Ta Sống Lại Sau Khi Ở Góa

Chương 133




Trần Đình Giám và Thích Thái hậu bàn bạc nhất trí xong, ông nhanh chóng định ra kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi cho Nguyên Hữu Đế, từ đó, những ngày không phải lên triều, Nguyên Hữu Đế không thể ngủ thêm nửa canh giờ mà mỗi ngày chỉ còn ba khắc được tự do làm việc của mình, có thể đọc sách, vẽ tranh hay tu thân dưỡng tính, có thể đi Ngự Hoa Viên ngắm cảnh thoải mái hưởng thụ, cũng có thể chơi xúc cúc với tiểu thái giám để vận động gân cốt, nói chung, chỉ cần không vi phạm lễ giáo hay rời cung làm bậy, Trần Đình Giám và Thích thái hậu sẽ không can thiệp hay ràng buộc quá nhiều.

Đương nhiên, thời gian Nguyên Hữu Đế đọc sách và học tập chính sự không giảm bớt, đây là lúc hắn phải học làm Hoàng đế, cho nên phải nỗ lực hơn xưa.

Đầu tháng sáu, Hoa Dương mới rời khỏi cung, gần đây nàng lại không hề tiến cung nữa, nhưng nàng vẫn nghe về những chuyện thay đổi trong triều qua lời kể của Trần Kính Tông.

Nàng hỏi Trần Kính Tông: "Chàng cảm thấy như vậy có được không?"

Trần Kính Tông nhìn nàng đầy sâu xa: "Vấn đề này hơi khó trả lời, ta sợ nàng lại trách ta."

Hoa Dương trừng mắt nhìn hắn.

Trên đời này ai cũng có thể sợ vị trí Trưởng Công chúa của nàng, chỉ có Trần Kính Tông không hề kính nể nàng như là Trưởng Công chúa, giờ hắn lại cẩn thận hơn.

Trần Kính Tông ngồi trên giường, chậm rãi ăn cơm.

Hoa Dương muốn nghe thử ý kiến của hắn, thấy hắn không lên tiếng, nàng không thể làm gì khác hơn là nói: "Chàng đừng ngại nữa, dù chàng nói gì ta đều xem như chàng chưa từng nói gì cả."

Trần Kính Tông liếc mắt nhìn ra ngoài cửa sổ, vỗ vỗ lên vị trí ngồi bên cạnh mình.

Hoa Dương cũng không biết là hắn đang cố làm ra vẻ hay thật sự sợ tai vách mạch rừng, nhưng nghĩ tới chuyện đơn giản hóa vấn đề, Hoa Dương bèn đặt cuốn sách trong tay xuống, ngồi bên cạnh hắn.

Trần Kính Tông nâng chén rượu lên, đưa tới trước mặt nàng.

Hoa Dương sửng sốt: "Nếu chàng không nói thì ta đi đây.”

Trần Kính Tông tự uống một ngụm rồi mới nói: "Chắc chắn mỗi ngày Hoàng đế đều phải lâm triều, đây là quy định do tổ tiên nhà nàng đã định ra."

Hoa Dương gật đầu, đúng là như vậy.

Trần Kính Tông: "Mấy vị tổ tông trước đó nhà nàng đều làm theo lời dạy đó, không được nghỉ triều vô cơ, sau đó thì nàng cũng biết rồi."

Hoa Dương cúi mắt.

Sau đó từng người lại bắt đầu lười biếng, người lười nhất chính là Hoàng gia gia của nàng, mấy chục năm ông không lên triều, sau đó cha nàng vừa đăng cơ đã chịu khó hơn, nhưng sau này cũng dần trở thành người lười biếng, so ra chỉ khá hơn Hoàng gia gia một chút, dù sao mỗi tháng cũng phải lên triều hai lần.

Vì sao mẫu hậu và cha chồng muốn đệ đệ còn nhỏ tuổi phải liên tục lên triều, đó không phải là vì sợ đệ đệ học theo Hoàng gia gia và phụ hoàng đó sao.

Vấn đề là...

Nàng vừa mới giải vây cho đệ đệ trong lòng, Trần Kính Tông đã nói: "Nhưng đệ đệ của nàng còn nhỏ, từ nhỏ đã phải vất vả, lại thành quá vội vàng, cho dù là ta ta cũng không chịu nổi.

Các triều đại trước, ấu đế ba bốn tuổi, hay là bảy tám tuổi đăng cơ là chuyện rất bình thường, Nguyên Hữu Đế kế vị khi còn nhỏ cũng không phải là chuyện quá ngạc nhiên.

Nhưng Nguyên Hữu Đế là tiểu hoàng đế có số mạng tốt nhất, vừa sinh ra không lâu hắn đã làm Thái tử, không cần tranh đoạt vị trí này với những Hoàng tử khác, Dự Vương đã đi phiên từ sớm, haaij cung cũng chỉ có Thích Thái hậu là mẫu hậu của hắn ở đây, không ai dám mưu hại Thái tử. Tiên đế chỉ lười chứ không hồ đồ, phân công hiền thận xử lý giang sơn rất rõ ràng, trật tự, khiến Nguyên Hữu Đế cũng không cần lo lắng có ngoại xâm.

Chỉ là Nguyên Hữu Đế sinh ra trong phúc đức, giờ mới có cơ hội oán giận là mình không ngủ đủ.

Sau khi hắn nói xong, Hoa Dương chỉ có thể thở dài một tiếng.

Từ khi nàng sống lại là tháng chạp năm Nguyên Hữu thứ ba, đệ đệ chỉ mới mười sáu tuổi, mỗi tháng hắn vẫn kiên trì lên triều chín lần, nhưng sau đó đệ đệ không kiên trì được nữa, dần biến thành một dạng Hoàng đế nào đó mà chính Hoa Dương cũng không hiểu nổi.

Nàng giúp đệ đệ giả bệnh để bớt lên triều, bởi vì nàng biết đệ đệ có thể bị bệnh thật, nhưng cha chồng vẫn luôn thỏa hiệp, sao lại không hòa hoãn được mối quan hệ quân thần này?

Mà thôi, đi một bước lại tính một bước, nàng là tỷ tỷ, vốn chỉ có thể cố gắng dẫn dắt đệ đệ đi trên con đường minh quân, nhưng có thể trở thành minh quân hay không thì quan trọng nhất vẫn phải xem đệ đệ của mình như thế nào.

Vào tháng bảy, khí trời còn nóng bức.

Hoa Dương tiến cung ở hai đêm, ngày thứ ba đã xuất cung về Trần phủ.

Ban đêm, Trần Kính Tông hỏi nàng: "Lần này nàng định ở nhà bao lâu?"

Hoa Dương: "Qua hết thất tịch đi."

Trần Kính Tông: "Thất tịch cũng không phải là ngày lễ chính kinh, sao lại phải ở ngoài này?"

Hoa Dương cảm thấy hơi kì lạ: "Chàng vội muốn quay về vậy sao? Nếu chàng còn vậy, chẳng trách mẫu thân cứ nói móc chàng mãi."

Trần Kính Tông ngăn nàng lại, nhìn nàng: "Lâu rồi chúng ta không ra ngoài đi dạo, đêm thất tịch trong thành không cấm đi lại ban đêm, ta dẫn nàng ra ngoài một chút nhé."

Ở lại phủ Trưởng Công chúa, phu thê bọn họ muốn đi dạo bên ngoài bao lâu thì cứ đi, còn nếu ở lại đây, lúc nào ra ngoài lúc nào về, lão già và mẫu thân đều biết hết.

Hiếm khi thấy gã thô thiển này lại có hứng thú lãng mạn như vậy, chỉ là thất tịch năm nay cha chồng có thể gặp "tai họa bất ngờ", nhất định Hoa Dương phải ở lại Trần gia mới có thể giúp hóa giải mọi việc.

"Trong thành đông người lắm, ta không thích chen lấn, không bằng ngày mồng chín chúng ta tới Hoằng Phúc Tự một chiều đi, ngày hôm sau là ngày hưu mộc của chàng, vừa hay ở ngoài chơi một ngày."

Hoa Dương đề nghị.

Trần Kính Tông: "Mồng chín là mồng chín, mồng bảy là mồng bảy chứ."

Thất tịch là lúc Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau, các đôi nam nữ nhân gian cũng hẹn ước lúc hoàng hôn, Trần Kính Tông cũng muốn cùng nàng ra ngoài "hẹn hò" một lúc.

Hoa Dương đã hiểu: "Chàng muốn làm Ngưu Lang à?"

Trần Kính Tông không nói mà chỉ nhìn nàng.

Hoa Dương: "Chàng không ngại xui xẻo hả, cả năm Ngưu Lang Chức Nữ mới gặp được một lần, còn không bằng nhìn thấy thỏ trên cung trăng đâu."

Dù sao lúc nào Thỏ Ngọc cũng có thể ỏ bên làm bạn với Hằng Nga.

Trần Kính Tông:...

Hoa Dương: "Hơn nữa ta đã đồng ý với Uyển Nghi, Uyển Thanh rồi, đêm thất tịch ta muốn cầu cho các nàng khéo tay thêu thùa.

Trần Kính Tông đâu thể khiến Trưởng Công chúa làm tiểu nhân nuốt lời được?

Hắn đành phải bỏ kế hoạch ra ngoài vào đêm thất tịch.

Ngày mồng 6 tháng 7, sau khi Tôn thị và Trần Đình Giám nằm xuống, bà hỏi trượng phu: "Ngày mai là thất tịch rồi, hai tôn nữ trong nhà muốn xin Chức Nữ cho khéo tay thêu thùa, chàng về sớm một chút với hai đứa nhé."

Trần Đình Giám: "Nữ nhi mới cầu Chức Nữ cho khéo tay thêu thùa, nàng lo liệu là được."

Có chút thời gian, không bằng ông xem thêm mấy phong tấu chương, viết thêm công văn thì hơn.

Tôn thị cười nhạo: "Không biết là ai năm đó nói mỗi năm thất tịch đều ở bên ta đấy."

Trần Đình Giám:...

Hóa ra muốn ông chơi cùng tôn nữ là giả mà là ở bên bà mới thật.

Nhưng mà tuổi hai người cộng lại đã hơn một trăm rồi, trải qua bao nhiêu lần thất tịch, để bọn nhỏ biết thì lại trêu chọc nữa.

Tôn thị quay lưng về phía ông, tiếp tục lẩm bẩm: "Mỗi ngày đều về trễ như vậy, nói là bận rộn công vụ, ai biết có phải ông đang nuôi phòng ngoài hay không?"

Trần Đình Giám tức giận đến bật cười: "Tôn nữ đã sắp cưới gả rồi mà ta còn nuôi phòng ngoài cái gì?"

Tôn thị: "Ai mà biết được, nam nhân già nhưng lòng không già, bảy tám mươi tuổi cũng không hết khao khát đâu."

Trần Đình Giám trầm mặc một lúc, ông mới im lặng ôm lấy thê tử.

Tôn thị:...

Sáng hôm sau, Trần Đình Giám vẫn đi tới Nội các từ sớm, ông cũng muốn về nhà sớm, nhưng triều đình nhiều việc như vậy, vội vội vàng vàng nên quên mất.

Đến Nội các rồi, Trần Đình Giám mới phát hiện ra từng Các lão đều gửi một cuốn sổ con xin nghỉ bệnh.

Trần Đình Giám nhìn thấy mấy dòng chữ có thể học thuộc lòng kia thì chỉ lắc đầu.

Hiện tại trong Nội các có bốn vị Các lão, ngoài ông và Lữ Các lão vẫn còn cẩn cù làm việc ra, hai vị còn lại kia, một người là Ân Các lão đã bảy mươi lăm tuổi rồi, mỗi tháng chỉ có thể vào cung hai, ba lần đã nhiều. Một vị khác chính là Tằng Các lão, năm nay sáu mươi mốt tuổi, sức khỏe ban đầu vốn rất cường tráng, nhưng hai năm qua bởi vì sợ ông nên lại thành sợ bệnh, ba ngày hai bữa lại đưa sổ con xin Hoàng thượng cho ông ta hồi hương dưỡng lão.

ĐÚng là Trần Đình Giám không thích Tằng Các lão thật, bởi vì lúc trước Tằng Các lão đã từng chung thuyền với tiền Thủ phụ Cao Các lão, cũng từng lên công đường phản đối ông đến mức văng cả nước miếng. Nhưng bây giờ Nội các là do Trần Đình Giám quyết định, chỉ cần Tằng Các lão ủng hộ việc cải cách của ông hay là không ủng hộ nhưng cũng không quấy rối, vậy thì Trần Đình Giám cũng không muốn đối phó với Tằng Các lão.

Hiện tại ông ta lại bày ra dáng vẻ lo toan sợ bị ông hãm hại, chẳng qua là lấy bụng tiểu nhân đo lòng quân tử mà thôi.

Ông đưa sổ con cho Nguyên Hữu Đế và Thích Thái hậu.

Nguyên Hữu Đế không để ý lắm, Tằng Các lão muốn đi thì cứ đi, giữ lại cũng không có tác dụng gì.

Nhưng Thích Thái hậu biết sự tình không đơn giản như vậy, Tằng Các lão không muốn rời kinh, ông ta chỉ đang phản đối việc cải cách đại thần và lên án Trần Đình Giám mà thôi.

"Tằng Các lão là thần tử đắc lực của tiên đế, bây giờ ông ta bị bệnh, Các lão thay ta và Hoàng thượng tới thăm viếng đi, bảo ông ta yên tâm tĩnh dưỡng, đừng băn khoăn nhiều quá."

Thích Thái hậu đặt sổ con xuống rồi nói với Trần Đình Giám.

Trần Đình Giám gật đầu: "Thần cũng đang có ý đó.

Thăm viếng là muốn thăm thật, nhưng sau khi rời triều, Trần Đình Giám ở lại Nội các thêm ba khăm nữa mới dẫn người hầu xuất cung.

Ra khỏi Hoàng thành, Trần Đình Giám nhìn thấy một người quản sự trong nhà đứng bên cạnh xe ngựa, dáng vẻ nhưng ngóng đợi.

Trần Đình Giám: "Sao thế, chẳng lẽ trong nhà có việc gì?"

Quản sự lo lắng nói: "Là đại tiểu thư, vừa nãy nàng chơi đùa trong vườn hoa thì bất cẩn bị trật chân, đau đến phát khóc, lúc đó chỉ có Trưởng Công chúa ở bên nên ngài vô cùng tự trách."

Trần Đình Giám hoảng hốt nói: "Lang trung nói sao?"

Quản sự: "Không biết ạ, phu nhân gọi ta tới lúc lang trung còn chưa có mặt."

Trần Đình Giám lập tức lên xe, bảo phu xe nhanh chóng chạy về nhà.

Dù là vết thương ở chân tôn nữ hay là việc Trưởng Công chúa tự trách thì đều quan trọng hơn việc Tằng Các lão bệnh nặng, thậm chí Trần Đình Giám còn nghi ngờ Tằng Các lão có giả vờ hay không, mai đi thăm viếng cũng chẳng sao.

Trần gia.

Lúc này, chủ nhân các phòng đều có mặt ở phòng của Uyển Nghi tại Quan Hạc Đường, nhìn lang trung vừa mới mời tới nhẹ nhàng nâng mắt cá chân của Uyển Nghi lên.

Uyển Nghi không kháng cự, nàng cắn chặt môi như cố nén cơn đau, đôi mắt rưng rưng nước mắt.

Du Tú đau lòng muốn chết, nhưng nàng cũng biết Trưởng Công chúa vẫn đang tự trách nên không dám biểu hiện ra ngoài.

Hoa Dương siết chặt chiếc khăn trong tay, ngồi bên giường của Uyển Nghi, vừa tự trách vừa lo lắng nhìn lang trung.

Vị lang trung này là Vương lão tiên sinh của Đức Nguyên Đường, năm ấy Hoa Dương nhảy xuống hồ băng giả bệnh vì không muốn để phụ hoàng tuyển tụ, sau khi xuất cung nàng gặp ác mộng thật, Trần Kính Tông lo lắng cho nàng lại không muốn ảnh hưởng đến cả nhà, cho nên hắn từng vờ trật chân, mời Vương lão tiên sinh chạy tới đây một chuyến.

Vương lão tiên sinh sờ mắt cá chân mảnh khảnh của Uyển Nghi, trong lòng thầm nghĩ, sao người nhà họ Trần đều yếu ớt vậy, rõ ràng không có gì đáng ngại nhưng cứ nhất định phải làm lớn chuyện lên?

Nhìn khuôn mặt nhỏ khóc lóc như mưa của Uyển Nghi, lại nhìn Trưởng Công chúa quan tâm quá ắt loạn, Vương lão tiên sinh không hề biểu hiện gì, ông động viên một chút rồi lấy thuốc cão đắp cho Uyển Nghi.

Trần Bá Tông tự mình đưa ông ra ngoài.

Uyển Nghi lặng lẽ đưa mắt nhìn Tứ thẩm.

Tứ thẩm có nói, đêm nay Tứ thúc muốn ra ngoài đi dạo, nhưng Tứ thẩm không thích trên đường đông người chen chúc nên không có hứng thú, thẩm lại không muốn nói thẳng như giội gáo nước lạnh làm Tứ thúc thất vọng, cho nên mới nhờ nàng giả vờ bị thương để che giấu.

Tứ thẩm tốt với nàng như vậy, đương nhiên Uyển Nghi sẽ đồng ý giúp đỡ, còn Tứ thúc thì cứ đàng hoàng ở nhà cùng Tứ thẩm đi.

Vì diễn trò, Uyển Nghi còn bôi nước hạt tiêu lên tay áo nữa.

Lúc không khóc đươc, nàng sẽ nhẹ nhàng lau lên mắt.

Khi Trần Đình Giám vội vàng tới đây, nhìn thấy vành mắt của đại tôn nữ khóc đến đỏ ửng, sao ông có thể nghi ngờ được?

Trước tiên, ông quan tâm đến đại tôn nữ, khuyên Trưởng Công chúa không nên tự trách quá.

Ngoài miệng thì Hoa Dương đáp lời, nhưng ánh mắt nhìn về phía Uyển Nghi vẫn vô cùng hối hận.

Mãi đến khi trời tối, bỗng nhiên Uyển Nghi tuyên bố chân nàng không đau nữa, vui mừng chạy tới Tứ Nghi Đường rủ Tứ thẩm và mọi người ra vườn hoa cầu Chức Nữ cho khéo tay thêu thùa.

Đương nhiên Hoa Dương sẽ nể mặt cháu gái, dẫn Trần Kính Tông cùng đi.

Không chỉ có phu thê bọn họ, Trần Bá Tông, Du Tú, Trần Hiếu Tông và La Ngọc Yến, thậm chí Trần Đình Giám và Tôn thị cũng tới, nhìn bọn nhỏ dùng châm tuyến, cười nói với dải ngân hà trên bầu trời.

Rất ít khi Trần Đình Giám có thể bình tĩnh tận hưởng niềm hạnh phúc gia đình như vậy, lúc này ngồi ở trên ghế mây, gió phất phơ chỏm râu dài cũng không che giấu được ý cười của ông.

Hoa Dương thấy tâm trạng của cha chồng tốt như vậy, nàng cũng thấy vui theo.

Đời trước, cha chồng quá xui xẻo, vào chạng vạng hôm thất tịch, ông tới phủ Tằng Các lão thăm bệnh, tối hôm đó tình hình bệnh của Tằng các lão trở nặng rồi qua đời.

Các thái y đều tới xem thử, đúng là Tằng các lão tới số, qua đời vì bệnh thật.

Nhưng khi cha chồng mất rồi, Tân Thủ phụ lại dâng bảy tội trạng của cha chồng, tội thứ tư là chỉ trích cha chồng bài trừ những người khác với mình.

Mặc dù ông làm Thủ phụ đã nhiều năm, cách chức và xử phạt nhiều tham quan, đúng là vì phổ biến cải cách mà xử lý không ít quan chức không chịu phối hợp, nhưng số lượng quan địa phương thì nhiều mà làm không bao nhiêu, thế là Tằng Các lão được đề cử, trở thành người chịu khổ nhất vì "cố ý chọc giận" ông, khiến cha chồng xa lánh, gạt bỏ.

Hoa Dương không can thiệp được vào việc ông đối xử với quan viên, nàng cũng không biết rốt cuộc cha chồng đã cách chức và xử phạt những quan chức nào, nhưng điều duy nhất nàng có thể làm là ngăn ông đi thăm Tằng Các lão.

Kế hoạch thành công, vẻ mặt Hoa Dương đầy thỏa mãn.

Đột nhiên, có người ho nhẹ bên tai nàng một tiếng.

Hoa Dương nghiêng đầu, đối mắt với sắc mặt đen thui của Trần Kính Tông, trong mắt hiện rõ: "Nàng không chịu đi hẹn hò với ta mà nhìn lão già chằm chằm rồi cười là có ý gì?"

Hoa Dương:...

Thật ra nàng có thể không để ý tới người ăn dấm lung tung Trần Kính Tông này, nhưng ai bảo tâm trạng nàng đang tốt chứ.

Chiều nay mặc dù trăng chỉ tròn phân nửa, nhưng Hoa Dương vẫn nghe theo Trần Kính Tông, để hắn ôm nàng bên cửa sổ, cùng hắn học đòi văn vẻ.