Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Tây Sơn Hoàng Triều

Chương 46: Nguyễn Ánh nhảy hố.




Chương 46: Nguyễn Ánh nhảy hố.

Thành Phù Ly.

Hiếu công Nguyễn Bảo lúc này đang cực kỳ lo lắng đi qua đi lại trong thư phòng, khoảng thời gian trước, việc Cảnh Thịnh không nể mặt khiến cho trong lòng của Nguyễn Bảo vừa cảm thấy nhục nhã, xấu hổ và vừa cảm thấy giận dữ nhưng phần nhiều là sự sợ hãi bao trùm, y sợ Cảnh Thịnh sẽ nhân cơ hội Nam chinh lần này mà ra tay với y. Có điều, trong mấy ngày nay, việc mà Nguyễn Bảo cảm thấy lo lắng hơn cả là việc y đã phát hiện ra các bộ tướng dưới quyền đang lén lút liên lạc với nhau sau lưng y, hình như là bọn họ đang có m·ưu đ·ồ gì đó.

Đương lúc này, chợt có gã thân binh thần sắc sợ sệt, từ phía ngoài chạy vào bẩm báo:

-Cấp báo! Cấp báo! Bẩm hiếu công! Tham tán Từ Văn Tú, Đại đô đốc Đoàn Văn Cát và Đô đốc Nguyễn Văn Thiệu đột nhiên đem quân vây kín bốn phía phủ đệ. Tham tán Từ Văn Tú hiện thời đang đứng trước cửa xin được gặp.

Nguyễn Bảo nghe gã thân binh bẩm báo xong, sắc mặt trắng bệch, hoảng sợ ngồi bịch xuống ghế, phải mất một lúc sau y mới có thể bình tĩnh lại mở miệng nói:

-Tuyên!

Lúc này, Tham tán Từ Văn Tú một thân ăn mặc chiến giáp gọn gàng, đi đứng như bay, bước vào trong sảnh, trông thấy Nguyễn Bảo đang giả bộ bình tĩnh ngồi ở trên ghế, gã vội vàng thi lễ quân thần:

-Thần ra mắt thái tử!

Sau đó, Từ Văn Tú không chờ cho Nguyễn Bảo tiếp lời mà nhanh chóng thẳng người lên, thẳng thắn nói:

-Bẩm thái tử! Thủy quân Tây Sơn do Đặng Văn Chân chỉ huy đã bị thủy quân của quân Nguyễn đánh bại, hiện tại quân cảng Thị Nại đã rơi vào trong tay của Tả quân Lê Văn Duyệt. Cánh quân của Cảnh Thịnh và Trần Quang Diệu thì đang sa lầy ở thành Diên Khánh, tổn thất không nhỏ, hiện tại đây đã là thời cơ chính mùi để chúng ta lập công dâng lên cho Nguyễn vương. Thần cùng các tướng sĩ khẩn cầu thái tử phấn chấn tinh thần, đứng ra dẫn dắt tướng sĩ khởi binh đánh chiếm huyện Bồng Sơn. Ba quân tướng sĩ đã tập hợp đầy đủ, chỉ còn đợi thái tử hạ lệnh!



Nguyễn Bảo nghe Từ Văn Tú nói xong, trong lòng đắng chát, bất đắt dĩ cười khổ nói:

-Thôi! Thôi! Ba quân tướng sĩ nếu là đã tập hợp đầy đủ, vậy thì ta cũng không thể khiến cho mọi người thất vọng. Truyền lệnh! Ba quân chỉnh đốn, lập tức xuất binh đánh chiếm Bồng Sơn.

Từ Văn Tú khom mình lãnh lệnh:

-Thần tuân lệnh! Thái tử anh minh!

Ngày hôm đó, Hiếu công Nguyễn Bảo, Tham tán Từ Văn Tú cùng Đại đô đốc Đoàn Văn Cát tập hợp chúng bộ hạ cũ, khởi hai vạn quân, từ huyện Phù Ly thẳng đến huyện Bồng Sơn. Đô đốc Nguyễn Văn Thiệu được giao cho nhiệm vụ ở lại trấn giữ thành Phù Ly với một vạn quân. Những năm này, Nguyễn Bảo cùng các cựu tướng đã lén lút qua mặt triều đình ở Phú Xuân chiêu binh mãi mã, bây giờ đây hoàn toàn bại lộ ra ánh sáng một cách hiên ngang. Quân của Nguyễn Bảo tiến quân rất nhanh chóng, chẳng mấy chốc đã đánh đến dưới thành Bồng Sơn, tướng thủ thành Bồng Sơn đóng chặt cửa thành quyết tử thủ nhưng ngờ đâu phó tướng dưới quyền của y lại đột nhiên dẫn quân làm phản, chém đầu chủ tướng, mở cửa thành đầu hàng, hóa ra gã phó tướng này từ lâu đã là người của Tham tán Từ Văn Tú, là tướng cũ dưới thời Nguyễn Nhạc. Chưa tới một ngày, thành Bồng Sơn đã bị quân của Hiếu công Nguyễn Bảo chiếm lấy. Bồng Sơn và Phù Ly bỗng dưng trở thành hai quan ải, một con dao sắc, chặt đứt đường tiếp tế đến từ Phú Xuân và đường lui của Cảnh Thịnh.

Tin tức bại trận liên tiếp truyền đến đại bản doanh của Cảnh Thịnh và Trần Quang Diệu ở Diên Khánh.

Lúc này, Cảnh Thịnh cùng với Đại đô đốc Trần Quang Diệu, Đô đóc Nguyễn Văn Huấn và Đô đốc Phạm Văn Điềm đang ngồi trong soái lều bàn bạc việc quân thì bỗng có binh lính chạy vào cấp báo tin Đại đô đốc Đặng Văn Chân bại trận để mất quân cảng Thị Nại cùng tin tức Hiếu công Nguyễn Bảo bất ngời khởi binh tạo phản chiếm lấy Bồng Sơn. Nhận được tin báo, Cảnh Thịnh và Trần Quang Diệu hơi liếc nhìn nhau, sau đó phất tay cho gã lính báo tin lui ra ngoài, rồi cùng trầm ngâm nhìn lên địa đồ.

Lát sau, Trần Quang Diệu hô lớn:

-Truyền lệnh! Dừng công thành, các doanh chỉnh đốn hàng ngũ, chuẩn bị lui binh!



Đô đốc Phạm Văn Điềm cùng Đô đốc Nguyễn Văn Huấn nghe tin Đại đô đốc Đặng Văn Chân chiến bại, quân cảng Thị Nại rơi vào tay giặc, Hiếu công Nguyễn Bảo làm phản mà trong lòng kinh hãi vô cùng nhưng liếc thấy thái độ vô cùng bình tĩnh của Cảnh Thịnh và Đại thống lĩnh Trần Quang Diệu thì càng kinh ngạc hơn, trong lòng tự hỏi không biết bệ hạ và Đại thống lĩnh đang có âm mưu gì, có điều cho dù trong lòng vô cùng thắc mắc thì bọn họ vẫn cố gắng đè nén sự hiếu kỳ xuống, không hỏi một câu, bình tĩnh theo dõi kỳ biến bởi bọn họ tin tưởng vào tài thống binh của Đại thống lĩnh Trần Quang Diệu.

Quân Tây Sơn lui binh, tựa như thủy triều rút xuống, quân Nguyễn thủ thành thấy thế thì hoan hô vang dội, có người lần đầu tiên ra trận còn quỵ xuống khóc thảm thiết, rốt cục vẫn còn sống. Thái tử Nguyễn Phúc Cảnh nhìn lính Tây Sơn rút chạy, xuống khỏi thành tường mà trong lòng vui mừng khôn xiết, y dựa lưng vào tường thở hỗn hễn, mấy ngày liên tục đối mặt với áp lực kinh khủng đến từ quân Tây Sơn đã khiến cho y mệt mỏi đến không thể chịu nổi, có lúc y thầm nghĩ nếu là tình hình này kéo dài, chẳng biết là y có thể còn sống hay không hay đ·ã c·hết vì mệt mỏi mất rồi. Nguyễn Phúc Cảnh thì thào:

-Sống rồi!

Lúc này, Võ Tánh trông thấy quân Tây Sơn bất chợt rút đi thì hơi nhíu mày, trong lòng thầm nghĩ đến một chuyện:

-Có lẽ nào?

Võ Tánh vừa mới nghĩ đến chuyện gì đó, thì bỗng dưng có binh lính xông lại chỗ hắn bẩm báo:

-Bẩm tướng quân! Đặng tham quân cho mời Tướng quân cùng Thái tử về phủ gấp.

Võ Tánh nghe vậy vội thu xếp việc chỉ huy quân trên tường thành tổ chức tái phòng thủ cẩn thận xong liền lập tức chạy vội về phủ, lúc về đến nơi đã thấy Đặng Trần Thường chờ sẵn ở trong thư phòng sắc mặt gã không giấu nổi vẻ vui mừng hiển hiện. Nguyễn Phúc Cảnh cũng nhanh chóng theo đến sau đó. Thấy mọi người đã có mặt đầy đủ, Đặng Trần Thường cười ha hả nói:

-Tin vui gửi đến! Tả quân Lê Văn Duyệt cùng quan Tham mưu trung quân Đặng Đức Siêu đã đánh bại thủy quân Tây Sơn, chiếm được quân cảng Thị Nại, bên cạnh đó Nguyễn Bảo đã đồng ý đầu hàng vương gia, y đã cho tập hợp bộ hạ cũ, khởi binh ba vạn, hiện tại đã ổn thỏa chiếm được huyện Bồng Sơn cùng với huyện Phù Ly, biến hai huyện này trở thành hai quan ải cắt đứt đường viện trợ đến từ Phú Xuân và ngăn chặn đường lui của Cảnh Thịnh.

Nghe xong, Nguyễn Phúc Cảnh vui mừng quá đỗi, vỗ bàn nói:

-Hay!



Đặng Trần Thường mỉm cười, tay chỉ lên địa đồ, tiếp tục nói:

-Hiện tại, Cảnh Thịnh chắc cũng đã nhận được tin báo bại trận cho nên mới thôi không đánh thành nữa. Tôi dám chắc, Trần Quang Diệu sẽ nhanh chóng cho quân rút về Quy Nhơn để củng cố đồng thời giành lại hai huyện Bồng Sơn và Phù Ly từ tay Nguyễn Bảo nhằm đả thông hậu phương, có thể nói hầu hết binh lực tinh nhuệ của giặc Tây Sơn đã tập trung ở Quy Nhơn này, Phú Xuân giờ đây đã trống rỗng, tôi đã dâng sớ cho vương gia khuyên người khởi mười lăm vạn binh đi vòng theo đường thủy tập kích Phú Xuân, chỉ cần Phú Xuân vừa mất, Cảnh Thịnh và Trần Quang Diệu ắt sẽ như ba ba trong rọ, nhiệm vụ của chúng ta lúc này là kiềm chặt chủ lực của quân Tây Sơn, không cho bọn chúng có dư lực đả thông hai huyện Bồng Sơn và Phù Ly để cứu viện Phú Xuân, tạo thời gian cho vương gia đánh chiếm Phú Xuân, một trận này mà định càn khôn vậy.

Nguyễn Phúc Cảnh nghe xong không khỏi hít sâu một hơi, trong lòng càng thêm hưng phấn, thầm nghĩ:

-Hóa ra bấy lâu nay phụ hoàng cùng các quan tham mưu trù tính lâu như vậy là vì việc này, nếu như việc đánh chiếm Phú Xuân thành công thì chẳng phải việc đánh bại giặc Tây Sơn đã trong tầm tay, giang sơn thống nhất, bản thân mình cũng góp phần có công lớn trong chuyện này, ngôi vị thái tử từ nay càng thêm vững chắc, ai dám tranh giành với mình?

Võ Tánh vốn là người cẩn thận nhưng đứng trước một cơ hội lớn như thế này thì gã cũng không tránh khỏi hồi hộp, y suy xét tới lui, nhận thấy đại thế của quân Nguyễn đã thành, mười phần chắc chín, kế sách lần này khó mà thất bại, công lớn bày ngay trước mắt cớ sao mà không lấy, ngoài ra nếu như tự tay y bắt được Cảnh Thịnh thì chẳng phải sử sách sẽ lưu danh gã muôn đời hay sao. Nghĩ đến đây, Võ Tánh không do dự nữa, thầm hạ quyết tâm bằng mọi giá phải kéo cho được chân của đại quân Tây Sơn, cho dù có phải hy sinh ít nhiều binh lính cũng quyết không thể để cho Trần Quang Diệu cùng Cảnh Thịnh có cơ hội trở về cứu viện Phú Xuân.

Võ Tánh đứng dậy nói:

-Truyền lệnh! Tập kết tướng sĩ, các doanh sẵn sàng xuất chiến!

Tấu chương báo tin chiến thắng của Đặng Trần Thường về đến Gia Định khiến cho Nguyễn Ánh hưng phấn và vui vẻ không thôi, không vui sao được, đại kế đã thành công hơn một nửa, chỉ còn chờ đánh hạ Phú Xuân sau đó bắt được Cảnh Thịnh thì giặc Tây Sơn coi như đã đi đến hồi kết, việc thống nhất giang sơn đã trong tầm tay, ước muốn cả đời sắp được hoàn thành. Nguyễn Ánh không muốn chờ đợi thêm nữa để dẫn đến chậm trễ khiến cho thời cơ trôi qua, y lập tức điểm mười lăm vạn binh, đích thân Nguyễn Ánh ngự giá thân chinh, theo đường thủy, đánh thẳng vào Phú Xuân.

Quân Nguyễn khí thế cất cao ngất trời nhưng mà Nguyễn Ánh cùng đồng bọn đâu biết được, có một cái hố mà quân Tây Sơn đã đào sẵn chỉ chờ cho quân Nguyễn tự động nhảy hố thì liền sẽ lấp lại. Các phương đều bày ra thế cờ, chỉ đợi ai đi sai một nước, thế cuộc lập tức nghịch chuyển, có người sẽ thua hết cả bàn cờ.

Thiên hạ này gió mây cuồn cuộn.

Nhân sinh tựa như một màn kịch.