Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 511: Hậu chiến




Đám Kỵ Binh mới ra nhập rất tự giác.

Thu gom chiến trường… triệt để đến mức Ngô Khảo Ký trợn mắt há mồm.

Cái gì dùng được là bọn họ thu lại lổm cà lổm cổm một đống.

Khổ thân cảnh nghèo đói trường niên đã cho bọn họ thói quen tiết kiệm quý báu này. Nhưng Ngô Khảo Ký thì không được, hắn mang theo ngàn bộ giáp lá đan bằng miếng gang này để làm gì?

Giáp Lamellar đan các tấm gang nhỏ với nhau là phổ biến ở Đại Tống, Triều Tiên, Nhật bản, chỉ có thân binh, cận vệ nhóm tinh nhuệ hay tướng quân thì dùng sắt non mỏng mà đan.

Không ai điên đi rót gang để đan giáp cho mấy chục vạn quân cả.

Không có quốc gia nào đủ nhân lực làm vậy kể cả Đại Tống, công việc rót gang , xào gang quá vất vả và tốn thời gian, không đủ nhân lực, thợ thủ công.

Lại thêm giáp đâu thể dùng mãi, cần hỏng hóc cần thay thế, cho nên chỉ dùng loại thuận tiện nhất gang đúc mỏng miếng chế tạo.

Nhưng Ngô Khảo Ký phải hết sức cân nhắc cảnh giác.

Có thể năm đến mười năm sau nếu đối mặt quân Tống thì mọi chuyện sẽ hoàn toàn biến đổi, có công nghệ thiếu từ Tống Kiệt bọn họ sẽ có điều kiện thay thế giáp gang bằng giáp sắt non toàn bộ.( Cái lò thổi mà Lý Thần Thuấn sửa lại là kiểu thổi dư khí thành sắt non và dư oxi trong sắt, thép cho nên khá kém chất lượng nhưng vẫn ghe gớm).

Mà Tống trước nay lắm chim lợn tham tiền, thứ này chắc hẳn không giữ được bao lâu lại lan cả ra Triều Tiên, Nhật Bản…Tây Hạ… Tây Liêu… nới chung cả thiên hạ sẽ biết.

Đây là vấn đề cần cân nhắc.

Để giải quyết vấn đề này thì Đại Việt phải tăng mạnh kỹ thuật luyện kim Bessemer lò vẫn là xương sống nhưng cần phải tìm tòi nhiều phương pháp luyện kim tổng hợp cho ra thép thốt hơn nữa. Không thể tự bằng lòng, phải luôn cầu thị và tiến bộ. Quan trọng nhất vẫn là tăng dân số, đẻ đẻ thật nhiều em bé.

Ngô Khảo Ký cho đốt củi hết trường thương Kopia đã gãy để sưởi ấm cũng như bít công nghệ rò rỉ.

Đừng chỉ nghe nói thương này qua mấy cái mô tả của lão tác nghe nó đơn giản. Muốn chế tạo được thì Lý Từ Huy và nhóm Kỵ Sĩ Bố Chính phải mày mò 5 năm trời với cả vạn vạn lần đâm mới cho ra được mẫu chuẩn tắc dễ sử dụng, cân bằng, cùng hiệu quả đâm xuyên cao.

Dùng gỗ nhẹ gì vẫn đảm bảo đủ dẻo và có độ cứng vừa phải? tất nhiên không thể dùng mấy ông gỗ nhóm I, nhóm II nặng gần chết chơi thương 4,2-4,3m rồi, ai cầm cho đặng, mà cầm rồi cũng khó chiều chỉnh. Cho nên thợ công tượng cùng Lý Từ Huy kết hợp nhiều năm với nhiều sản phẩm thử nghiệm các loại gỗ có ở Đại Việt và tìm ra mấy loại có thể dùng tốt. Dẻ Gai, Chò núi, Chò đen, Tếc… nhất là gỗ Tếc chế tạo Kopia thương đầy đủ các tiêu chuẩn mà Kỵ Sĩ đòi hỏi, thêm vào dây mây gia cố có thể gọi là…. không chê.

Dẻ Gai, Chò núi, Chò đen, Tếc đều có quá nhiều ở Đại Việt thân cây lớn thẳng thớ dọc tốt ít nứt vỡ, chế tác dễ , có thể sản xuất hàng loạt với công nghệ cắt gọt tiện của Đại Việt.

Cho nên một mũi thương này có thể nói là chế rất nhanh không nốn thời gian.

Thương bộ binh trường thương cùng Demi-lance của kỵ binh mới là chế tác vất vả. Gỗ toàn loại tốt, đủ cứng đủ bền lại phải đàn hồi khó gãy, ngay cả đao kiếm chém cũng không gãy, nào là tẩm dầu ngâm dầu rất nhiều lần rồi lại sấy khô nhiều công đoạn. Thứ này mới khó số lượng lớn chế tạo.

Thương Kopia cực nhiều ở Đại Việt nhất là Thăng Long lúc này vì Lý Từ Huy đang phát triển đội siêu giài trường thương mới ở Thăng Long. Nhưng thứ này không hề dễ mô phỏng nếu không có hàng mẫu nguyên vẹn trong tay và mổ xẻ bên trong để biết cấu tạo.

Cho nên khi Ngô Chí Vinh thấy ngựa tốt ở Ung Châu ( Long Ký kinh thành Bắc Việt) đã biên thư khẩn cấp về Thăng Long để Lý Từ Huy gửi giáp, Kopia thương, yên kỵ cho bọn hắn. Vốn dĩ bọn này đi đường biển nhanh chóng từ Bố Chính đến Kinh sư “cứu giá” đã có ba ngàn siêu chiến mã Bắc Nguyên ở Đấu Hồ là chuẩn bị cho bọn họ, yên cương bàn đạp chuẩn bị hết rồi, Kopia đều là thành rừng chất trong kho. Đây là Lý Từ Huy chuẩn bị dùng trường thương kỵ đập chết bất kỳ thằng nào nhăm nhe “di sản” của chồng nàng.

Nhưng Ngô Chí Vinh chưa đến Thăng Long thì bị đuổi đi Liêm Châu. Cho nên đám này chỉ có trang bị tạm bộ binh trên người.

Tất nhiên thư về thì Lý Từ Huy sẽ chuyển hàng cho Ngô Chí Vinh thôi. Đây là kỵ binh đi bảo vệ chồng nàng cho nên không bao giờ keo kiệt cả.

Theo lối tư duy thừa hơn thiếu của Thăng Long và Bố Chính thì số lượng giáp, yên kỵ cùng Kopia gửi đến sẽ thường gấp đôi số lượng cần tại chỗ, vì tiện thể một lần chuyển nên chuyển nhiều một chút vì chiến trường ở xa.

Cho nên khi có thêm 3 ngàn kỵ Khương vẫn nhanh chóng tái trang bị đầy đủ.

Nhưng lúc này thêm 7 ngàn kỵ là cả vấn đề, Thăng Long phải gửi thêm trang bị mới được.

Kopia thương lúc này cũng cần tiết kiệm dùng, tính ra 6500 người Lam Kỳ Kỵ Sĩ mỗi người chỉ có năm ngọn thương thôi. Trong đó ½ để lại Hành Dương.

Không thể mang hết thương vì lần này cần tốc độ cao di chuyển, Thương không nặng nhưng vướng, cho nên ngựa thồ trở thương, lương thực đi theo đoàn cũng không nhiều. Mỗi người 3 ngọn Kopia, dùng hết rồi chỉ có thể lấy Demi-lance thương ra mà chiến thôi.

Thật ra tạo hình Lam Kỳ Kỵ Sĩ không thua kém kỵ binh bay với đôi cánh của người Ba Lan. Họ có chiến giáp, Lam Kỳ Kỵ Sĩ chiến giáp còn hầm hố hơn. Họ có đôi cánh không mấy tác dụng thực tế? Lam Kỳ Kỵ Sĩ có rừng lam kỳ lụa bay gang trong gió, đẹp không kém mà có ý nghĩa chiến đấu thực tế. Mỗi lần quân đội di chuyển là một rừng lam kỳ như sóng lụa bô vờ rung rinh trong gió… nó sẽ là biểu tượng chết chóc cho bất kỳ nhánh quân đội và reo rắc nỗi kinh hoàng khắp khu vực này.

Vì sao màu lam?

Có lựa chọn sao?

Đại Tống nó lấy mẹ màu đỏ làm quân phục , quân bào, kỳ lá rồi. Không thể hai quân màu đỏ lao vào nhau được chứ , biết đâu địch ta. Ngày xưa thì ông Lý Thăng Long dùng vàng nâu hai màu làm quân phục, cho nên Bố Chính chỉ có thể chọn màu lam. Thôi cũng được màu lam rẻ dễ nhuộm ít phai màu. Ký thích, nhìn cũng đẹp… Khựa khựa.

Lại nói lúc này hơn vạn tư quân đã tập hợp ở Trà Sơn hẻm. Đóng trại xây tường rào thắp lửa bắc bếp.

Có 1500 cung kỵ thật sướng cái thân. Thân binh không cần ra ngoài lùa tiểu miêu tiểu cẩu nữa. Cung kỵ là thám báo phiên bản nâng cấp. Mẹ đám này đi càn một lượt là thanh không một khu lớn.

Trước đánh nhau với Địch Viễn ở Hành Dương là Ký hoàn toàn mù màu khu phía Bắc vì tháp báo lên đó là chết tươi. Thám báo của Ký chỉ hoạt động được vùng phía Tây cạnh sông Hưng.

Chính vì vậy Quách Mậu Nghiêm có thể ngang nhiên đột kích hậu quân của Ký khiến hắn cũng lao đao mấy phần.

Nay thì hay rồi. Ký thầm cảm ởn Địch Viễn.

Giá như hắn đưa nốt 1500 cung kỵ còn lại cho Ký thì … thật tuyệt.

Quân mới đầu hàng rất tự giác chia ra thay nhau canh tuần trại. Đám ăn trước đám ăn sau.

Ngô Khảo Ký có thể thấy được nhóm Khương mới cũ đang tụ thành từng nhóm xì xầm. Thu thoảng lại có tiêng hoan hô ầm ầm.

Thân binh nhóm lại phải đi qua nhắc trận tự. Nhưng thái độ không gắt.

Bọn họ biết vì sao người Khương ồn ào.

Lính Khương cũ kể về quy củ cùng đãi ngộ, nói đến đãi ngộ dĩ nhiên ầm ầm hô vang rồi, rất rất khó ức chế.

Một thằng nhóc khương tầm 16 tuổi mới ra nhập, hắn chưa ý thức nhiều việc cưới vợ, việc không bị phụ nữ áp bách sẽ ra sao, hắn thuần vì miếng ăn mà bị mẹ hắn bán cho Đinh Viễn, kiếm tiền về nuôi mẹ , chị gái…

Thằng bé lúc này lân la đến một Khương Kỵ Lam Kỳ mà sờ mó.

Sờ sờ chiến giáp thép tôi, ánh mắt mê ly cùng sợ hãi , hấn muốn có…

“ Toa Đô Cát ca, cái này sau đó bọn ta có được mặc không?” Thằng bé quan tâm nhất vấn đề này.

Lý do hắn phản bội Địch Viễn là bộ chiến giáp.. điều này phải khẳng định với mọi người.

Trong số 7500 hàng binh Khương chỉ khoảng 60% rất trưởng thành người hàng với lý do là Địch Viễn lừa đảo, họ đi theo Vương gia vì lý tưởng bình đẳng giới, thoát ly sự khống chế quá hà khắc bất công của phụ nữ ở quê hương. Muốn cưới vợ nơi khác, muốn lập gia nơi khác.

20% là ăn theo nói leo, bị tư tưởng đám đông mà hùa cùng. 10% là mấy lý do cẩu huyết không ai giải thích nổi trừ chính chủ.

Đơn giản là thằng bé này chẳng hạn.

“ Ta không biết, thứ này đắt lắm, mua được cả nhà, cưới được vợ đấy.. Chờ chút ta đi hỏi trưởng quan”

Người Khương thật thà nhiệt tình, đồng tộc hỏi các Lam Kỳ Kỵ Sĩ không biết sẽ đi hỏi trưởng quan, toàn là thân binh của Ngô Khảo Ký. Thân binh Ngô Khảo Ký là các chuyên gia ngôn ngữ học.

Thông thạo nói tiếng Hán, Liêu, thậm chí nói qua qua tiếng Triều, Nhật bản được. Tiếng Khmer thì chịu chết vì họ chiến đấu toàn ở Bắc Á.

Cho nên thân binh nhóm sẽ phân người quản Khương binh.

Lát sau tên Lam Kỳ Kỵ Sĩ hớn hở quay về.

“ Thiết giáp giống vầy chưa có , phải chờ chuyển từ Mẫu quốc qua, mất cả tháng trời. Nhưng ngươi yên tâm, tầm vài ngày từ Huỳnh Dương sẽ chuyển đến giáp Bộ binh các ngươi mặc tạp, bên ngoài khá giống thế này chỉ là mỏng hơn chút.”

Lam Kỳ Kỵ Sĩ hào hứng khoe.

“ Tốt quá rồi… hoan hô” Thằng bé Khương hô vang lên.

“ Bé mồm trưởng quan tơi phạt giờ”

Lam Kỳ Kỵ Sĩ nhắc nhở ….

“ Ô Ô … không la hét… vậy lương tháng ngươi bao nhiêu? Lương tháng ta chắc ít lắm , mới 16 tuổi” thằng bé bắt đầu lúc này mới nghĩ đến lương.

“ Ta hả … chừng này”

Lam Kỳ Kỵ Sĩ giơ ngón tay lên.

“ Hả 70 tiền hơn hẳn gấp hai lần”

Nhóc Khương lại hô lên.

Lam Kỳ Kỵ Sĩ ghì cổ ôm miện hắn lại rồi thì thầm

“Là 700 tiền , mẹ kiếp nói ra biết chắc ngươi la thất thanh, bố mày bịt miệng trước”

Lam Kỳ Kỵ Sĩ đoán đúng, dù bin bịt miệng thằng nhóc vẫn điên cuồng dãy dụa muốn la hét.

700 tiền ở Đại Tống được 1 hạng bạc hai phân đấy.

Không có cách , dạo này Tống lấy đồng đúc pháo, thiếu tiền đồng nghiêm trọng, lại bồ thường rất nhiều cho Bắc Nguyên hay Ngô Khảo Ký, lại thêm mấy lần thuê công ty Đông Hải Đại Việt trong các chiến dịch đánh Mân hay thu phục Yên Vân cho nên cực thiếu tiền đồng. Lấy bạc ra sử dụng khiên lạm phát bạc. Giá tiền đồng lên cao chóng mặt đã là 1 lượng = 1 quán= 650 tiền đồng. Mà trước chiến tranh giá là 950 tiền đồng. Có thể thấy Đại Tống đang khá vất vả.

Đúng lúc cả doanh trại Đại Việt đang vui vẻ thì thám báo Cung Kỵ Sĩ hấp tấp về doanh thông báo… bọn họ đánh chặn và bắt được một toán quân địch đang giải về.

Lam Kỳ Kỵ Doanh ầm ầm đứng dậy chuẩn bị chiến đấu, đeo lên chiến mã đèo bão trường thương Demi-lance trong tay.

Lúc này rõ là không phải không gian chiến đấu lớn , không thể dùng Kopia thương rồi.