Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Tây Sơn Hoàng Triều

Chương 2: Ngoại thích.




Chương 2: Ngoại thích.

Nghe giọng nói chứa đựng tình cảm mừng rỡ của Cảnh Thịnh, Bùi Đắc Tuyên cười thầm, thẳng người lên càn rỡ nói:

- Ha ha! Cháu của ta nói thật là hay! Hôm nay, sau khi tan chầu, cậu sẽ hiến cho cháu một niềm vui bất ngờ.

Trong lúc nói cười, Bùi Đắc Tuyên vẫn hơi liếc nhìn về phía lão thái giám già, vốn đang đứng phía sau lưng Cảnh Thịnh.

Lúc này, Hòa công công hơi cúi đầu xuống, đôi mắt lim dim mơ ngủ, mọi việc xung quanh như không hề ảnh hưởng đến lão, dường như lão đã thật sự già rồi.

- Nô tài ra mắt bệ hạ! Bệ hạ vạn tuế!

Gã thái giám ở phía sau Bùi Đắc Tuyên sau khi đuổi kịp bước chân, vội tiến lên bái lạy.

Cảnh Thịnh mặc dù khá là lạ lẫm nhưng vẫn giữ nét mặt thản nhiên, hơi gật đầu nói:

-Đứng lên đi!

Sau đó, hắn quay sang hỏi Thái sư Bùi Đắc Tuyên:

-Sáng nay, cậu đến tìm Trẫm sớm như vậy là có chuyện gì? Sao không đợi lúc tan chầu rồi hãy đến?

Thái sư Bùi Đắc Tuyên tỏ vẻ ngạc nhiên:

-Cháu quên chuyện hai ta đã bàn rồi sao?

Có điều, gã chợt nhớ ra là Cảnh Thịnh đang bị c·hấn t·hương vùng đầu, tạm thời bị mất trí nhớ trong một khoảng thời gian ngắn, nên cũng không nghi ngờ gì mà chậm rãi nhắc lại:

-Bấy lâu nay, cậu cháu ta muốn làm điều gì cũng đều bị Tru·ng t·hư lệnh Trần Văn Kỷ nhảy ra can ngăn. Ta đã ngán hắn tới cổ, bây giờ, nhờ có quan nội thị Vũ Tâm Can hiến kế mà cậu cháu ta có thể có cơ hội loại bỏ hắn, từ nay, chỉ việc kê cao gối mà ngủ.

Bùi Đắc Tuyên nói xong, nét mặt biểu lộ ra vẻ đắc ý, hết lòng khen ngợi gã thái giám bên cạnh.

Cảnh Thịnh đến giờ mới biết tên gã thái giám kia là Vũ Tâm Can, trong lòng tự hỏi:

"Từ lúc nào mà ở trong cung lại xuất hiện một nhân vật như vậy? Gã chỉ là một tên thái giám hèn mọn nhưng lại dám ngang nhiên, can thiệp, xúi dục trọng thần làm điều càn quấy, quả là đáng chém, sau này, nếu có cơ hội nhất định phải tra rõ thân thế của gã."

Cảnh Thịnh nghe Bùi Đắc Tuyên nói xong, chợt giả vờ giả vịt vỗ trán:

-Cậu không nói thì trẫm quên mất! Thế cậu và quan nội thị có kế nào hay?



Bùi Đắc Tuyên nhanh chóng nói:

-Đô Đốc Lê Văn Hưng mặc dù đại thắng quân Nguyễn ở Phú Yên nhưng chưa có thánh chỉ, mà đã tự ý kéo quân về kinh. Ta nghi ngờ, hắn có ý định mưu phản nên đã ra lệnh cho người bắt lấy đem hạ ngục. Hôm nay lên chầu, thế nào các quan cũng hùa vào xin tha cho hắn, mà Tru·ng t·hư lệnh nhất định sẽ là người đứng ra dẫn đầu, ta có thể nhân cơ hội khép hắn vào tội "kết bè kết đảng làm r·ối l·oạn triều cương" sau đó chém đầu thị chúng.

Nghe đến đây quan nội thị Vũ Tâm Can vội lên tiếng:

-Thái sư, không thể g·iết!

-Tại sao?

-Tru·ng t·hư lệnh mặc dù dám to gan đối đầu với Thái sư và bệ hạ nhưng dù sao y cũng không có phạm vào t·rọng t·ội, hơn nữa hắn có mối quan hệ rất tốt với các cựu thần, nhất là Đại Đô Đốc Vũ Văn Dũng đang trấn giữ Bắc Hà, nếu ta g·iết hắn thì có thể sẽ khiến cho Đại đô đốc nghi kỵ và bất mãn.

Thái Sư Bùi Đắc Tuyên nghe gã nói xong, ngẫm nghĩ một lát liền gật đầu:

-Ngươi nói có lý, nếu vậy thì chúng ta chỉ giáng chức hắn rồi sau đó đày đi xa là xong, bệ hạ thấy thế nào?

Lúc này, trong lòng Cảnh Thịnh tràn ngập sự phẫn nộ, cơn giận trào dâng như một ngọn núi lửa, không có một từ gì có thể diễn tả hết sự tức giận mà hắn đang kìm nén nhưng mà, hắn vẫn phải cố gắng giữ sự bình tĩnh bởi vì hắn biết cơ hội diệt trừ Bùi Đắc Tuyên cùng đồng đảng còn chưa đến.

"Hay cho hai tên gian tặc, kẻ hát người xướng, bàn kế g·iết hại công thần trước mặt vua như không có gì!"

Cảnh Thịnh thầm nghĩ, nếu mà có thể, hắn rất muốn tự tay đâm hai tên c·hết bầm này một ngàn dao, hắn gượng gạo ứng đối qua loa:

-Được rồi! Giờ cũng không còn sớm nữa, chúng ta cũng phải lên chầu, cậu cứ lui ra trước, đến khi đó Trẫm sẽ thuận thế mà làm.

-Nếu bệ hạ đã hạ quyết tâm thì tốt quá! Chúng thần xin cáo lui!

Bùi Đắc Tuyên khẽ khom mình bái lễ, ở trong lòng hắn tràn ngập sự khinh thường đối với Cảnh Thịnh, cho rằng chiếc ngai vàng của Hoàng Đế chỉ có cha con hắn mới xứng đáng ngồi lên. Rất nhanh thôi, con hắn rồi sẽ thay thế Cảnh Thịnh ngồi lên chiếc ngai kia, khi đó, hắn sẽ là Thái Thượng Hoàng.

Sau khi Bùi Đắc Tuyên cùng Vũ Tâm Can lui ra khỏi cung, Cảnh Thịnh quan sát thấy trong phòng không còn ai ngoài mình với vị thái giám già thì mới dám buông câu chửi thề:

-Lão tặc, gian thần, dám khinh người quá đáng!

Hòa công công nghe Cảnh Thịnh chửi xong, đôi mắt già nua bỗng dưng bắn ra hai luồng tinh quang kh·iếp người, lão lặng lẽ đánh giá lại vị quân vương nhỏ tuổi ở trước mặt mình.

Một năm này, Cảnh Thịnh chính thức mười hai tuổi, chỉ nghe Cảnh Thịnh cất giọng hỏi:



-Lão Hòa! Ngươi ở trong cung lâu như vậy, có biết gã Vũ Tâm Can này là ai hay không?

Hòa công công cẩn thận lắng tai nghe ngóng xung quanh, sau đó mới khom người nhỏ giọng:

-Bẩm bệ hạ! Quan nội thị Vũ Tâm Can ở vào ba tháng trước mới tiến cung, do đích thân Bùi Thái hậu bổ nhiệm, lão nô nghe nói là do Thái sư tiến cử cho Thái hậu.

-Quả nhiên là thế!

Cảnh Thịnh nghe lão thái giám nói xong, khẽ gật đầu.

Thông qua câu trả lời của lão Hoà, hắn càng tăng thêm một phần chắc chắn rằng lão thái giám bên cạnh không hề đơn giản, quả nhiên, gừng càng già càng cay, bề ngoài nhìn như vô vi tầm thường thế nhưng mọi sự đều rõ ở trong lòng.

-Thay phục vào triều thôi!

Cảnh Thịnh nhẹ giọng nói.

Cung nữ lập tức tiến đến hầu hạ hắn thay đổi trang phục.

Hoàng bào thật sự rườm rà: áo vàng, đai ngọc đầu đội đế quan.

Sau khi y phục mặc hoàn chỉnh, có bốn lực sĩ khiêng kiệu tiến vào, nâng Cảnh Thịnh tiến về nơi tụ họp của bá quan, trung tâm đầu não của cả một triều đại.

Đi lòng vòng một lúc cũng đến nơi. Cảnh Thịnh bước xuống kiệu. Đứng trước cửa điện, hắn không khỏi hít sâu một hơi, thầm nghĩ:

"Tương lai của nhà Tây Sơn, tương lai của bản thân hắn có thay đổi hay không chính là bắt đầu từ lúc này, bắt đầu từ bây giờ trở đi hắn không bao giờ là Quang Châu nữa mà chỉ là Cảnh Thịnh, vua của triều đại Tây Sơn oanh liệt".

Sau khi hạ quyết tâm, Cảnh Thịnh bước một bước mạnh mẽ, bước vào trong điện.

Một bước này bước ra, gió nổi mây trào, Đại Việt giờ đây bước sang trang mới.

Căn điện nơi bá quan văn võ họp chầu nếu so với thời hiện đại thì cũng không tính lớn lắm. Căn điện chỉ tương đương với một nhà hát lớn có sảnh lớn rộng rãi, ở giữa có một cái bục bằng gỗ được trải thảm đỏ, trên bục đặt một chiếc ghế làm bằng vàng ròng trạm trổ cầu kỳ, đây là chiếc ghế tượng trưng cho quyền lực mà người trong thiên hạ mơ ước.

Ngồi ngay ngắn trên ngai vàng, Cảnh Thịnh gật đầu, ra hiệu cho thái giám truyền lệnh cho bách quan vào chầu.

Hai hàng văn võ ngay ngắn chia làm trái phải theo thứ tự tiến đến. Dẫn đầu quan văn là thái sư Bùi Đắc Tuyên. Dẫn đầu quan võ là một người trung niên khá anh tuấn, ánh mắt sáng tràn đầy trí tuệ, khí chất cương trực, nếu như Cảnh Thịnh không đoán nhầm thì người này chính là Đại tổng quản Trần Quang Diệu.

Cảnh Thịnh chỉ có thể phán đoán đại khái, còn những người khác chức quan gì thì hắn hoàn toàn mù tịt. Bộ máy chính quyền thời Tây Sơn vừa theo kiểu triều Đường vừa kiểu nhà Minh nên khá là r·ối l·oạn.

Bách quan sau khi tiến vào điện đầy đủ liền quỳ xuống hành lễ, tung hô vạn tuế. Tiếng hô vang vọng như muốn rung chuyển cả tòa cung điện.



-Bẩm bệ hạ! Thần có chuyện tấu!

Cảnh Thịnh vừa mới cho mọi người đứng lên, chưa kịp nói câu gì phát biểu cảm nghĩ thì Thái sư Bùi Đắc Tuyên đã nhanh nhảu đứng ra, tấu trước.

-Thái sư mời nói!

Cảnh Thịnh gật đầu.

-Bẩm bệ hạ! Đô Đốc Lê Văn Hưng vừa qua đã tự ý điều binh về kinh. Thần nghi ngờ, y có ý đồ mưu phản nên đã hạ lệnh cho quân sĩ bắt lấy, giám vào ngục. Đây là tội không thể tha, thần xin bệ hạ hạ chỉ chém đầu y để làm gương cho người khác.

Bùi Đắc Tuyên dõng dạc nói, hắn vừa dứt lời thì liền có rất nhiều quan lại hùa theo, dâng tấu xin chém đầu Lê Văn Hưng.

-Thần xin bệ hạ xét lại!

Một vị quan văn khác đứng ra dập đầu nói.

-Tru·ng t·hư lệnh! Ông có ý gì? Chẳng lẽ tội mưu phản của Lê Văn Hưng rành rành như thế mà không đáng g·iết ư? Hay ông là đồng đảng của hắn ta?

Bùi Đắc Tuyên chỉ chờ có thế liền nhảy vào đổ tội.

-Thái sư nếu không có chứng cứ thì đừng có ngậm máu phun người. Bẩm bệ hạ! Đô Đốc Lê Văn Hưng từ lúc theo Thượng Hoàng Quang Trung đến nay đã lập công vô số, không tiếc ra sức mình đền nợ nước, lòng trung thành có trời cao chứng giám. Lần này, Lê Văn Hưng không có ý chỉ mà tự ý điều binh về kinh là có nguyên do trong đó. Thời gian qua, quân Nguyễn không biết mua chiến thuyền ở đâu mà đã tạo dựng được một đạo thủy quân khá mạnh, Lê Văn Hưng e sợ quân Nguyễn đi vòng đường thủy đột kích Phú Xuân, mà quân phòng thủ của ta không đủ cho nên mới vội vàng rút quân về, hơn nữa y vừa mới lập được đại công ở Phú Yên, thần mong bệ hạ suy xét đến công lao của y mà giơ cao đánh khẽ.

Trung Thư Lệnh Trần Văn Kỷ chân thành tha thiết nói.

Khi ông nói xong, các võ tướng cũng dồn dập biểu thị xin tha cho Lê Văn Hưng, chỉ có hai người không nói gì, một người là Trần Quang Diệu, kẻ còn lại Cảnh Thịnh suy đoán người này không ai khác, chính là con rể mới của Bùi Đắc Tuyên tên là Ngô Văn Sở.

-Đại tổng quản có ý nghĩ như thế nào?

Cảnh Thịnh giơ tay ra hiệu cho các quan ngừng cãi cọ, ánh mắt dừng lại ở trên khuôn mặt của Trần Quang Diệu.

Thái sư Bùi Đắc Tuyên vốn là một kẻ ít học, gã vốn nhờ vào sự sủng ái của Cảnh Thịnh cùng sự chống lưng của Bùi Thái Hậu mà dựa thế ngoi lên, thâu tóm quyền hành.

Cảnh Thịnh thầm nghĩ, nếu là như thế, Bùi Đắc Tuyên vẫn chưa đủ khả năng làm mưa làm gió ở chốn kinh thành, việc này chắc phải có sự duy trì của Trần Quang Diệu cùng Bùi Thị Xuân nữa thì hắn mới có gan làm loạn.

Sử sách cho rằng Bùi Đắc Tuyên là ỷ vào thân thích cáo mượn oai hùm, nhưng chắc gì Trần Quang Diệu lại không có tư tâm, chính vì vậy nhân cơ hội này, Cảnh Thịnh cũng muốn hiểu rõ một phần tâm tính của người này để dễ bề tính toán những bước đi sau này.

Mới vừa rồi, khi Bùi Đắc Tuyên đứng ra buộc tội Lê Văn Hưng, Cảnh Thịnh nhận thấy có hơn một phần ba số quan lại đã hùa theo hắn, cho dù là quan to như Thượng thư Bộ Hình.

Điều này chứng tỏ, thế lực của Bùi Đắc Tuyên đã bành trướng đến một mức độ đáng lo ngại, dần dần thẩm thấu triều đình khắp trong ngoài.