Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Tây Sơn Hoàng Triều

Chương 43: Ngự giá thân chinh.




Chương 43: Ngự giá thân chinh.

Đầu năm Cảnh Thịnh thứ tư, vua Tây Sơn là Cảnh Thịnh vừa mới tròn mười ba tuổi liền hạ chỉ muốn ngự giá thân chinh tiến đánh quân Nguyễn, phong Đại đô đốc Trần Quang Diệu làm Đại thống lĩnh, Đô đốc Bùi Thị Xuân làm phó thống lĩnh, Đại đô đốc Đặng Văn Chân thống lĩnh thủy quân, Tru·ng t·hư lệnh Trần Văn Kỷ làm Tùy quân tham mưu, xuất hai mươi vạn quân thủy bộ tiến đánh Diên Khánh, thề phải thu phục lại đất này.

Tiếng trống trận Tây Sơn lại một lần nữa được đánh lên ầm ầm vang lừng như sấm động, khiến cho đất trời chấn động. Đại quân trùng trùng điệp điệp xuất phát từ Phú Xuân, cờ xí rợp trời, sát khí tụ lại xông thẳng lên mây xanh khiến cho gió mây không ngừng khuấy động. Tất cả ánh mắt của người trong thiên hạ đều dõi theo về trận chiến này, tất cả mọi người đều muốn xem xem vị vua trẻ tuổi sẽ đánh trận chiến này như thế nào, liệu rằng nhà vua sẽ có được bao nhiêu phong thái của Quang Trung hoàng đế khi xưa người mà khiến cho kẻ thù chỉ cần nghe tên đã sợ mất mật.

Thăng Long Thành, phủ Đại thống lĩnh.

Đại đô đốc Nguyễn Quang Thùy lúc này đang cùng với các chư tướng thân tín họp bàn việc quân, kể từ lúc trở về Bắc Hà, y đã dùng tốc độ nhanh nhất chỉnh đốn q·uân đ·ội, ngày đêm trù tính, thao luyện binh sĩ, chỉ chờ đợi tin tức từ Phú Xuân đưa đến là sẽ lập tức xuất phát hành động theo kế hoạch của Cảnh Thịnh đề ra.

Đương lúc mọi người đang thảo luận hăng say thì chợt có một thân binh của Nguyễn Quang Thùy chạy vào, hai tay dâng lên một tờ mật tin được niêm phong, hô lớn:

-Bẩm Đại đô đốc có Hoàng Vệ đưa tin tức từ Phú Xuân đến!

Nguyễn Quang Thùy đứng bật dậy, vội vàng cầm lấy tờ mật tin mở ra xem, sau khi xem hết, sắc mặt liền trở nên ngưng trọng, ngẩng đầu nói với chư tướng đang có mặt trong phòng:

-Bệ hạ đã ngự giá thân chinh, kéo mười vạn binh từ Phú Xuân đến hợp binh với mười vạn tướng sĩ ở Quy Nhơn, chư tướng lập tức y theo kế hoạch đã bàn từ trước mà hành động, chia nhỏ mười vạn binh lính xuất phát thành từng tốp nhỏ, ngày đêm đi đường mòn tụ hợp tại Nghệ An, chỉ đợi đến khi ta ra lệnh một tiếng liền lập tức vượt sông Gianh chi viện Phú Xuân. Đô đốc Văn Bưu lưu giữ Thăng Long và tạm thời thay thế ta quản việc binh toàn cõi Bắc Hà để đề phòng quân Thanh xâm lấn bất ngờ. Sau khi bộ binh xuất phát, ba ngày sau, Vợ chồng Đô đốc Tuyết thống lĩnh năm trăm chiến thuyền nhanh chóng xuôi dòng xuống Nghệ An họp quân chờ lệnh.

Nguyễn Quang Thùy nói xong, hơi dừng lại một chút, sau đó quát lớn:



-Chư tướng nghe lệnh, tức tốc thi hành, chớ có chậm trễ, kẻ nào dám làm trái quân lệnh trảm không tha.

Từ "trảm" thốt ra, đằng đằng sát khí, tất cả các tướng lĩnh lập tức đứng lên đồng loạt hô vang lãnh lệnh, sau đó tản ra thi hành.

Thành Diên Khánh.

Trong một gian phòng của phủ Bình Tây tướng quân, lúc này có ba người đang cùng ngồi bàn việc, sắc mặt người nào người nấy vô cùng ngưng trọng khiến cho bầu không khí như bị trầm xuống nặng nề. Ba người này lần lượt là Bình tây tướng quân Võ Tánh, Tham mưu Đặng Trần Thường và Thái tử Nguyễn Phúc Cảnh.

Ba canh giờ trước, bọn họ đã nhận được tin mười vạn quân giặc Tây Sơn đã xuất phát, rời Phú Xuân, không đầy mấy ngày nữa sẽ đến Quy Nhơn hợp thành hai mươi vạn đại quân vây đánh thành Diên Khánh.

Đặng Trần Thường mở lời:

-Mật thám của Cơ Mật Viện đã xác định, lần này thông tin Cảnh Thịnh đích thân cầm quân xuất chiến là chính xác, trận chiến lần này liên quan rất lớn đến kế hoạch của vương gia, tôi mong tướng quân cần làm việc cẩn trọng, hết sức theo đúng kế hoạch, chớ có làm lỡ việc.

Võ Tánh chưa kịp mở lời thì thái tử Nguyễn Phúc Cảnh đã nhanh nhảu nhảy ra c·ướp lời, chỉ thấy y liên tục ma quyền xát chưởng nói:

-Đặng tham mưu yên tâm, lần này chúng ta nhất định phải khiến cho Cảnh Thịnh có đến mà không có về!

Võ Tánh hơi lườm Nguyễn Phúc Cảnh một chút, Đặng Trần Thường cũng không nỡ dập tắt nhiệt tình của vị thái tử trẻ tuổi, chỉ thấy gã mỉm cười, nhẹ nhàng nói với Nguyễn Phúc Cảnh:



-Lần này cũng là một cơ hội để cho thái tử khẳng định tài năng của mình, lập công lớn cho vương gia nhưng có điều mọi việc đều phải nhất nhất nghe theo Võ Tánh tướng quân sắp xếp, vương gia đã ban cho tướng quân quyền tiên trảm hậu tấu, thái tử cần cẩn thận chớ có quên điều này.

Nguyễn Phúc Cảnh nghe xong liền rụt cổ lại, xấu hổ cười:

-Ha ha! Đặng tham mưu yên tâm, cuộc chiến lần này quan hệ rất lớn đến đại kế của phụ hoàng, sao ta có thể làm theo cảm tính được chứ.

Ở chung một thời gian, Nguyễn Phúc Cảnh cho là mình đã tương đối hiểu rõ con người của Võ Tánh, người khác thì y không dám nói chứ nếu là Võ Tánh thì một khi Nguyễn Phúc Cảnh dám làm ra việc gì ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc quân thì Võ Tánh cũng dám làm thịt thái tử lắm chứ, càng huống chi phía sau lưng Nguyễn Phúc Cảnh còn đang có rất nhiều anh em đang chờ hắn rớt đài để leo lên ngôi vị thái tử đây này.

Võ Tánh cũng lười để ý đến Nguyễn Phúc Cảnh, chỉ hơi trầm ngâm một chút rồi nói:

-Kế hoạch lần này của vương gia mặc dù rất hoàn hảo nhưng tôi vẫn cảm thấy có chỗ nào đó không được đúng lắm mà không thể chỉ ra được, cái này có lẽ là trực giác đi, mong rằng Đặng tham mưu trình rõ ý tôi với vương gia để xin người hãy hết sức cẩn thận.

Đặng Trần Thường cười to:

-Ha ha! Xin tướng quân yên tâm, kế hoạch lần này do tôi cùng quan Đặng Đức Siêu đã cẩn thận suy diễn nhiều lần, nếu có điều gì bất lợi hoặc nghi ngờ thì vương gia sẽ lập tức rút binh ngay.



Võ Tánh nghe Đặng Trần Thường vỗ ngực cam đoan như vậy thì trong lòng cũng tạm thời yên tâm một chút. Ánh mắt lấp lánh nhìn lên tấm bản đồ quân sự, suy nghĩ bố cục cho trận đánh sắp tới.

Mười vạn quân Tây Sơn theo chân Cảnh Thịnh vừa rời đi Phú Xuân thì Thái úy Phạm Công Hưng lập tức ra lệnh giới nghiêm toàn thành, các binh lính đều tập kết về doanh, đeo giáp ôm gươm mà ngủ, lúc nào cũng ở trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu, toàn bộ kinh thành Phú Xuân chuyển sang chế độ phòng thủ cao độ. Tây Sơn chỉ có mười lăm vạn quân trấn giữ Phú Xuân mà nay mười vạn quân xuất chinh tiến đánh Diên Khánh khiến cho kinh thành trống rỗng, Phú Xuân chỉ còn có năm vạn quân trấn giữ, trong đó có hai vạn quân chia ra đóng giữ các nơi hiểm yếu, chỉ còn lại ba vạn quân thủ thành Phú Xuân, tình trạng hết sức nguy hiểm.

Cảnh Thịnh lúc này mặc một thân chiến giáp, đai nịt gọn gàng ngồi trong xa giá do chín con ngựa kéo, hắn được Đại thống lĩnh Trần Quang Diệu bố trí ở trung quân, được năm ngàn cấm vệ quân và hai ngàn Hoàng Vệ đi theo bảo vệ, bên ngoài cùng là lớp binh lính tinh nhuệ của các doanh, có thể nói là được bảo vệ hết sức nghiêm ngặt.

Lần đầu tiên ra trận, lại là đi đánh trận thời v·ũ k·hí lạnh, Cảnh Thịnh không khỏi cảm thấy hồi hộp lo lắng trong lòng, hắn ngồi trong xe, vén màn lên nhìn ra phía ngoài, chỉ thấy bốn phía giáo mác chỉa lên trời như rừng, dưới ánh mặt trời tỏa ra ánh sáng lạnh lẽo của kim loại khiến cho người ta có cảm giác lạnh lẽo chạy dọc sống lưng. Đại thống lĩnh Trần Quang Diệu trị quân rất nghiêm, đông đúc binh lính di chuyển như vậy nhưng tuyệt nhiên không có tiếng nói chuyện từ binh lính phát ra, chỉ có tiếng bước chân tiến lên đều nhịp, tiếng trống tiến quân, tiếng ngựa hý, tiếng voi hống cùng tiếng quan quân hô quát truyền lệnh mà thôi.

Quân Tây Sơn lúc này vẫn được cho là có tố chất vô cùng tinh nhuệ, có điều từ trên những người lính, Cảnh Thịnh có thể nhận ra được việc c·hiến t·ranh kéo dài mấy năm nay đang làm cho nội tình nhà Tây Sơn dần dần hao hết, trang phục binh lính phần nhiều đã cũ, chiến giáp thiếu thốn, chế độ ăn uống kém khiến cho binh lính nhìn có phần xanh xao, chẳng trách mà trong lịch sử q·uân đ·ội Tây Sơn từ thời Cảnh Thịnh mỗi lần đánh nhau với quân Nguyễn đều bại nhiều hơn thắng.

Cảnh Thịnh âm thầm nhắc nhở mình quyết không để tình trạng này tái diễn, sau cuộc chiến lần này, chế độ của binh lính cần được cải thiện, q·uân đ·ội cần phải được cải tổ, nếu không sẽ không thể bảo vệ được đất nước, sau này vẫn còn rất nhiều cuộc chiến khốc liệt đang chờ nhà Tây Sơn.

Càng vào địa phận Quy Nhơn, Cảnh Thịnh càng thấy cảnh hoang vắng tiêu điều, đôi khi đi thật lâu mới thấy một làng xã, nhưng dân cư rất thưa thớt, phần vì b·ị b·ắt lính, phần vì chạy trốn chiến loạn. Chiến tranh kéo dài giữa nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn khiến cho vùng đất rộng lớn này bị tàn phá một cách thảm liệt, đồng không mông quạnh, sản xuất từ lâu đã ngừng trệ, dân chúng đói khổ, bữa đói bữa no.

Đại quân đi qua huyện Bồng Sơn, vừa tiến vào huyện Phù Ly thì liền có người đến bẩm báo, Hiếu công Nguyễn Bảo dẫn theo gia quyến, cách thành mười dặm nghênh đón thánh giá. Đại tổng quản Trần Quang Diệu không dám lãnh đạm vội phái người thông báo cho Cảnh Thịnh.

Cảnh Thịnh nhận được tin liền thở dài một hơi cảm thán, Hiếu công Nguyễn Bảo tính ra cũng là người số khổ, sinh ở thời loạn, vào nhà đế vương nhưng mà khí vận đen đủi đến cực điểm, cuộc chiến lần này Cảnh Thịnh cũng đem Nguyễn Bảo cũng tính kế vào trong đó, trong tâm cũng có chút không đành lòng nhưng đã không làm thì thôi, một khi đã quyết định, Cảnh Thịnh cũng sẽ rất dứt khoát.

-Truyền lệnh đại quân tiếp tục tiến lên, đến thành Quy Nhơn hạ trại nghỉ ngơi, làm sơ chỉnh đốn, sau đó lập tức tiến đến thành Phú Yên!

Cảnh Thịnh trầm giọng nói.

Thánh chỉ truyền xuống, đại quân lập tức tiếp tục di chuyển.

Hiếu công Nguyễn Bảo cùng gia quyến bị Cảnh Thịnh ngó lơ, trong lòng y cảm thấy vô cùng nhục nhã cùng sợ hãi, y sợ lần này là Cảnh Thịnh đã hạ quyết tâm sẽ xuống tay với y cho nên mới không chịu gặp mặt y, bởi nói gì thì nói, Hiếu công Nguyễn Bảo dù sao cũng là con của Thái đức hoàng đế Nguyễn Nhạc cho nên về mặt lễ nghĩa dù sao Cảnh Thịnh cũng phải nể chút tình mọn.