Tây Sơn Cảnh Thịnh Triều Đại Mới
Lúc này ở Trung Đô, lấy cớ phải sản xuất gấp để cống nạp súng cho nhà Thanh các công xưởng đang hoạt động nhộn nhịp cả ngày đêm, lúc này từ Trung Đô ra đến Thăng Long đã có mười năm công xưởng sản xuất vũ khí, vì vậy việc bảo mật vũ khí là vấn đề rất khó khăn với Cẩm Y Vệ. Thịnh cho sản xuất theo kiểu dây truyền mỗi công xưởng chỉ sản xuất một số chi tiết của súng để đảm bảo an toàn. Nhờ thép tốt nên các loại súng cối 80ly, 120ly ra đời với nòng súng bền và nhẹ hơn.
Thịnh nhận thấy giá thành sản xuất súng cối và tốc độ sản xuất còn chậm nên quyết định sản xuất loại lựu đạn AT để tăng sức chiến đấu của bộ binh, đây là loại lựu đạn được dùng nhiều ở đệ nhị thế chiến kiếp trước có thể phóng lựu đạn AT từ đầu nòng súng trường 1874 cải tiến, dùng đầu đạn "chui" qua một lỗ ở giữa đáy lựu đạn. Loại này có hai lợi thế: lựu đạn có thể chế tạo to hơn, công phá mạnh hơn các loại lựu đạn thông thường nhưng lại không ảnh hưởng mấy đến khối lượng súng, không gây vướng víu cho xạ thủ. Tuy vậy phương pháp này có nhược điểm là xạ thủ phải tháo viên đạn trong súng ra để nạp liều phóng, lựu đạn. Nếu không bắn đạn lựu được, người lính không thể nạp lại đạn súng trường ngay lập tức. Ngoài ra liều phóng nhỏ cũng khiến đạn bắn không được xa và nhanh tuy nhiên với khoảng cách hơn một trăm mét ở thời đại này cũng đã là chấp nhận được.
Với các kỹ sư được đào tạo ở Anh và Pháp đã trở về ngày càng đông. Thịnh đã có một buổi tiệc mời các kỹ sinh viên du học về để ủy lạo. Trong bữa tiệc đó Thịnh có nói.
- Chắc các khanh ra nước ngoài và đã cảm nhận được sự nghèo nàn, lạc hậu của Đại Việt. Cá nhân Trẫm và triều đình không thể làm hết được. Đại Việt có trở lên hùng mạnh, vượt các nước xung quanh và sánh vai với các cường quốc trên thế giới hay không là nhờ vào sự cống hiến của các khanh, triều đình sẽ không quên công lao đó.
Nhờ sự cổ vũ của Thịnh các động cơ hơi nước loại nhỏ, nhưng công suất cao đã ra đời. Qua James, Triều Đình Tây Sơn có được lô hàng đầu tiên với các nhà tư bản ở Anh, với đơn hàng năm mươi khinh khí cầu đổi lấy ba nghìn khẩu 1874 cải tiến và ba mươi vạn viên đạn, lúc này liên quân Anh và Bồ Đào Nha đang đánh nhau với Napoleon, Thịnh hy vọng uy lực của khẩu 1874 trên chiến trường là các chào hàng tốt nhất với các nước ở Châu Âu . Có khinh khí cầu, lắp động cơ hơi nước Đại Việt đã có doanh không quân hiện đại nhất Châu á.
— QUẢNG CÁO —
Với ý định biến quân đội Đại Việt là quân đội hiện đại nhất nên Thịnh quyết định nâng cấp vũ khí cho quân đội Tây Sơn. Có hai loại súng bắn đạn viên phù hợp với kiểu sản xuất thủ công lạc hậu hiện tại là súng trường mosin và súng tiểu liên Sten. Sten là phiên bản nhái MP28/II của Anh Quốc, được thiết kế cho công xưởng tối thiểu, chỉ cần một máy ép đã có khuôn (mà thay được bằng một ê tô) và một máy tiện kiêm chức khoan chuốt nòng. Còn súng trường mosin rất dễ chế tạo nhờ cơ cấu hoạt động đơn giản, vật liệu làm súng dễ kiếm, không có nhiều công đoạn phải gia công phức tạp. Cỡ nòng 7,62mm, nòng súng dài 730mm, toàn bộ súng dài 1,533m (bao gồm cả lưỡi lê), nặng trên duới bốn cân. Là loại súng trường bắn phát một, lên đạn bằng khóa nòng thủ công, sử dụng hộp tiếp đạn đơn chứa được năm viên, đạn cỡ 7,62x54mm. Tốc độ bắn chậm nhưng rất chính xác, bắn xa nên còn được sử dụng làm súng bắn tỉa, súng bắn tỉa được lắp thêm ống ngắm quang học bên sườn trái sử dụng để ngắm bắn rất hiệu quả.
Ngoài ra Thịnh cũng đề nghị James giúp đỡ kỹ thuật làm thủy tinh, sản xuất ống kính quang học và nhập giống cây cao su, café để nuôi trồng phát triển vùng đất Tây Nguyên. Thịnh có ý định hợp tác với các tù trưởng ở Tây Nguyên mở các đồn điền café và cao su triều đình sẽ chịu trách nhiệm về giống, kỹ thuật và tiêu thụ.
Sau khi bàn bạc với các tướng, Thịnh được biết do khác với Đại Việt, địa hình Trung Quốc đất đai bằng phẳng rộng lớn nên kỵ binh của Nhà Thanh là một trong những đội quân tấn công chủ lực, với giống ngựa Châu Âu cao lớn tốc độ nhanh nhưng không dai sức, chứ không phải ngựa nhỏ nhưng dai sức rất dễ nuôi như ở Đại Việt. Thịnh nhớ tới trong buổi học nói về súng ở kiếp trước thầy giáo hắn có nói "Súng máy maxim xuất hiện đại biểu cho một thời đại kết thúc, những chiến thuật đã sử dụng từ thời Napoleon đã hoàn toàn vô dụng ". Nhằm chống lại lợi thế về kỵ binh của nhà Thanh, Thịnh quyết định thiết kế và sản xuất súng máy Maxim làm nguội bằng nước và ống lắp đạn bên ngoài. Súng Maxim dùng nước lạnh giảm nhiệt nòng súng để khỏi bị nổ nòng. Khi tính đến độ bền của nòng súng, và cần để tán nhiệt, Thịnh quyết định lên đạn bằng tay, vừa làm giảm tốc độ giữa hai lần bắn, tránh bắn liên tục tạo thành nóng quá mà vỡ nòng. Đồng thời, mỗi lần bắn một loạt đạn cần lên đạn, nhắm kỹ lại, có lợi cho độ chính xác và tiết kiệm đạn.
Súng xung phong hiển nhiên không thể sử dụng làm lạnh bằng nước, bởi vì chỉ bộ phận làm lạnh không đã mười cân rồi, sao mà xung phong được. Do đó, trong tình huống hiện tại, chỉ có thể chế tạo súng máy hạng nặng. Súng máy Maxim có rất nhiều bản, Thịnh quyết định chọn súng của Nga năm 1910 làm mẫu chính vì loại súng này Thịnh được nghiên cứu kỹ nhất ở kiếp trước . Loại súng máy này rất thường thấy trong điện ảnh, phía trước có ống làm lạnh bằng nước rất to, phía dưới thò ra một đầu súng nhỏ, sau đó là một cái thuẫn bài bảo hộ tay súng phía sau. Nó còn có một cái ống ngắm hình vuông, phía dưới có hai bánh xe. Hai bên có hai cái giá đỡ, thường dùng để thao túng xạ kích. Do có bánh xe, nên có thể trực tiếp kéo đi, có tính linh hoạt nhất định.Súng Maxim có uy lực rất dữ dằn, về lý luận thì có thể bắn sáu trăm viên một phút. Tầm bắn hữu hiệu của nó khá xa, đạt một nghìn mét, bắn qua thước đo đạt đến hai nghìn mét! Như vậy có thể nói, ở trên tường thành bố trí vài súng máy, thì địch quân không thể đến gần với thời đại này có thể gọi là đồ sát. Thịnh quyết định dùng băng đạn kim loại ba mươi viên do phá xạ thủ liên tục cung cấp. Đối với đạn súng máy, hắn dùng loại vừa 7.62 ly , vì hiệu quả tạo thành vết thương sẽ mạnh hơn, bắn tạo thành đường vào chỉ một cái đốt ngón tay, nhưng miệng ra bằng cái chén. Đạn này khi bắn vào cơ thể sẽ chấn động kịch liệt tạo thành tổn hại nghiêm trọng cho nội tạng. Do đó, chỉ cần bộ vị yếu hại trúng đạn, sẽ lập tức khiến người mất đi năng lực hành động, nhanh chóng tử vong. Do loại đạn này có lực xuyên thấu rất mạnh, nên một đường bắn có thể dễ dàng xuyên qua hai ba người! Chỉ có điều, khẩu súng quá nặng, thùng nước làm lạnh to, toàn bộ súng vượt hơn sáu mươi cân, dường như bằng thể trọng của người lớn! Nhưng mà, hiện giờ hắn đang tiến hành phòng thủ, chứ không phải tấn công, không cần tính linh hoạt, trọng lượng có nặng cũng không phải là vấn đề lớn. Súng máy Maxim làm lạnh bằng nước sẽ mỗi phút làm bốc hơi một lít nước, nếu bắn liên tục mười phút cần ít nhất mười lít nước tuần hoàn. Bắn sẽ tạo ra hơi nước, lộ mục tiêu, nhưng trong thời này không hề gì.
— QUẢNG CÁO —
Thịnh cũng cho sản xuất dây thép gai, chất lượng thép để sản xuất dây thép gai không cần chất lượng cao nên dễ dàng sản xuất số lượng lớn, trong lịch sử chiến tranh thế giới khi xuất hiện hàng rào dây thép gai và súng máy là dấu chấm hết của lực lượng kỵ binh.
Các kỹ sư cũng đang cố gắng thay đổi các khẩu pháo sang loại nạp hậu để tăng tốc độ nạp đạn của pháo. Từ thành công chế tạo tàu hỏa Thịnh cũng cho phát triển loại tàu hỏa bọc thép chiến đấu gồm toa xe pháo, toa xe chỉ huy, toa xe súng máy và và các toa xe bọc thép khác , trong thời đại này nếu chế tạo thành công nó chẳng khác những chiếc xe tăng làm vua ở chiến trường.
Tờ báo thời đại thường xuyên đăng các bài về anh hùng cứu nước như Mai Thúc Loan, Ngô Quyền các dũng tướng như Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão để cổ vũ tinh thần người dân.
Từ thời vua Quang Trung, việc quản lý nhân khẩu bắt đầu được thực hiện. Năm 1790, ông cho lập sổ theo dõi nhân khẩu (hay hộ khẩu). Người dân được phân bốn hạng theo lứa tuổi: 9-17 tuổi là hạng “vị cập cách”; 18-55 tuổi là hạng “tráng”; 55-60 tuổi là hạng “lão”; 60 tuổi trở lên là hạng “lão nhiêu”. Ông còn cho làm thẻ bài “Thiên hạ đại tín” bằng gỗ có khắc họ tên, quê quán của người mang không phân biệt giàu sang nghèo hèn( cái này đâu có khác CMND bây giờ).
— QUẢNG CÁO —
Thịnh ban chiếu chế độ nghĩa vụ quân sự, điều chỉnh hạng tráng từ 18 đến 35 tuổi người thuộc hạng tráng đều phải đi nghĩa vụ hai năm ở các doanh điền. Buổi sáng làm ruộng, buổi chiều tập quân sự nhằm nâng cao chất lượng quân dự bị.
Nguyễn Công Trứ ở Anh cũng đã tốt nghiệp khóa quân sự trở về, được Thịnh phong chức Lãnh binh hỗ trợ Đô đốc Đặng Tiến Đông, và Đô Đốc Lộc xây dựng lại hệ thống phòng thủ thành nhà Mạc ở Cao Bằng. Ở Ải Chi Lăng hệ thống phòng ngự kiểu cứ điểm với các lô cốt, hầm pháo, giao thông hào chằng chịt được xây dựng trên núi Ngõ Thề. Lần đầu tiên ở trên thế giới hệ thống phòng ngự với dây thép gai, và địa lôi xuất hiện.
Lúc này đoàn đi sứ đã về và thông báo Hoàng Đế Gia Khánh đồng ý đề nghị của Vua Đại Việt. Đội cẩm y vệ thường xuyên cử người sang do thám tình hình vùng Lưỡng Quảng và Bắc Kinh để nắm binh tình của nhà Thanh.