Tây Sơn Cảnh Thịnh Triều Đại Mới
Khinh khí cầu hạ xuống phía ngoài thành Quảng Đông, Công Trứ và các sỹ quan ra đón. Thịnh cùng mọi người cùng vào thành, anh về nghỉ ngơi ở khu vực của viên quan Tổng đốc cũ. Sau khi hỏi han tình hình quân sự, Thịnh tổ chức buổi tiệc mừng công ăn mừng thành công bước đầu vào tối ngày hôm sau. Trong bữa tiệc mọi người đều chúc mừng Hoàng Thượng đã hoàn thành di nguyện của Tiên Đế, quan thượng thư Ngô Thì Nhậm bước ra tâu.
-Từ thời Hai Bà Trưng đến nay hơn một nghìn bảy trăm năm Hoàng Thượng là vị vua đầu tiên của Đại Việt giành lại được Lưỡng Quảng, võ công của ngài là thiên thu vạn đại, chúng thần xin chúc mừng ngài.
Thịnh cười và nói.
-Đây là thành công bước đầu của toàn thể binh sĩ Đại Việt, chúng ta ăn mừng hôm nay nhưng chừng nào nhà Thanh không chịu cắt đất cầu hòa thì chúng ta không thể yên tâm. Ta đang đợi tin của liên quân Anh Pháp nếu họ thành công thì cả nước chúng ta sẽ ăn mừng thắng lợi.
— QUẢNG CÁO —
Lúc này ở triều đình Đại Thanh đang vua tôi đang rối loạn, tin tức bất lợi liên tiếp từ tiền phương báo về liên quân Anh, Pháp đang tấn công Thượng Hải theo tình hình hiện nay thì Thượng Hải sớm muộn cũng thất thủ. Vua Đạo Quang đang cho họp quần thần để bàn kế sách, phe Lưu Minh đã yếu thế kể từ lúc mất thành Quảng Đông, Lưu Minh bị cách hết chức vụ và tạm giam chờ xử lý, các quan phe Lâm Tắc Từ cùng nhau xin hoàng thượng tha tội cho Lâm Tắc Từ và được ân chuẩn. Lâm Tắc Từ đã dâng biểu xin đi sứ Nhật Bản để tìm cách hợp tác hỗ trợ từ phía Nhật bản. Do hiệu ứng hồ điệp khi Thịnh bắt đầu cải cách Đại Việt, thông qua thủ lĩnh Nin Ja Nhật Bản là Aji nước Nhật cũng bắt đầu mở cửa cải cách bỏ chế độ bế quan tỏa cảng, bắt đầu thông thương với Đại Việt và học tập Đại Việt mở cửa với các nước phương Tây đã dần trở thành một nước hùng mạnh ở Đông Á. Ban đầu khi tiếp kiến với Nhật Hoàng và các quan thì nước Nhật tỏ ý đang buôn bán với Đại Việt nên không muốn dính vào cuộc chiến lần này, tuy nhiên Lâm Tắc Từ hiểu câu châm ngôn “ Không có tình bạn vĩnh viễn, không có kẻ thù lâu dài chỉ có lợi ích là trên hết “. Được sự ủy quyền của Đạo Quang nên Lâm Tắc Từ hứa sẽ nhường quần đảo Điếu Ngư cho Nhật bản, ngoài ra còn liên doanh khai thác sắt và than đá với Nhật lợi nhuận chia 50/50, cho Nhật lập khu tô giới ở cảng Thượng Hải. Là một nước thiếu tài nguyên nhất là than đá nguyên liệu để chạy động cơ hơi nước nên nước Nhật đã đồng ý. Nước Nhật tặng Đại Thanh hai vạn khẩu súng trường mosin mua của Đại Việt còn ba vạn súng trường của Nhật sản xuất và năm mươi khẩu đại bác mua của Mỹ thì được trả dần trong năm năm với giá hữu nghị là năm vạn lượng bạc.
Trở về triều đúng lúc tin bại trận bay đến tới tấp, sau khi được Hoàng Thượng triệu kiến vào ngự thư phòng, Lâm Tắc Từ thuật lại tuần bộ quá trình đi sứ cũng như những thỏa thuận với Nhật Hoàng. Khi Đạo Quang tỏ vẻ lo lắng việc cho Nhật quần đảo Điếu Ngư sợ bị triều đình phản đối Lâm Tắc Từ tâu rằng.
— QUẢNG CÁO —
-Hiện quần đảo đó cũng rất ít người ở nên trước mắt không thiệt gì, Đại Thanh ta đất đai rộng lớn, nếu thắng trận đòi lại được Lưỡng Quảng há chẳng phải là bỏ con săn sắt bắt con cá rô sao.
Đạo Quang đồng ý và phong cho Lâm Tắc Từ làm Đại thống lĩnh, chỉ huy mười vạn quân và một vạn kỵ binh Mông Cổ đi ứng cứu Thượng Hải. Tuy nhiên chưa kịp xuất quân thì Thượng Hải đã bị mất nên Lâm Tắc Từ cho quân đến đóng ở pháo đài Đại Cô ở Thiên Tân để bảo vệ kinh đô Bắc Kinh. Lâm Tắc Từ còn cho chiêu mộ thêm dân binh ở các Thiên Tân và các tỉnh lân cận từ mười tám tuổi đến bốn mươi tuổi sau một tuần chiêu mộ được mười vạn dân binh, huy động quân ở các vùng xung quanh, thậm chí cả các tù nhân ở các nhà tù xung vào đội cảm tử với lời hứa nếu thắng trận thì sẽ được tha tội. Lúc này quân của Lâm Tắc Từ nên đến ba mươi vạn quân đối đầu với gần tám vạn liên quân. Lầm Tắc Từ thành lập đội thiện xạ gồm năm nghìn người chủ yếu là các thợ săn lão luyện nhóm này được trang bị súng trường mosin. Không dựa vào pháo đài đề phòng thủ, Lâm Tắc Từ cho quân đào hệ thống hầm hào theo kiểu hiện đại, phía trước cho đào các hố bẫy chông để chống tấn công. Tuy nhiên do huy động gấp nên quân số mặc dù lên đến ba mươi vạn quân nhưng chỉ có mười vạn người được trang bị vũ khí nóng, còn lại vẫn là vũ khí lạnh.
Khi liên quân Anh và Pháp tới, nhìn thấy hệ thống phòng ngự chiến hào đào chằng chịt trong rất lạ mắt, một số sĩ quan đề nghị nên tấn công thăm dò, nhưng do chiến thắng liên tiếp nên chỉ huy liên quân là Đại Tá Bremer chủ quan nghĩ rằng chỉ vài loạt đại bác và cho quân tấn công ào ạt thì với vũ khí lạc hậu của Đại Thanh nhiều lắm là nửa ngày sẽ chiếm được trận địa. Như thường lệ liên quân cho bắn đại bác tới tấp vào trận địa, do có hệ thống hầm hào tốt nên thiệt hại quân Thanh không đáng kể. Sau hơn năm trăm phát đại bác liên quân tràn lên tấn công, để liên quân đến gần Lâm Tắc Từ mới cho Đại bác bắn ào ạt bị bất ngờ nhưng do cự ly gần nên liên quân sau khi mất năm trăm người nhanh chóng vượt qua tầm súng để áp sát chiến hào, lúc này các tay súng đồng loạt nhả đạn, các tay súng thiện xạ được giao nhiệm vụ nhằm các sĩ quan của liên quân để bắn, rất nhiều sỹ quan trúng đạn lên sự chỉ huy bắt đầu rời rạc một số bị sa vào bẫy chông bị thương nên phải đi chậm lại để dò buộc phải rút lui. Lần đầu tiên thắng trận từ khi chiến tranh ma túy nổ ra nên quân Thanh sĩ khí tăng rất cao. Bị thua trận Bremer lập tức rút quân, cẩn thận cho người thả khí cầu nên cao để quan sát trận địa bố phòng sau đó thay đổi phương thức tấn công. Ngày hôm sau Bremer cho lính đi vòng sang bên sườn tấn công để tránh bẫy, cho pháo binh bắn dồn dập để tiêu diệt trận địa pháo của Đại Thanh.
— QUẢNG CÁO —
Khi thấy khí cầu bay lên Lâm Tắc Từ đoán liên quân đang quan sát trận địa nên các khẩu pháo cỡ lớn lập tức được đưa vào các hầm pháo để ngụy trang, chỉ để một số khẩu pháo cỡ nhỏ của Đại Thanh để nghi binh. Sau đó lập tức di chuyển các khẩu pháo để tránh thiệt hại, quả nhiên pháo binh liên quân bắn vào chỗ đó dồn dập. Lần này pháo binh liên quân bắn dồn dập vào trận địa hơn một tiếng đồng hồ mới tấn công, quân Thanh ẩn nấp dưới hào tai gần như điếc đặc, tuy nhiên do thắng được trận đầu nên sĩ khí đang rất cao nên rất ít người hoảng sợ. Khi liên quân tới gần thì hàng loạt đạn chính xác được bắn ra, liên quân lần này vẫn liều chết xong lên khoảng cách còn hai mét, Lâm Tắc Từ ra lệnh ném lựu đạn. Hàng vạn quả lựu đạn được ném ra tuy sát thương không cao vì dùng thuốc nổ đen nhưng khói bay mù mịt che kín trận địa lợi dụng tình hình đó Lâm Tắc Từ cho hai mươi vạn dân binh và binh lính dùng vũ khí lạnh áp sát quần nhau với liên quân. Do áp sát lên liên quân chỉ có thể dùng lưỡi lê đánh giáp lá cà, với quân số đông gấp hai lần rưỡi lên quân Thanh dần chiếm ưu thế. Lúc này Lâm Tắc Từ cho một vạn kỵ binh Mông Cổ xông lên tấn công vào hậu quân liên quân, làm liên quân rối loạn. Thấy yếu thế Bremer ra lệnh lui quân, kỵ binh Mông Cổ đuổi theo tàn sát liên quân rút lui trong hỗn loạn bỏ lại hơn một vạn xác chết và mất hai mươi khẩu đại bác. Chiến thắng ở pháo đài Đại Cô báo về làm triều đình Đại thanh rất vui mừng, vua Đạo Quang khao thưởng cho toàn bộ tướng lĩnh và điều thêm năm vạn quân Bát Kỳ cho Lâm Tắc Từ chỉ huy hạ lệnh tiếp tục tấn công địch lấy lại phần đất đã mất. Liên quân thất bại phải rút về Thượng Hải lập phòng tuyến, lần đầu tiên liên quân đang từ thế tấn công phải chuyển sang thế phòng ngự quân số lúc này từ tám vạn chỉ còn lại sáu vạn quân còn sức chiến đấu, hơn một vạn bị chết, còn lại bị thương hoặc bệnh tật do không quen khí hậu. Bremer phải viết thư gửi về nước Anh xin tiếp viện và đề nghị Đại Việt đưa quân hỗ trợ.