Tây Sơn Cảnh Thịnh Triều Đại Mới
Sáng hôm sau Nguyễn Văn Thành sai con trai là Văn Dũng dẫn ba nghìn quân lên đánh thăm dò. Thịnh sai tướng Phong mang năm nghìn quân chặn đánh ở phía Nam quân của Lê Văn Duyệt còn mình đích thân cùng các tướng và một vạn quân chặn đánh phía Bắc. Chưa bao giờ đánh nhau thật nhìn cảnh mấy vạn quân hò reo Thịnh cũng thấy run, chẳng trách vua Cảnh Thịnh bỏ chạy, giờ đâm lao phải theo lao. Thấy vậy Thái úy Lê Văn Hưng là quân sư từ thời vua Quang Trung nhắc khẽ ngài cứ giao các tướng theo lệnh là được, bệ hạ thân đáng giá ngàn vàng không cần phải đích thân ra trận, Thịnh thầm nghĩ chắc lão này sợ lát nữa mình bỏ chạy quân ta lại mất nhuệ khí thua trận đây. Hắn hắng giọng hét lên
- Hỡi ba quân tướng sĩ đây là giờ phút cho quân Nguyễn Ánh biết thế nào là sức mạnh Tây Sơn, chúng ta có chết cũng không phải là lũ hèn nhát cho chúng biết hào khí của Rạch Gầm Xoài Mút, Ngọc Hồi - Đống Đa …
-Chiến ! Chiến.
Qua ba tháng phần nào binh sĩ cũng cảm thấy mến vị vua rất bình dị và quan tâm đến binh lính này lên mọi người đồng thanh hô
-Chiến! Chiến…
Thấy ba nghìn quân lên núi đoán giặc lên thăm dò tướng Lê Văn Hưng nhắc
- Quân địch chắc định lên thăm dò chưa đánh toàn lực bệ hạ chỉ cần sai võ tướng nào đó mang một nghìn quân cung nỏ và súng điểu thương ra đánh chặn, chưa cần tung hết quân để giấu thực lực.
Thịnh gật nhẹ, lúc đó tiểu tướng Thắng xin lĩnh một nghìn quân chặn địch Thịnh dặn người dùng một số bẫy đá và lăn cây thôi chủ yếu dùng cung tên và súng điểu thương để địch tưởng ta phòng bị cũng không chặt chẽ.
Quả nhiên Nguyễn Văn Thành thấy con trai dẫn ba nghìn quân xông lên bên Tây sơn cũng chỉ có khoảng một nghìn quân, hai bên giao chiến đến trưa quân Nguyễn phải rút lui vì bên Tây sơn chiếm lợi thế từ trên cao, gỗ đá lăn xuống làm chết mấy trăm quân. Khi rút về kiểm quân thấy chết mất năm trăm quân và ba trăm quân bị thương.
Văn Thành cười nhạt chắc quân Tây Sơn cũng chỉ có vậy liền sai tướng Minh và Long dẫn hai vạn quân tràn lên hẹn đến cuối giờ chiều phải chiếm được đỉnh đèo.
Một biển người tràn lên núi, Thịnh sai quân phất cờ hiệu chữ Thổ, lập tức hàng trăm bẫy đá ầm ầm lao xuống quân Nguyễn chạy toán loạn. Tướng Long chém mấy tên lính bỏ chạy, chọn những tên lính lực lưỡng mang khiên to đi trước tiếp tục xông lên. Lập tức bên Tây sơn cờ hiệu chữ Mộc được kéo lên, hàng trăm cây gỗ lớn ầm ầm lao xuống nhưng quân Nguyễn bất chấp vẫn liều mạng leo lên. Cảnh người gãy chân tay, vỡ đầu… rên la khắp cả sườn núi. Khi quân Nguyễn tới gần đột nhiên cờ hiệu chữ Kim xuất hiện.
— QUẢNG CÁO —
Dàn hỏa tiễn khai hỏa hàng nghìn ống tên được khai hỏa, hàng vạn mũi tên được bắn ra làn sóng người bị chặn lại. Những mũi tên bắn đi dưới sức ép thuốc súng bắn xuyên qua hai đến ba người mới dừng lại. Xuyên qua khiên gỗ làm quân Nguyễn mất khoảng ba, bốn quân.
Sau đó cờ hiệu chữ Hỏa được kéo lên, quân Tây sơn lăn thủ pháo xuống. Những thùng thuốc nổ như những quả bom nhỏ nổ tung mảnh gang văng tứ phía những mảnh thịt người, tay chân bay khắp nơi, lần đầu tiên nhìn cảnh này Thịnh muốn ói ra nhưng phải cố gắng trấn tĩnh. Xung quanh một số quân sư bắt đầu nôn ẹo…
Một số máy bắn đá thô sơ bắt đầu bắn những thùng thuốc nổ vào quân địch, nhiều thùng nổ ngay trên không mảnh gang vụ bắn tứ phía quân Nguyễn hoảng sợ bỏ chạy. Bại quân như núi đổ tướng Long không thể giữ nổi đành bất lực nhìn quân rút lui…
Nhưng lúc này những cây gỗ lúc trước do đã tẩm dầu cháy bắt lửa bắt đầu cháy do hỏa hổ của Tây Sơn bắn ra tạo thành biển lửa làm quân Nguyễn càng hoảng loạn giẫm đạp lên nhau mà chạy… Tuy nhiên có một tốp lính cảm tử của quân Nguyễn đã men theo một dòng suối cạn, dựa vào những tảng đá bên suối để ẩn nấp bò dần lên đỉnh núi. Cờ hiệu chữ Thủy kéo lên, một tiếng nổ ầm một dòng nước lớn mang theo gỗ đá đổ ập vào quân Nguyễn. Thì ra trước đó quân Tây Sơn đã chặn một dòng suối lớn chảy xuống chân núi. Khi quân Nguyễn tụ tập xuống đó thì Thịnh cho nổ đập làm nước và gỗ đá tràn xuống.
Lúc xuống đến bờ biển kiểm quân mất hơn 1 vạn còn mấy nghìn quân bị thương, bỏng… Võ Văn Thành giận tím mặt định lôi tướng Long và Dũng ra chém nhưng may có các quan ngăn cản lên chỉ sai lính đánh mỗi người ba mươi trượng.
Qua một ngày quân Nguyễn mất gần một vạn rưỡi quân. Trận thắng này làm sỹ khí quân Tây Sơn tốt hẳn lên. Sau khi thua ở Phú Xuân quân Tây Sơn càng đánh càng thua làm lòng quân rệu rã được trận này quân sĩ đều rất phấn khởi. Buổi tối khi ăn mừng thắng lợi tướng Phong nói
- Chắc nhờ phúc khí tổ tiên phò trợ, hoàng đế Quang Trung hiển linh lên quân ta thắng trận này.
Nhìn mặt tướng Phong vui vẻ Thịnh thầm nghĩ ở lâu phát hiện tướng Phong có dấu hiệu bị bệnh tim nghĩ theo lịch sử chắc quân Tây Sơn thua trận liên tiếp ông này suy nghĩ nhiều lao lực chết sớm. Mình có mặt ở đây làm xoay chuyển tình thế chắc ông này phải thọ thêm vài năm nữa.
— QUẢNG CÁO —
Võ Văn Thành lủi thủi đến gặp chúa Nguyễn chịu tội, Nguyễn Ánh chỉ nói
- Thắng thua là chuyện bình thường nhà binh, trẫm biết khanh cố hết sức nhưng chắc quân Tây Sơn có cao nhân chỉ điểm. Để mai bàn bạc lại kế sách.
Mấy ngày sau quân nhà Nguyễn đổi cách đánh cho mấy nghìn quân xung phong thành nhiều đợt quân lại tản rộng ra lên lăn đá, lăn thuốc nổ xuống chẳng diệt được bao nhiêu. Quân Tây Sơn buộc phải dùng súng, nỏ thần An Dương Vương, hỏa hổ và cầu lưu hoàng, địa lôi để chống lại hai bên giằng co nhau mấy ngày chưa bên nào giành được thắng lợi.
Giằng co với nhau được 1 tháng, lúc này ở Trung Đô nội thần Ngô thì Nhậm gửi tin cấp báo ngân khố sắp cạn kiệt không còn tiền để mua nguyên liệu sản xuất sắt, phát lương cho binh sỹ đề nghị cho tăng thuế, nguyên nhân sau khi mất Phú Xuân đã bỏ lại phần lớn ngân khố mang theo chẳng được bao nhiêu.
Theo trí nhớ của Thịnh một số sử gia thế kỷ 20 nhận xét do hậu quả chiến tranh liên miên, sau những trận cướp bóc ,đốt nhà ,đốt chợ ,bắt lính ,bắt sưu ,nhất là bắt lính cưỡng bức không phân biệt già trẻ,đàn ông hay đàn bà như vùng Quảng Nam - Quảng Ngãi có thời kỳ không còn tráng đinh vì huy động toàn bộ lực lượng vào quân đội ,hệ thống kinh tế trì trệ,chiến tranh được Tây Sơn tiến hành liên miên. Nhân dân nhận ra rằng bộ máy Tây Sơn tồn tại được là do tiến hành chiến tranh ,lấy chiến tranh nuôi chính quyền lên lòng dân oán thán đến nỗi khi Nguyễn Ánh kéo quân ra Bắc quân lính thì bỏ trốn, còn dân thì tự động bắt vua nộp cho nhà Nguyễn. Nên nếu lúc này loạn lạc tăng thuế thì lòng dân oán trách việc khôi phục triều Tây Sơn càng khó khăn.
Hắn gửi thư thông báo tạm hoãn việc tăng thuế và để tạm thời có nguyên liệu sản xuất vũ khí đành sai quân thu nhặt binh khí gãy hỏng ở chiến trường gửi về để công binh xưởng tận dùng sản xuất vũ khí, đồng thời cũng báo cho Ngô Thì Nhậm tạm thời cắt giảm chi phí của nội cung, lúc này triều đình đang khó khăn đành phải dùng hạ sách này. Hắn cũng nóng lòng về Trung Đô để cùng quan nội chính Ngô Thì Nhậm bàn kế sách về kinh tế nhưng không dám bỏ về. Nhỡ tướng Phong lăn ra chết bất đắc kỳ tử như trong lịch sử thì coi như hỏng hết đại sự. Một hôm nhìn thủy trại quân Nguyễn ngoài biển Lê Văn Hưng có nói giá như bây giờ có cánh Thần sẽ cho thủy quân Nguyễn Ánh một bài học, Thịnh giật mình, nảy ra một ý ngay chiều đó yêu cầu tướng Phong tuyển lấy ba quân cảm tử thể chất tốt theo chế độ tập luyện bí mật. Thịnh cho người đi kiếm vải làm buồm và tre về vẽ mẫu làm mấy trăm cái diều thật lớn.
Đột nhiên một buổi sáng sau khi tập thể dục về thấy thái giám hớt hải chạy vào báo.
- Khởi bẩm Hoàng thượng có tin mừng Thái Phó Trần Quang Diệu, đô đốc Bùi thị Xuân và Võ Văn Dũng đã trở về.
— QUẢNG CÁO —
Thịnh giật mình đúng là số trời thay đổi giờ này đúng ra Trần Quang Diệu và Bùi thị Xuân đã bị bắt. Hai vị đô đốc này nổi tiếng này chịu giúp mình thì mình đỡ mệt rồi, phải nghĩ cách chém gió lấy lòng hai vị trụ cột này. Thịnh đi ra ngoài thấy hai người đàn ông tuổi trung niên một người tuy gầy gò nhưng khuôn mặt nghiêm nghị với chòm râu dài toát lên vẻ võ dũng chắc là Trần Quang Diệu, một người vóc dáng cao lớn cơ bắp săn sắc bộ võ phục không thể che được những bắp thịt nổi cuồn cuộn chắc là đại đao Võ Văn Dũng. Đi sau là một người phụ nữ dáng đi mạnh mẽ mặt sạm đen những vẫn toát lên vẻ anh thư . Chưa kịp để ba người lên tiếng Thịnh quỳ xuống
- Trẫm xin tạ tội với ba vị tướng quân.
Hành động này của Thịnh làm cả ba người luống cuống, họ vội quỳ xuống đỡ Thịnh đứng lên. Trần Quang Diệu nói
- Thần cố gắng làm hết sức vì Tiên đế và bệ hạ thôi, bệ hạ làm vậy làm tội thần tổn thọ. Nhớ lại lời Tiên đế lúc lâm chung “Chúng ngươi nên giúp lập Thái tử sớm dời đô ra Nghệ An để khống chế thiên hạ. Nếu không thế thì quân Gia Định sẽ tới, chúng ngươi không có chỗ chôn thân “ Chúng thần hổ thẹn không làm theo di chiếu để đến giờ bệ hạ phải long đong thế này.
Vua tôi gặp nhau mừng rỡ, nước mắt chan hòa. Lúc đi đánh thành Qui Nhơn Trần Quang Diệu mang đi năm vạn quân, vậy mà khi quay ra Bắc quân sĩ mệt mỏi lại nghe tin Phú Xuân thất thủ lòng quân tan rã bỏ trốn đến tám phần, phần vì bệnh tật ốm đau ra đến Đèo Ngang còn được năm nghìn quân.
Sau khi cùng Thịnh đi quan sát trận địa cách bố phòng Trần Quang Diệu giật mình nói :
- Bệ hạ bày trận thần không bằng được. Đúng là phúc khí nhà Tây sơn còn rất lớn, Tiên đế có thể an tâm rồi.
Thịnh thầm nghĩ thủ đoạn ngựa chém gió thành thần này mình vẫn còn phải học hỏi lão tướng này.
Sau khi cùng các tướng bàn bạc Cảnh Thịnh quyết định cùng Võ Văn Dũng, Bùi Thị Xuân cùng một số võ tướng và hơn năm nghìn quân về Trung Đô trước. Việc giữ chân giặc ở đây giao cho Thái Phó Trần Quang Diệu.