Tây Sơn Cảnh Thịnh Triều Đại Mới
Ải Chi Lăng cấu thành từ một thung lũng hẹp ép giữa hai dãy núi, phía Đông là dãy núi đất Bảo Đài-Thái Họa và phía Tây là núi đá Kai Kinh (Cai Kinh) dựng đứng. Trong thung lũng còn nổi lên nhiều ngọn núi đá vôi nằm rải rác, đặc biệt nằm sừng sững về phía bắc là dãy núi Quỷ gồm bảy ngọn đối mặt núi Mặt Quỷ trong dãy Kai Kinh đã khép chặt vào trong con đường độc đạo và dòng sông Thương chảy ngoằn ngoèo nên gọi là Quỷ Môn Quan.
Khi quân địch tiến vào ải Chi Lăng, đến đâu cũng là rừng rậm, bãi lầy, sông sâu nên buộc phải qua Quỷ Môn Quan. Đóng khóa hai đầu của thung lũng, nơi hai vòng cung núi đất phía Đông và núi đá phía Tây khép lại, là lũy Ải Quỷ phía Bắc và núi Ngõ Thề phía Nam, khoanh kín trong lòng một ải quan dài năm ki lô mét, rộng khoảng ba ki lô mét.
Quân Tây Sơn đã xây dựng một phòng tuyến phòng ngự ở Ngõ Núi Thề gồm hệ thống lô cốt, đường hào chia làm ba lớp cách nhau năm mươi mét. Kiếp trước Thịnh cũng hay đi chụp ảnh các lô cốt từ thời Pháp quanh Hà Nội nên cũng hiểu biết về các loại lô cốt, Lô cốt do Thịnh thiết kế ngoài bố trí để súng máy còn có các lỗ thả lựu đạn đề phòng bị bao vây bên ngoài. Trận địa pháo được đặt trên đỉnh núi, súng máy Maxim lần đầu tiên xuất hiện được bố trí trong lô cốt ngoài ra vòng ngoài có ba lớp hàng rào dây thép gai, bên dưới đều cài địa lôi. Lúc này Trần Quang Diệu đang ở trên đỉnh núi dùng kính viễn vọng quan sát kỵ binh của Bát kỳ. Chỉ huy đội kỵ binh là Bát xích Lỗ, trên lưng ngựa mặc áo giáp, đầu đội mũ sắt, áo giáp và mũ sắt dát vàng sáng chói, viền khảm màu đỏ diễm lệ, trên mũ giáp còn đỡ một nhúm tua rua cao cao, đỏ thẫm như máu. Hắn giơ cao Mã đao chĩa lên không trung đi trước nhất, ngàn vạn kỵ binh từ phía sau gã xông ra, mặc khải giáp minh hoàng, viền đỏ diễm lệ như máu.
Đợt đạn pháo đầu tiên bay lên không rơi vào đội ngũ kỵ binh, nổi lên một cụm khói, khói tan đi, mọi người đều thấy cảnh tượng người chết ngựa ngã thật thảm thiết, kỵ binh ngã xuống lại bị đồng bọn phía sau giẫm lên, biến thành nhục tương. Đợt đạn pháo thứ hai lại tiếp tục bay lên, rơi xuống vị trí nổ mạnh vừa rồi, nhất thời lại có một nhóm kỵ binh cắm đầu xuống, tiếp tục tái diễn vận mệnh như trước, ngựa ngã xuống đất cũng thế, không thể tránh được vận số bị giẫm đạp, số còn lại không bị đạn pháo đả thương thì rối loạn khắp nơi. Pháo binh bắt đầu xạ kích, không ngừng có kỵ binh màu đỏ bị bắn người ngựa đổ nhào, ngực hí lên ngã xuống vũng máu. Tốc độ tiến công của kỵ binh tuy nhanh chóng, động tác chỉnh tề đồng nhất, sĩ khí như cầu vòng, nhưng những hầm hố lồi lõm khắp nơi ngăn cản tốc độ tiến lên của bọn chúng, khiến bọn chúng không thể không tìm đường tiến tới trong những vũng máu, dù là như thế, chúng vẫn rất nhanh xông về phía trước.
Mặc dù kỵ binh trùng kích với tốc độ rất nhanh, nhưng Trần Quang Diệu phân chia thời gian bắn cho pháo, khiến cho đạn pháo phát ra gần như không gián đoạn. Kỵ binh nhà Thanh gần như phải đi qua hai cơn mưa đạn pháo và súng cối 80 ly cách nhau hai trăm mét. Theo cơn mưa đạn của pháo rơi xuống, kỵ binh của Bát Kỳ ngày càng thưa thớt, kỵ binh chết đi càng ngày càng nhiều hơn. Đô đốc Tuyết lạnh lùng hạ lệnh.
- Súng máy tự do xạ kích.
Đoàng đoàng đoàng, tiếng súng máy Maxim bắt đầu vang lên, pha lẫn với tiếng nổ mạnh của pháo , kỵ binh địch nhân đổ hàng loạt còn nhanh hơn gặt lúa rơi, kỵ binh bị rơi vào ác mộng, hoàn toàn không biết nên làm gì nữa, có tên theo bản năng tiếp tục xông đến trước, có tên quay ngựa quay trở về đường cũ, có không ít tên va chạm hẳn với đồng bọn của mình khiến cho người ngựa ngã liểng xiểng.
— QUẢNG CÁO —
Đạn pháo dày đặc mà chuẩn xác tiếp tục rơi xuống tiêu diệt kỵ binh. Chiến mã và thi thể đổ xuống sườn núi phía bắc rất nhanh chất dầy đặc trên khắp mặt đất, nhưng kỵ binh phía sau vẫn theo quán tính, tiếp tục vọt về phía trước, giẫm đạp lên thi thể trên mặt đất, cảnh tượng thê thảm thực không đành lòng.
Nhưng vận may của bọn chúng cũng chỉ tới đó là dừng, theo những tiếng nổ liên tiếp vang lên trên mặt đất, những quả mìn nổ tung dưới bụng ngựa, đem tất cả mọi thứ trên mặt đất nổ tan thành tro bụi, làm xác người xác ngựa nổ thành từng mảnh nhỏ thậm chí bắn lên cả hàng rào thép gai, đùi ngựa bay lên rơi treo lủng lẳng ở hàng rào.
Kẽm gai chi chít cũng ngăn cản con đường tiến lên của bọn chúng, chiến mã phi tốc phóng tới rơi vào trong cảm bẫy thép gai, lập tức máu tươi đìa địa, hí lên rồi kiệt sực gục xuống, kỵ sĩ trên ngựa hoặc là bị ngã trên mặt đất, hoặc là bị ngựa kéo xuống cùng ngã xuống bụng nó.
Đô đốc Diệu tự thân chỉ đạo tiêu diện đám kỵ binh này,cuối cùng, một mảng kẽm gai đàm đìa máu đã bị thịt người, thịt ngựa san bằng. Kỵ binh tiến theo đằng sau đã thuận lợi vượt qua tuyến phong tỏa tử vong thứ nhất. Nhưng các lớp hàng rào thép gai tiếp theo cùng địa lôi đã ngăn chặn đám Kỵ Binh. Súng máy bắn chéo cánh xẻ làm từng mảng người đổ rạp.
Thấy đội kỵ binh thiệt hại nặng mà không chiếm được cứ điểm, Phúc An Khang cho trọng binh tiến lên. Gần năm vạn trọng binh bày thành đội hình vuông chừng bốn năm mươi người một đội, đội ngũ chỉnh tề tiến lên. Thuẫn bài hình thoi màu trắng dưới ánh nắng tỏa sáng chói mắt nhưng mũi trường mâu đen ngòm không có một chút sáng nào, cứ như muốn ngưng tụ tất cả ánh sáng lại. Phía sau họ, ước chừng một vạn súng hỏa mai, tay cầm súng chĩa lên trời. Song một khi tiến vào tầm bắn, những tay súng lập tức để súng ngang vai khai hỏa động tác hết sức thuần thục.
Do pháo, súng cối và súng máy bắn liên tục bị đỏ nòng lên phải tạm dừng để đổ nước làm mát, tiếp đón bộ binh là súng trường. Tiếng súng trường 1874, tiếng tiểu liên sten lập tức vang lên loạn xạ, bắt đầu nổ súng từ khoảng cách trên ba bốn trăm mét, liên tục có địch nhân ngã xuống nhưng về cơ bản, trận hình vẫn không bị phá vỡ. Với khoảng cách này, thuẫn bài hình thoi cản được phần lớn đạn. Song sau khi tiến vào khoảng cách hai trăm mét, địch nhân bị hạ càng lúc càng nhiều, mưa đạn dày đặc xuyên qua khe hở giữa các thuẫn bài, thậm chí xuyên thẳng qua thuẫn, trận hình tức khắc bắt đầu rối loạn.
— QUẢNG CÁO —
Các chỉ huy đội bộ binh hạng nặng liều mạng phất cờ, mưu tính lập lại trật tự cho đội ngũ. Đáng tiếc, chẳng những không có hiệu quả, bọn họ còn vạch trần thân phận cho các tay súng bắn tỉa, kết quả bị bắn gục ngã xuống rào rào. Khó khăn lắm mới đạt đến khoảng cách một trăm mét, trận hình rối loạn không khống chế nổi. Sau cùng chỉ còn sót một số quan binh chiến đấu đơn lẻ, một vài người trong số đó còn dũng cảm giơ thuẫn bài và trường mâu tiến lên, số còn lại đành nằm rạp xuống đất tránh đạn.
Lúc này, dưới sự yểm trợ của bộ binh còn sót lại đại khái khoảng một nửa tay súng hỏa mai, bắt đầu tiến vào tầm bắn. Bọn họ tà tà giương súng lên đạn như trấu vãi, tức thì một số quân Tây Sơn trúng đạn, đau đớn rên rỉ. Quân Thanh tiếp tục ào ào xông lên.
“Lựu đạn!” Đô đốc Diệu gào lên, vung tay ném một quả lựu đạn vào giữa đám trọng binh, nổ tan tành. Binh sĩ liên tiếp quăng lựu đạn, mặt đất trống trơn bốc đầy khói bụi. Đến khi thuốc súng tan đi, mặt đất không còn ai đứng nữa, chỉ còn chi chít mảnh thịt, tứ chi vương vãi trên đất. Một số tên còn chưa đoạn khí ra sức bò về phía trước song cuối cùng cũng bị ngã gục dưới rừng mưa bom bão đạn. Không khí nồng nặc mùi thuốc súng, xen lẫn mùi máu tanh nồng.
Những chiến sĩ khác lợi dụng thời gian ngắn ngủi giúp thương binh băng bó vết thương, đưa bọn họ rời khỏi tiền tuyến. Chiến thuật biển người của quân Thanh không kháng cự nổi uy lực của đạn và pháo. Quân Tây Sơn sớm đã an bài phương sách nhắm vào sự công kích điên cuồng của bọn họ, đào sẵn cạm bẫy tử vọng đợi bọn tới, lợi dùng súng máy Maxim làm điểm tựa của hỏa lực, phối hợp với lượng lớn lựu đạn cầm tay đối phó với đợt xung kích của quân Thanh. Pháo thì xếp đặt trên pháo đài, từ trên nhìn xuống có thể giám thị mọi thứ trên chiến trường tùy thời cung cấp sự chi viện tử vong, trải qua vô số chiến đấu, Trần Quang Diệu và các tướng dần nắm được phép tắc chiến tranh hiện đại, bọn họ biết tĩnh tâm lợi dụng vũ khí trong tay làm địch nhân lưu lại giọt máu cuối cùng.
Sau ba ngày tổn thất đến sáu vạn quân, Phúc An Khang cho dừng tấn công để bàn bạc kế sách. Được quân sư hiến kế, Phúc An Khang cho quân đào hào để tiến đến gần cứ điểm, quân Thanh từ trong đường hào cách trận địa của quân Tây Sơn không tới năm mươi mét nhảy ra, mau chóng vượt qua đất trống. Lúc lượt đầu tiên phát động công kích, đạo phòng ngự thứ nhất của quân Tây Sơn trong nháy mặt bị quân Thanh đông nghìn nghìn bao chùm, súng trường 1874, tiểu liên sten và súng máy hạng Maxim thậm chí thời gian thay đạn cũng không có quân Tây Sơn chỉ có thể dùng lựu đạn đã giật sẵn chốt phủ lên kẻ địch, nhưng kẻ địch như thủy triều vẫn thành công xông qua trận địa phòng ngự của quân Tây Sơn, quân Tây Sơn ào ạt nhảy ra khỏi chiến hào cầm lưỡi lê, dao găm hoặc xẻng của công binh cùng kẻ địch cứng chọi cứng, máu tươi rất nhanh trùm lấp lấy bọn họ, quân Thanh thành công đoạt được tuyến phòng ngự thứ nhất. Nhưng các lô cốt ở phòng tuyến thứ nhất vẫn đứng vững, quân Tây Sơn thả lựu đạn qua các lỗ thiết kế trước làm quân Thanh không dám đến gần.
Nhưng mưa đạn ào ạt tới tới đạo phòng tuyến thứ hai của quân Tây Sơn đem tàn dư của quân Thanh bắn chết toàn bộ trong đường hào đào sẵn, hỏa lực dồn dập tới từ trên pháo đài cũng đem những đám quân Thanh phía sau bao chùm, súng máy Maxim của đạo phòng tuyến thứ hai càng rít gào như điên, tới tận khi nóng súng đỏ rực phải ngừng để tiếp nước mới thôi. Quân Tây Sơn thừa cơ phát động phản kích, lại đem đạo phòng tuyến thứ nhất giành lại. Khi mọi thứ yên tĩnh trở lại, binh lính bố trí ở tuyến đầu tiên của quân Tây Sơn hi sinh toàn bộ, nhưng hơn ba vạn quân Thanh xông tới cũng toàn bộ nằm ở bên cạnh bọn họ.
— QUẢNG CÁO —
Lượt thứ hai, lượt thứ ba, lượt thứ tư… quân Thanh không cam lòng chịu thua, bọn họ tiếp tục phát động những đợt tấn công mang tính tự sát, đáng thương mấy khẩu đại pháo của bọn họ rất mau bị pháo của quân Tây Sơn phá hủy, không có hỏa pháo yểm hộ, bọn họ chỉ có thể dựa vào thân thể huyết nhục của mình chống lại mưa bom bão đạn của quân Tây Sơn. Chỉ huy mù quáng dựa vào sự kiêu dũng của mình mà chiến đấu, bọn họ không hấp thu kinh nghiệp từ sự giáo huấn của quân đội khác, mặc dù dùng phương thúc đào hào, nhưng ở thời khắc mấu chốt cuối cùng, bọn họ vẫn lựa chọn phương thức kết đội xung phong dày đặc, loại xung kích nhìn qua rất có uy lực này giống như thủy triều bị bóp nghẹt trước phòng tuyến sâu dày của quân Tây Sơn.
Qua mấy ngày chiến đấu quân Tây Sơn tổn thất một vạn quân, quân Thanh thương vong khoảng hơn mười vạn. Xác chết và các mảnh tử thi chôn không kịp nhiều khi phải vùi lấp tạm, mùi tử khí bốc lên nồng nặc. Trần Quang Diệu gửi thư về báo cáo tình hình và xin tiếp viện thêm đạn dược và quân. Đọc thư của Diệu Thịnh suy nghĩ hồi lâu rồi nói với quan bộ Binh.
- Người điều động năm nghìn quân lên tiếp viện, nhớ dặn bộ Hộ ngoài súng đạn gửi thêm các bao vôi sống để khử độc. Dặn tướng Diệu phải dùng nguồn nước ở xa Chi Lăng để tránh ô nhiễm.
Thịnh quay sang nói với Lê Văn Hưng
- Ngươi theo dõi kỹ tình hình ở Chi Lăng với tình hình này ta sợ chưa đến một tháng nữa phải rút quân vì ô nhiễm quân ta có thể bị dịch bệnh.