Tây Sơn Cảnh Thịnh Triều Đại Mới

Chương 135: Xây dựng căn cứ Thẩm Dương




Thành phố Thẩm Dương bắt đầu từ thời Chiến Quốc khi tướng Yên Tần Khai thành lập Hầu Thành khoảng năm 300 TCN. Nó đã được gọi là Thẩm Châu trong thời nhà Kim và Thẩm Dương Lộ trong thời nhà Nguyên. Đến thời nhà Minh, nơi đây trở thành Thẩm Dương Trung Vệ. Năm 1625, Nỗ Nhĩ Cáp Xích chiếm được Thẩm Dương và dời đô từ Hách Đồ A Lạp về đây và lấy tên mới là Thịnh Kinh (nghĩa là kinh đô đang lên). Thịnh Kinh giữ vai trò là kinh đô của nhà Hậu Kim, sau là nhà Thanh, cho đến năm 1644 khi triều đình nhà Thanh dời đô đến Bắc Kinh. Năm 1657, phủ Phụng Thiên được thành lập xung quanh Thẩm Dương. Ở đây có Hoàng Lăng của hai vị hoàng đế đầu tiên của Nhà Thanh. Do Triều đình Đại Thanh rời đô đến Bắc Kinh gần hai trăm năm nên ở đây không còn phồn hoa, quân số đóng giữ cũng chỉ chưa đến một vạn người phần lớn là già yếu vì vậy quân Thiên Địa Hội dễ dàng chiếm được thành sau khi tấn công bất ngờ. Từng là Cố đô nên trong thành có một số kiến trúc lớn, nhr hành cung của hoàng thượng Đại Thanh. Trần Cận Nam và các tướng chọn nơi đó làm tổng hành dinh của Thiên Đại Hội.

Sau khi làm chủ vùng đất Liêu Ninh, Trần Cận Nam bắt đầu thực hiện chính sách cải cách ruộng đất, tịch thu đất của địa chủ, quan lại quý tộc nhà Thanh chia cho dân nghèo, dân vùng này phần lớn ruộng đất bị các quan lại quý tộc nhà Thanh cướp đất nên khi được chia đất rất vui mừng, nhiều người cho con gia nhập nghĩa quân. Những địa chủ, quý tộc phần lớn thấy quân Thiên Địa Hội đến đã bỏ chạy nên việc lấy đất cũng tiến hành dễ dàng. Sau khi ổn định tình hình, Trần Cận Nam họp các tướng lĩnh đến họp bàn, các Đà chủ các vùng qui tụ lại đã được phong tướng để chỉ huy các cánh quân. Đại Việt cử Nguyễn Tri Phương làm cố vấn cao cấp để hỗ trợ, Thịnh muốn rèn luyện cho viên danh tướng tương lai của Đại Việt. Trần Cận Nam nói.

-Ta nghe tin quân Thanh chuẩn bị khởi mười vạn tinh binh từ Bắc Kinh phối hợp với các cánh quân ở phía Bắc có thể lên đến hai mươi vạn tiến đánh chúng ta. Chưa kể thủy quân nhà Thanh cũng tiến đến. Các ngươi có cao kiến gì.

Đà chủ Thiên Tân vốn tính nóng nẩy cho ý kiến.

-Nước đến thì ngăn, địch đến ta chặn. Ta chia quân làm mấy hướng xây trận địa chặn đánh địch. Giờ ta có năm vạn quân vũ khí đầy đủ cố thủ thì hai mươi vạn quân cũng khó thắng. Địch đánh mãi không thắng cũng phải rút thôi.
— QUẢNG CÁO —

Trần Cận Nam quay sang hỏi Nguyễn Tri Phương, không biết ngài có cao kiến gì. Nguyễn Tri Phương nhìn tấm bản đồ vùng Liêu Ninh rồi nói.

-Nếu chúng ta chặn địch ở đây, địch không thắng chuyển sang bao vây thì kế hoạch phát triển lực lượng của chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nếu bị vây lâu ngày không được tiếp tế lực lượng, đạn dược sẽ hết dần lúc đó chúng ta lâm vào bất lợi. Theo ý kiến của tôi chúng ta chia làm hai cánh quân. Cánh quân thứ nhất tiến lên phía Bắc phối hợp với quân Mông cổ nội ứng ngoại hợp phá hệ thống đồn lũy của Đại Thanh để mở cánh cửa biên giới phía Bắc. Cánh còn lại dựa vào dãy núi ở Thẩm Dương xây dựng căn cứ. Ở đó dãy núi Núi Thẩm Dương là Qipan kết nối với dãy núi Trường Bạch thông sang phía Triều Tiên chúng ta có thể dựa vào nó để phát triển nông nghiệp vừa cày cấy trồng trọt vừa chiến đấu lâu dài. Như vậy chúng ta vừa chiến đấu vừa phát triển lực lượng.

Trần Cận Nam gật gù.

-Ý kiến của ngài rất có lý, đích thân ta sẽ dẫn ba vạn quân tiến lên phía Bắc phối hợp với quân Mông Cổ. Hai vạn còn lại kết hợp với dân ở đây lui về dãy núi Qipan để xây dựng căn cứ, phiền ngài ở lại giúp đỡ phó tướng của tôi xây dựng căn cứ.

Nguyễn Tri Phương đồng ý nói.

-Tôi sẽ cố gắng hết sức giúp đỡ phó tướng.
— QUẢNG CÁO —


Lúc mọi người lui ra, Trần Cận Nam lưu viên phó tướng ở lại, người này tên Lâm vốn là Đà Chủ Thượng Hải đã từng được cử sang Đại Việt học về khóa quân sự căn dặn.

-Ta đi chuyến này để phát triển lực lượng, ngươi ở lại phát triển lực lượng. Mọi việc phải hỏi ý kiến của cố vấn Đại Việt không được để người đó mất lòng. Ngươi phải bảo đảm an toàn cho cố vấn, sự nghiệp chúng ta có thành hay không phải dựa vào Đại Việt mà người này là cầu nối, được Hoàng Thượng Đại Việt tin tưởng.

Viên phó tướng gật đầu.

-Tại hạ hiểu và cố gắng hết sức để bảo vệ cho ngài cố vấn.

Trần Cận Nam mang ba vạn quân cùng bốn mươi khẩu đại bạc lên đường Bắc tiến. Nguyễn Tri Phương mang theo một vạn quân và hai vạn dân binh ở thành Thẩm Dương tiến sâu vào dãy núi Qipan tìm nơi thung lũng lớn để cày cấy, xây dựng căn cứ. Viên phó tướng và một vạn quân ở lại giữ thành Thẩm Dương.
— QUẢNG CÁO —

Trong vòng ba tháng Nguyễn Tri Phương đã xây xong căn cứ, viên danh tướng đã phát huy tài năng về xây dựng đồn lũy mà ở kiếp trước của Thịnh các sĩ người Pháp phải kính phục khi xây dựng hệ thống Đại Đồn Chi Hòa. Hệ thống căn cứ được xây dựng có hai đồn chính là Đại Đồn và Tiểu Đồn. Đại Đồn là một căn cứ có quy mô lớn, đồn có bình đồ kiến trúc gần giống hình chữ nhật nằm chạy dọc theo hướng Bắc Nam, có diện tích chừng hơn một nghìn năm trăm mét vuông gồm hai vòng thành. Vòng thành ngoại bắt đầu từ sườn đồi phía Đông chạy vòng ôm lấy chân đồi lên tới đỉnh đồi phía Bắc thành hình vòng cung bảo vệ cho thành nội dài hai trăm mét, dày một mét và cao bốn mét. Dãy tường thành nội nằm trên đỉnh ngọn đồi gần giống hình chữ nhật. Tường thành nội mặt Đông dài một trăm mét, mặt Bắc dài một trăm năm mươi mét. Tường đắp bằng đất nện, chân dày hai mét, cao ba mét và trên mặt còn rộng một mét. Bên trong tường thành có 3 cấp khác nhau có thể đứng hoặc quỳ đều bắn được. Xung quanh tường đều có lỗ châu mai. Mặt tường phía ngoài đắp dốc thoai thoải như mái nhà.

Đồn có ba cổng: Cổng chính trông về hướng Đông còn hai cổng phụ ở phía Nam và phía Bắc. Hai cổng phụ đều thông ra với những cánh rừng rậm xung quanh. Đặc biệt cổng phía Bắc nối liền với cánh rừng của nửa đồi còn lại. Hai cổng phụ rộng hai mét, cổng chính cách bờ tường phía Bắc là mười năm mét, rộng hai mét có bốn bậc lên xuống. Bên trong cổng chính còn một trạm gác nằm ở sườn tường phía Bắc hình vuông mỗi cạnh hai mét. Bên trong cửa chính có hai lớp tường đất bảo vệ và chọc nhiều lỗ châu mai. Các cổng đều có hai lượt cửa, bên ngoài cổng cánh, bên trong cổng toang và đều làm bằng gỗ lim. Đồn được bố trí ngoài cùng là các bốt gác, tiếp theo là các đồn phụ, hệ thống giao thông hào rồi lại đến vòng thành bao bọc. Khoảng cách giữa hai vòng thành chỗ rộng nhất là hai mươi mét, hẹp nhất là mười mét. Trong vòng thành là một không gian rộng bao gồm hệ thống nhà ở, nhà khách, nhà kho… tất cả đều là nhà tranh vách đất trộn rơm. Chỉ trừ chiếc nhà vuông tiếp khách là được xây bằng gạch.

Theo đó, tại một vùng trũng thấp của khu rừng bạt ngàn cây thông, Nguyễn Tri Phương xây Tiểu Đồn như một công sự nửa nổi, nửa chìm (nhằm hạn chế hỏa lực, phi pháo của địch) làm đại bản doanh. Để hỗ trợ cho Tiểu Đồn, anh còn thiết lập hai pháo đài phòng thủ (Bắc và Nam) cách Tiểu đồn khoảng một trăm tạo thế chân vạc, bảo vệ, hỗ trợ nhau rất linh hoạt. Ngoài ra, Nguyễn Tri Phương còn cử người thiết lập hệ thống đồn phòng thủ xung quanh Đại Đồn, với nhiều chướng ngại vật hiểm trở. Nhờ có thế trận vững chắc, quân Thiên Địa Hội có thể phát hiện, đánh địch từ xa đến gần, tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực địch trước khi chúng đến được mục tiêu chủ yếu. Đặc biệt, tại Tiểu Đồn với thế trận độc đáo, hiểm hóc, rừng đã trở thành vật cản cả hỏa lực và hạn chế tầm nhìn của địch; trường hợp áp sát chân đồn thì bị bắn trả từ các lỗ châu mai hiểm hóc, v.v.

Nét độc đáo của thế trận này còn được thể hiện bởi hệ thống giao thông hào chìm (không có bờ) nối liền các điểm với nhau và thông ra suối về phía sau, tạo thế cơ động linh hoạt, vừa có thể đánh địch ở chính diện, vừa có thể tiến công vào bên sườn, phía sau đội hình của chúng.