Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Tây Sơn Hoàng Triều

Chương 47: Ăn miếng trả miếng.




Chương 47: Ăn miếng trả miếng.

Nhân sinh ở trên cuộc đời này giống như là một vở kịch, mỗi một người là một vai diễn trong chính vở kịch này, chỉ có đến lúc vở kịch hạ màn mới có thể biết được ai khóc ai cười.

Quân Tây Sơn lui binh, Trần Quang Diệu nói đi là đi, dưới kỷ luật nghiêm minh và sự điều binh tài tình của Trần Quang Diệu quân lính Tây Sơn mặc dù rút lui trong trật tự nhưng cũng không tránh khỏi để lộ ra sự vội vàng hấp tấp. Đại quân Tây Sơn chỉ đem theo v·ũ k·hí gọn nhẹ cùng quân lương, ngay cả lều trại, dụng cụ nấu ăn cùng các khẩu đại pháo cũng vứt lại tại chỗ không thèm mang đi.

Võ Tánh cùng Nguyễn Phúc Cảnh trông thấy quân Tây Sơn rút lui vội vàng như vậy, vội dẫn năm vạn quân rời thành, đuổi theo truy kích.

Võ Tánh, con người này thật sự có tánh cẩn thận rất mạnh, dường như cái tánh cẩn thận đã ăn sâu vào trong máu thịt của y. Quân Nguyễn mặc dù mang tiếng là đuổi theo truy kích quân Tây Sơn nhưng Võ Tánh chỉ phái ra một bộ phận kỵ quân đi q·uấy r·ối hòng làm chậm bước tiến của quân Tây Sơn, còn đại quân của quân Nguyễn thì vẫn giữ một khoảng cách khá an toàn, điều này khiến cho thái tử Nguyễn Phúc Cảnh cảm thấy hết ý kiến để nói. Cảnh Thịnh nhìn thấy Võ Tánh cho đến lúc này vẫn hành sự hết sức cẩn trọng như vậy thì trong lòng xem như triệt để phục người này, thế mới biết tại sao Nguyễn Ánh lại có thể tin tưởng giao cho y trấn thủ thành Diên Khánh mà không phải là ai khác.

Có điều, thật sự rất tiếc, đối thủ của Võ Tánh không phải ai khác mà lại chính là Trần Quang Diệu, một danh tướng vô cùng giỏi về việc dụng binh cho nên làm sao mà Trần Quang Diệu có thể để cho Võ Tánh được như ý.

Trần Quang Diệu thấy kỵ quân Nguyễn q·uấy r·ối như thế liền ra lệnh cho hai nhánh kỵ binh cảm tử của quân Tây Sơn trở lại bọc hậu ngăn cản kỵ binh địch q·uấy r·ối, còn đại quân lập tức tăng thêm tốc độ đi đường chạy về Phú Yên, chỉ cần đến được Phú Yên, có thành Phú Yên làm bức bình phong ngăn cản quân Nguyễn, đại quân Tây Sơn sẽ ung dung về đến Quy Nhơn. Võ Tánh nhận ra ý đồ của Trần Quang Diệu, không dám nấn ná nưã bất đắc dĩ phải cho đại quân tiến lên toàn lực truy kích.

Vốn dĩ, Võ Tánh nghĩ rằng đối mặt với sự truy kích quyết liệt của quân Nguyễn thì Trần Quang Diệu bởi vì gấp gáp trở về Quy Nhơn sẽ phải dùng kế thằn lằn đứt đuôi, cho từng cánh quân cảm tử cản hậu để tạo điều kiện cho đại quân Tây Sơn bỏ chạy, nếu là như vậy Võ Tánh sẽ ung dung tiêu diệt từng bộ phận sinh lực của quân Tây Sơn, sau đó vây đánh thành Phú Yên, quyết không cho Trần Quang Diệu rảnh tay đối phó Nguyễn Bảo nhưng Võ Tánh có ngờ đâu quân Tây Sơn khi chạy đến cánh đồng lớn Bình Thạnh, Trần Quang Diệu lại cho đại quân quay ngoắt lại bày ra trận hình sâm nghiêm, muốn đánh trực tiếp một trận lớn với quân Nguyễn.

Võ Tánh thấy vậy thì cười lên ha hả, dường như là Trần Quang Diệu đã bị y bức cho nóng nảy rồi, như thế cũng đúng ý y. Quân Tây Sơn lúc này đã tổn thất mất ba vạn quân ở thành Diên Khánh, trên đường bỏ chạy vì để ngăn cản tốc độ của truy binh của quân Nguyễn lại tổn thất thêm hai vạn, sĩ khí xuống thấp cực kỳ. Ngược lại, quân Nguyễn vì liên tiếp đánh thắng trận nên sĩ khí hiện tại vô cùng cao, trông thấy quân Tây Sơn bày trận chiến mặc dù số lượng binh sĩ ít hơn hẳn nhưng Võ Tánh không hề sợ hãi, y tin tưởng rằng trận đánh này mình sẽ chiến thắng, quân Tây Sơn bây giờ đây chỉ như nỏ mạnh hết đà, ngoài mạnh trong yếu.

Nghĩ như vậy, Võ Tánh lập tức hạ lệnh cho đại quân bày trận tiếp chiến, lần đầu tiên y từ bỏ lối đánh phòng thủ quen thuộc, một trận này Võ Tánh muốn đường đường chính chính đánh bại Trần Quang Diệu bằng một trận thật đẹp, y muốn chứng tỏ cho mọi người trong thiên hạ đều biết Võ Tánh y không chỉ có cái danh xưng là xác rùa tướng quân mà còn là một danh tướng năng chinh thiện chiến.

Quân Tây Sơn và quân Nguyễn triển khai quyết chiến trên một cánh đồng rộng lớn, mở đầu là đạn súng hỏa mai bắn như mưa sau đó là quân sĩ xông lên đánh giáp lá cà, cuộc chiến vô cùng thảm liệt, vô số xác người ngã xuống, máu chảy nhuộm đỏ thắm cả một vùng đất rộng lớn. Chiến đấu từ sáng đến giữa trưa, nhìn quân Nguyễn dần dần chiếm thượng phong, Võ Tánh khấp khởi mừng thầm trong lòng. Đúng vào lúc này, cuộc chiến đột ngột thay đổi, một t·iếng n·ổ vang truyền đến, tiếp theo là nhiều t·iếng n·ổ vang khác nổi lên như tiếng sấm động ầm ầm, vô số viên đạn pháo bay nhanh như lưu tinh vạch ngang bầu trời, oanh kích thẳng vào cánh phải và hậu phương quân Nguyễn.

Tiếng súng pháo nổ vang, một viên đạn pháo lướt ngay qua bên cạnh Võ Tánh, thổi tung một đám thân binh lên trời, một cơn mưa máu rơi xuống, khiến cho Võ Tánh giật mình choáng váng, y đưa tay vuốt khuôn mặt đầy máu và cát bụi, trợn to mắt, vẻ mặt không dám tin nhìn sang cánh phải.

Ở cánh phải quân Nguyễn, Đô đốc Bùi Thị Xuân chỉ huy một trăm thớt voi lớn từ xa xông đến, trên lưng mỗi con voi đều đặt một khẩu súng pháo hạng nhẹ, mặc dù sức nặng của những khẩu pháo này khiến cho những con voi di chuyển có phần hơi chậm chạp, nhưng thắng ở sự cơ động, voi vừa di chuyển binh sĩ ở trên lưng voi vừa cho súng pháo khạc lửa, mỗi một con voi trông chẳng khác gì một cổ xe tăng di động, đây là đội Tượng binh nổi tiếng của quân Tây Sơn do nữ tướng Bùi Thị Xuân lập nên.

Vì mỗi con voi mang theo số lượng đạn pháo có hạn nên chỉ sau vài lượt bắn thì đành dừng lại, nhưng bao nhiêu đó cũng đủ để làm r·ối l·oạn và cày nát đội hình của quân Nguyễn. Đại đô đốc Đặng Văn Chân lúc này liền chỉ huy gần hai vạn quân lính Tây Sơn từ phía sau đàn voi của Bùi Thị Xuân xông đến. Đại quân Tây Sơn của Cảnh Thịnh trông thấy viện quân xuất hiện thì tinh thần trở nên phấn chấn hơn hẳn, dưới tiếng trống trận Tây Sơn dồn dập, sĩ khí kéo lên cao ngất, càng hung hãn chém g·iết.

Nguyễn Phúc Cảnh một thân dính đầy máu và bụi đất, đứng như trời trồng ở bên cạnh Võ Tánh mà nhìn về phía chiến trường đến há hốc mồm, sự biến chuyển quá nhanh này khiến cho y vẫn chưa thích nghi được.

Võ Tánh cũng là một người quyết đoán, trông thấy Bùi Thị Xuân cùng gần hai vạn quân Tây Sơn xuất hiện ở cánh phải liền biết là mình đã trúng phải liên hoàn kế dụ địch và mai phục của Trần Quang Diệu. Ngay lập tức, Võ Tánh dùng kế thằn lằn đứt đuôi, bỏ hai vạn quân ở lại cảm tử cản hậu, dẫn ba vạn quân còn lại bảo vệ Nguyễn Phúc Cảnh bỏ chạy. Quân Nguyễn chạy rất nhanh, lúc đến khí thế hung hăng thế nào thì lúc chạy về hoảng hốt thế ấy.

Trần Quang Diệu trông thấy Võ Tánh bỏ chạy, cũng không đuổi theo truy kích mà thúc quân đánh mạnh, nhanh chóng diệt gọn hai vạn quân cản hậu của quân Nguyễn, lấy được đại thắng, sĩ khí của quân Tây Sơn như hồi phục trở lại, tiếng hoan hô dậy sóng vang trời. Đô đốc Bùi Thị Xuân cùng Đại đô đốc Đặng Văn Chân hợp quân với Trần Quang Diệu và Cảnh Thịnh sau đó đại quân kéo quân về đóng trong thành Phú Yên.

Đại quân Tây Sơn an toàn về đến nơi, Cảnh Thịnh thở phào ra một tiếng nhẹ nhõm nhưng trong lòng không tránh khỏi só một sự bi thương nổi lên, trận đánh này quân Tây Sơn đã hy sinh quá nhiều, hơn năm vạn sinh mạng đã ngã xuống chỉ vì thành toàn cho đại kế. Cảnh Thịnh không để cho sự bi thương chiếm cứ quá lâu, hắn cố gắng đè nén tình cảm trong lòng xuống, khôi phục sự tỉnh táo, lúc này đang là lúc quan trọng nhất, thành hay bại sẽ được quyết định. Làm sơ nghỉ ngơi trong một khoảng thời gian ngắn, Cảnh Thịnh lập tức truyền lệnh mở cuộc họp chiến lược.

Trong sảnh đường thành Phú Yên, Cảnh Thịnh lúc này vẫn mặc giáp nhẹ, ngồi trên ngai cao, thái độ vô cùng bình tĩnh, quan sát chư tướng ngồi phía bên dưới, ngoại trừ vợ chồng Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân cùng Đặng Văn Chân là sắc mặt vẫn thản nhiên, những người còn lại như Nguyễn Văn Huấn, Phạm Văn Điềm, Lê Văn Thanh thì có vẻ hơi căng thẳng, việc Hiếu công Nguyễn Bảo bất ngờ làm phản cùng quân cảng Thị Nại bị mất vào tay quân Nguyễn đối với hai người bọn họ quả thật như sét đánh ngang tai.

Cảnh Thịnh chủ động mở lời:

-Đại thế của quân Nguyễn đã thành, không còn nghi ngờ gì nữa, Nguyễn Ánh chắc chắn sẽ đi vòng đường thủy đột kích Phú Xuân, việc của chúng ta bây giờ là chờ đến khi tin quân Nguyễn chiến bại truyền đến thì sẽ lấy lại quân cảng Thị Nại và bắt lấy Nguyễn Bảo. Đại thống lĩnh, khanh tính toán xem, quân ta có thể nhân cơ hội này đánh chiếm Diên Khánh hay không?

Đô đốc Phạm Văn Điềm cùng Đô đốc Lê Văn Thanh sau khi nghe Cảnh Thịnh nói xong thì giật mình chợt hiểu, hóa ra mọi chuyện ngay từ lúc bắt đầu đều là cái bẫy quân Tây Sơn giăng ra, chờ đợi quân Nguyễn tự chui đầu vào lưới, đến nay thì hai người bọn họ đã hiểu tại vì sao mà khi nghe tin quân cảng Thị Nại thất thủ và Hiếu công Nguyễn Bảo làm phản thì Cảnh Thịnh, Trần Quang Diệu lại luôn bình tĩnh như vậy.

Đại thống lĩnh Trần Quang Diệu nghe Cảnh Thịnh hỏi, vội đứng lên đáp lời:

-Bẩm bệ hạ! Thành Diên Khánh vững chãi như vậy thì khó mà cường công chỉ có một sách là vây c·hết nhưng mà quốc khố hiện nay không thể chịu nổi một khi quân ta kéo dài cuộc chiến, tuy là không chiếm được Diên Khánh nhưng thần cũng sẽ khiến cho quân Nguyễn phải trả giá thật nhiều để báo thù cho những tướng sĩ đã ngã xuống. Không phải là Võ Tánh ỷ vào thành cao mài rơi quân ta hay sao? Thần cũng sẽ tương tự dùng thành Phú Yên này mài rơi quân Nguyễn!

Trần Quang Diệu nói xong, cười lên dữ tợn, y không phải không tức giận không đau đớn trước sự hy sinh của các tướng sĩ Tây Sơn mà là trên cương vị một chủ tướng, Trần Quang Diệu không cho phép những cảm xúc riêng của bản thân ảnh hưởng đến các quyết định quân cơ quan trọng, đây chính là tố chất của một soái tài cần phải có.