng Thị Nại thì Đặng Đức Siêu hay tin Nguyễn Ánh bại trận đã dẫn thủy quân ra tiếp ứng chặn hậu, khiến cho Nguyễn Ánh thuận lợi trốn về được Gia Định. Vợ chồng Đô đốc Tuyết dễ dàng lấy lại được quân cảng Thị Nại lúc này đã bị quân Nguyễn rút chạy bỏ trống không mà không hề gặp phải một chút khó khăn.