Tây Sơn Cảnh Thịnh Triều Đại Mới

Chương 34: Phòng tuyến sông Như Nguyệt




Phòng tuyến sông Như Nguyệt (sông Cầu ngày nay) được xây dựng với địa thế dựa vào núi, sông, đồng trũng, ruộng lầy kéo dài gần mười km đường đê qua các xã Tam Giang, Tam Đa huyện Yên Phong đến Thị Cầu (thành phố Bắc Ninh ngày nay).

Đoạn sông Như Nguyệt nơi chọn xây dựng phòng tuyến có vị trí chiến lược quan trọng với nhiều bến đò ngang như Dũng Liệt, Phù Cầm, Phù Yên, Lương Cầm, Đẩu Hàn, Thị Cầu… có núi ở cả hai bên bờ, đoạn sông có chiều dài khá rộng lên hơn 100 mét, vắt ngang con đường dễ dàng nhất để vượt qua sông Cầu, con sông chặn mọi đường trên bộ có thể dùng để tiến quân vào Thăng Long. Chiến luỹ được xây dựng bằng đất có đóng cọc tre dày mấy tầng làm dậu. Dưới bãi sông được bố trí nhiều hố chông ngầm tạo thành một phòng tuyến vững chắc. Quân Tây Sơn đóng thành từng doanh trại trên suốt chiến tuyến, đặc biệt là tập trung tại các trại Như Nguyệt, Thị Cầu và Phấn Động, doanh trại đều bố trí súng máy maxim, súng cối và pháo lớn, vị trí có thể cơ động chi viện nhiều hướng và khống chế mọi ngả đường tiến về Thăng Long. Thêm vào đó Thịnh cho xây tuyến đường sắt dài mười km dọc theo phòng tuyết để tàu hỏa bọc thép có thể ứng cứu trong trường hợp cần thiết.

Khi hai cánh quân Thanh ở Lạng Sơn và Cao Bằng hợp quân ở Sông Như Nguyệt được khoảng mười năm vạn quân. Quân Tây Sơn ở phòng tuyến có khoảng năm vạn quân trong đó có hai vạn là quân dự bị. Lúc này thủy quân Tây Sơn đã kéo lên để yểm trợ với các pháo thuyền lớn khiến quân Thanh ở cách bờ một cây số, không dám vượt sông. Lúc này Phúc An Khang nói với các tướng

- Ta gửi mật thư cho Nguyễn Ánh đem thủy quân hỗ trợ, chúng ta chờ Thủy quân Nguyễn Ánh tới mới có thể vượt sông được.

Phúc An Khang không ngờ rằng sau khi thám tử hồi báo cho Nguyễn Ánh trận hạm đội Tây Sơn tấn công cảng Khâm, Nguyễn Anh giật mình đánh rơi cả chén trà và nói với các tướng.

- Đúng là hổ phụ không sinh khuyển tử, Quang Trung đã có người nối nghiệp kiếp này chắc ta không có cơ hội đánh bại Tây Sơn.

Vì thế cho thủy quân an binh bất động nghe ngóng tình hình không dám ra Bắc. Lúc này ở Lào Cai, Lãnh binh Công Trứ nghĩ ra một kế sau khi hội ý với Đô đốc Long và Đô Đốc Lộc liền gửi tin về triều đình. Một tối trăng sáng đột nhiên trên trại lính của quân Thanh có tiếng động lớn, quân canh nhìn lên thấy năm mươi chiếc khinh khí cầu dàn hàng ngang năm chiếc một ném bom xuống trại lính. Mặt đất rung chuyển, các trại bốc cháy ngút trời, quân Tây Sơn thừa thế tấn công trại, lính Thanh không chống đỡ nổi phải bỏ chạy sáng hôm sau kiểm lại chỉ còn gần hai vạn quân. Tướng Ngô Văn Bân ngao ngán rút quân về nước. Lúc này Lãnh binh Công Trứ bàn với các tướng kéo quân Tây Sơn sang vùng Cao Bằng, Lạng Sơn chia quân thành các toán tập kích các xe lương, các toán tuần tiễu của giặc , gây khó khăn cho việc vận lương.

Ở phòng tuyến sông Cầu hai bên giằng co mấy tháng có lúc Thịnh cũng cho quân khinh khí cầu bay sang ném bom, nhưng bị quân Thanh dùng súng maxim cướp được bắn làm cháy mấy chiếc phải rút lui. Có lúc Quân Thanh kiếm đường vòng lên phía thượng nguồn tìm chỗ nước cạn tràn sang nhưng bị tàu hỏa thiết giáp kéo tới cắt đôi đội hình và cùng quân Tây Sơn đánh bật về bở bên kia. Các xe chở lương thực thuốc men thường xuyên tập kích, làm quân Thanh thiếu lương trầm trọng, các tướng lĩnh hay bị phục kích bắn tỉa nên cũng hạn chế ra ngoài, hoặc phải mặc đồ của binh lính lòng quân chán nản. Sang đến mùa hè, quân Thanh không chịu nổi nóng nực lại thiếu thuốc men ốm như ngả rạ. Phúc An Khang bị sốt đang nằm trong chướng thì có quân báo sứ giả Tây Sơn xin gặp. Phúc An Khang cho mời vào doanh trướng, bên ngoài cố tình bày một vạc dầu sôi và hai hàng đao phủ. Sứ giả quân Tây Sơn đi vào khi đi ngang qua vạc dầu mặt không biến sắc, khi gặp Phúc An Khang sứ giả cúi chào và nói.

- Tại hạ là Ngô Thì Nhậm vâng mệnh Vua Cảnh Thịnh đến gặp để giúp đỡ tướng quân.
— QUẢNG CÁO —


Phúc An Khang cười nói.

- Cái đầu ngươi liệu có giữ được không mà đòi giúp ta.

Ngô thì Nhậm nghiêm mặt nói.

- Tại hạ bất chấp tính mạng đến đây vì tính mạng của Đại Nhân và hơn mười năm vạn quân nếu tướng quân không muốn nghe thì tại hạ xin cáo từ.

Phúc An Khang vội sai người lấy ghế mời Ngô Thì Nhậm ngồi và dâng trà. Phúc An Khang nói.

- Xin được nghe cao kiến của các hạ.

Ngô Thì Nhậm trả lời.

- Hiện tướng quân đang như cầm cái gân gà, tiến thoái lưỡng nan. Rút lui trong thất bại Hoàng Thượng vì thể diện sẽ trút hết tội lên Đại Nhân nhẹ thì mất hết danh dự và quan tước, nặng thì bị tru di tam tộc. Tấn công thì không thể thắng được chính vì vậy nhà vua sai tôi sang đây bàn bạc tìm được cách vẹn toàn cho cả hai.
— QUẢNG CÁO —


Sau khi hai bên bàn bạc, Phúc An Khang vui vẻ tiễn Ngô Thì Nhậm ra về. Về đến trướng của Thịnh, Ngô Thị Nhậm báo cáo.

- Khởi bẩm bệ hạ Phúc An Khang đồng ý lui quân, nếu chúng ta dâng tặng vua Gia Khánh năm nghìn súng để cầu hòa. Sau này chúng ta sẽ bán cho nhà Thanh súng với giá ưu đãi. Phúc An Khang sẽ xin với hoàng thượng trả một số tỉnh thuộc Lưỡng Quảng từ thời Mạc cắt đất cho Minh triều trả cho ta.

Thịnh đồng ý và cho quân viết chiếu để Phúc An Khang mang về đưa cho Gia Khánh. Phúc An Khang cho rút quân về nước. Một buổi chiều Thịnh đang ở hành cung tại Thăng Long đang suy nghĩ về việc nhiều võ tướng phản đối khi nghe tin triều đình nghị hoà với Thanh triều. Họ cho rằng quân Thanh đang vào thế nguy, chỉ cần một vài tháng nữa tổng phản công thì sẽ tiêu diệt được chủ lực quân Thanh đánh đuổi chúng về nước cho quân Thanh sợ uy thế của Đại Việt . Họ đâu biết mấy tháng qua khi đi thăm các nạn dân ở ngoại thành Thăng Long, Thịnh tận mắt chứng kiến nỗi khổ của những người dân mất nhà, mất ruộng sống tạm bợ trong các lán trại nhỏ, hàng ngày xếp hàng chờ triều đình phát chuẩn. Những gia đình nghe tin con tử trận khóc kêu khóc vật vã mấy ngày. Bên Bộ Hộ liên tục báo lượng gạo dự trữ sụt giảm nhanh chóng, tiền quốc khố cũng giảm nhanh vì phải mua thuốc men, trả lương và tiền thương tật tử tuất cho binh lính ngày càng tăng. Do lệnh tổng động viên lượng nhân công cũng sụt giảm, đơn hàng khách đặt càng nhiều mà chưa có nhân công. Chiến tranh xảy ra người khổ nhất là bá tánh bình dân, nên Thịnh muốn chấm dứt chiến tranh càng sớm càng tốt nếu tổng phản công thì có thể lại mất thêm vài vạn thanh niên trai tráng nữa, vài nghìn gia đình lại mất người thân. Thịnh nhắm mắt lại không muốn nghĩ đến cảnh khi đến uỷ lạo những gia đình có con hy sinh họ được tin con mất trước mặt hoàng thượng không dám khóc to, tiếng khóc dấm dứt, những đứa trẻ thơ với ánh mắt ngơ ngác nhìn mẹ chúng khóc và không hiểu nỗi mất mát to lớn khi bố chúng sẽ không về nữa. Đột nhiên có thái giám vào tâu làm cắt ngang suy nghĩa của Thịnh, bên ngoài có Lê Văn Hưng xin vào gặp. Sau khi vào yết kiến Thịnh, Lê Văn Hưng tâu.

- Chắc Hoàng thượng đang suy nghĩ về việc các võ tướng phản đối việc nghị hoà với quân Thanh làm uổng phí nhiều xương máu của binh lính và công lao của họ.

Thịnh nói .

- Ta cũng suy nghĩ về việc đó, một bên là uy thế của Triều đình, của quân đội Tây Sơn một bên là bá tánh muôn dân trăm họ. Người khổ nhất trong chiến tranh là bá tánh lê dân, ta thực sự không muốn cuộc chiến tranh kéo dài làm sản xuất đình đốn, muôn dân cực khổ cuộc chiến tranh mới xảy ra nửa năm đã tốn không biết bao tiền của xương máu, ta thực sự cảm thấy rất mệt mỏi.

Lê Văn Hưng thưa.

- Thần cũng có ý đó nên lúc trước thần mới nói thượng sách là đáp ứng yêu cầu nhà Thanh để cứu bá tánh muôn dân. Hy sinh vài người thợ và mấy nghìn khẩu súng cứu được trăm họ cũng là điều nên làm.
— QUẢNG CÁO —


Thịnh nói

- Bây giờ ta mới hiểu phần nào việc ngày trước Lê Thái Tổ đã cho thả Vương Thông về nước sau khi đánh tan mười vạn quân tiếp viện chém đầu Liễu Thăng. Lúc đó thành Đông Quân bị vây chặt, chỉ một trận là chiếm được thành. Đạo làm vua thật khó, giờ ta mới hiểu làm được điều này thì lại phải bỏ điều kia. Mong rằng sau này mọi người sẽ hiểu ta.

Lê Văn Hưng nói

- Hoàng thượng anh minh.

Qua báo thời đại nhân dân được biết tin chiến thắng, để mừng việc sự kiện trọng đại Thịnh cho bắn pháo hoa ở thành Thăng Long. Những nạn dân trở về quê được phát vé tàu miễn phí, và trợ cấp tiền và lương thực. Tin thắng trận của Đại Việt nhiều nước biết đến, đại diện các thương nhân đều đến chúc mừng. Đặc biệt Nguyễn Ánh cũng sai sứ thần tới chúc mừng mang theo mấy vạn hộc lương để mừng chiến thắng và xin cắt đất vùng Diên Khánh ( Nha Trang ngày nay ) để cầu hòa, hàng năm sẽ triều cống mấy vạn hộc lương thực.

Thấy chiến tranh đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống lê dân, Thịnh cũng muốn có thời gian phục hồi kinh tế nên chấp thuận đề nghị của Nguyễn Ánh.