Nguồn: MT
Mã Tường Lân nói:
Tần Dân Bình vội vàng giải thích, thì ra lần này bọn họ vào kinh, có lòng đi đến Hàng Châu, bái tế sinh từ của Chung thái giám. Sinh từ hương hỏa rất thịnh, nghe nói có giúp văn vận, có thể phù hộ khoa cử vân vân.
Chung thái giám nghe nói cực kỳ vui mừng:
Nói đến chyện Trương Nguyên ra tay đánh con trai Phương Các Lão. Chung thái giám nói:
Trương Nguyên hỏi:
Chung thái giám cười nói:
Trương Nguyên nói:
Chung thái giám nói:
Chung thái giám nhìn sự việc vẫn còn rất rõ ràng. Trương Nguyên nói:
Chung thái giám biết Trương Nguyên và y giống nhau, đều là đem sự nghiệp đặt trên mình Hoàng thái tử và Hoàng trưởng tôn, cười nói:
Tiệc rượu này uống mãi cho đến giờ Dậu ba khắc, sắc trời đã dần tối. Trương Nguyên, Tần Dân Bình đứng dậy cáo từ. Trương Nguyên nói thẳng muốn dẫn Mã Tường Lân đi xem xiếc, Chung thái giám cũng không lưu khách lại, lúc tiễn ra ngoài cửa chính, kéo tay Trương Nguyên thấp giọng nói:
Trương Nguyên nghĩ bản thân mình có lẽ tháng hai sẽ đi sứ Triều Tiên, sẽ có thời gian rất lâu không gặp được Hoàng trưởng tôn Chu Do Hiệu. Cảm tình với tiểu thợ mộc đó là phải thường xuyên liên lạc, gật đầu nói:
Chung thái giám mỉm cười nói:
Từ biệt Chung thái giám, chủ tớ Trương Nguyên và hai người Tần Dân Bình, cháu trai Mã Tường Lân men theo phía đông Hoàng thành chậm rãi mà đi. Ngày tết lệnh cấm đi lại ban đêm được giải trừ, chợ đêm sầm uất, ngựa xe như nước, chơi bài, múa gậy đá bóng, hát nói bình thoại, bất kể ngày đêm. Mã Tường Lân chưa từng nhìn qua cảnh tượng phồn thịnh như vậy, nhìn đến nỗi hoa cả mắt.
Từ Đại Minh môn thẳng đến Chính Dương môn, đi qua mấy con phố dài, mỹ nữ khuynh thành, cửa tiệm hai bên đường đèn lồng treo cao, mãi nghệ làm xiếc chiêng trống vang trời. Trương Nguyên cùng Tần Dân Bình, Mã Tường Lân xem múa rối, xem múa bình hoa. Ở một nhà trọ bên cạnh Chính Dương môn nhìn thấy có biểu diễn Cách Bích kịch, Trương Nguyên biết Cách Bích kịch chính là khẩu kỹ. Bài “ Khẩu kỹ” nổi tiếng chính là bài khẩu kỹ viết về sự chia ly giữa Lâm Tự Hoàn và Bồ Tùng Linh, rất là đặc sắc. Mấy người bèn vào trong đại sảnh của quán xem kịch. Biểu diễn khẩu kỹ chính là một thiếu niên mười bảy, mười tám tuổi, tên là Uông Kinh, ngồi sau tấm bình phong. Đại chiến Phì Thủy chính là từ sau tấm bình phong nhỏ hẹp này mà diễn. Thần hồn nát thần tính, trông gà hóa cuốc, người bị thương gào thét, tuấn mã hí dài, âm thanh mô phỏng hai quân giao chiến giống như đúc. Thần kì đến mức làm cho Trương Nguyên muốn đi ra sau tấm bình phong xem xem có phải là cất giấu một cái ti vi hoặc một cái radio hay không?
Biểu diễn xong, thiếu niên Uông Kinh đi ra cảm ơn khách, một đồng tử tóc rối bời đưa khay xin thưởng. Trương Nguyên thưởng năm tiền, Uông Kinh ngưng mắt liếc nhìn Trương Nguyên một cái, mỉm cười khom người tạ ơn.
Sang ngày mùng tám, Trương Nguyên cùng Thương Đạm Nhiên và tiểu Hồng Tiệm đến Đại Từ ở Diên Phúc cung khấn lễ Tam Quan Đế Quân, buổi trưa thì ở trong nhà anh rể dùng bữa. Thấy đã đến cuối giờ Ngọ, bèn dẫn Uông Đại Chùy và Vũ Lăng, do Diêu thúc đánh xe, ra khỏi Triều Dương môn đi về phía miếu Đông Nhạc. Trước miếu có một mảnh rừng tùng, vượt qua rừng tùng, chỉ nhìn thấy phía trước trai gái đi lễ rộn ràng nhộn nhịp, lò hóa tiền vàng nóng như thiêu đốt, lửa cháy không tắt, có thể thấy hương hỏa cực thịnh.
Trương Nguyên xuống xe, nhìn chung quanh một lát, Hoàng tôn Chu Do Hiệu hẳn là chưa tới. Nhìn thấy trước điện có ba tấm thạch bia lớn, liền bước thong thả tới trước bia xem, trong đó một tấm bia miếu rõ ràng là ghi chép của Triệu Mạnh Phủ. Dù sao cũng rảnh, liền nhìn kĩ từng chữ từng nét, viết phỏng theo trong lòng. Thư pháp của ông ấy hơi yếu, cần mạnh thêm chút nữa a. Một tấm văn bia vẫn chưa xem xong, Vũ Lăng đột nhiên chạy tới nói:
Trương Nguyên cười nói:
Theo lời Cẩm Y Vệ Bách Hộ Chân Tử Đan, lúc trước khi bọn họ truy xét đến thì thư sinh mặt đỏ kia ở nhà trọ Lục thị ở phố Kỳ Bàn. Ngày đó bắt được Ngang A Ba, thư sinh mặt đỏ đó và tùy tùng liền trả phòng rời đi rồi, gian kế muốn hãm hại sứ thần Triều Tiên đã bại lộ. Bọn chúng làm sao còn có thể lưu lại trong kinh thành, hẳn là đã sớm cao chạy xa bay rồi. Bởi vậy Trương Nguyên không tin sẽ gặp được Hoàng Thái Cực mặt đỏ ở Đông Nhạc miếu này.
Vũ Lăng nghe thiếu gia nói như vậy, cũng mỉm cười, nói:
Lúc này, có ba cỗ xe ngựa dừng ở bên rừng tùng, Vũ Lăng vừa nhìn, liền nói:
Trương Nguyên không nói với Vũ Lăng là Hoàng trưởng tôn sẽ tới. Hoàng trưởng tôn xuất cung loại sự tình này càng ít người biết thì càng tốt.
Chu Do Hiệu áo xanh mũ xanh, còn mộc mạc hơn so với công tử nhà giàu một chút. Đi cùng có tám Nội thị. Nội thị cũng nhất loạt mặc phục sức của người hầu. Vú nuôi Khách Ấn Nguyệt và một cung nữ khác cũng thay đổi trang phục trong cung, trang điểm thành phụ nhân bình thường. Khách Ấn Nguyệt dáng người cao gầy, tuy là dân phụ bình thường váy ngắn áo dài, không chút phấn son, nhưng vẫn đẹp kinh người. Khách Ấn Nguyệt lúc xuống ngựa đội mũ chùm, lụa trắng mỏng manh rủ xuống, che dấu dung nhan.
Trương Nguyên chắp tay ngang mày thi lễ với Chu Do Hiệu. Chu Do Hiệu hoàn lễ, nhìn xung quanh, thấp giọng cười hi hi nói:
Trương Nguyên mỉm cười nói:
Lại gật đầu chào hỏi với đám người Khách Ấn Nguyệt, Chung Bản Hoa, Hàn Bản Dụng, Ngụy Triều, Ngụy Tiến Trung, rồi cùng chúng Nội thị vây quanh Hoàng trưởng tôn Chu Do Hiệu đi vào đại điện.
Buổi chiều khách hành hương không bằng buổi sáng, nhưng chỗ bái lễ trước tượng Đông Nhạc Đại Đế cũng không có chỗ trống, trai gái quỳ cầu nguyện nườm nượp không ngớt. Ngụy Tiến Trung và mấy Nội thị ngăn đám người không phận sự, để Hoàng trưởng tôn có thể ung dung dâng hương cầu nguyện. Khách Ấn Nguyệt ở bên cạnh giúp đốt lửa hương, bảo Hoàng trưởng tôn nói lời cầu phúc.
Đột nhiên có người chờ dâng hương hét lên:
Trương Nguyên chắp tay giải thích nói:
Khách hành hương la hét kia nhìn thấy Trương Nguyên dung mạo thanh nhã, ngôn ngữ ôn hòa, cũng bình tâm mà đợi, đợi một lúc, đám người Ngụy Tiến Trung tránh ra. Trương Nguyên nhìn thấy Chu Do Hiệu đã nắm tay Khách Ấn Nguyệt đi về hướng đại điện nhà lưỡng vu xem địa ngục bảy mươi hai ti, vội vàng đi theo, nói với Khách Ấn Nguyệt:
Chu Do Hiệu vội nói:
Khách Ấn Nguyệt khẽ cười nói:
Trương Nguyên “Ừ” một tiếng, đành phải theo Chu Do Hiệu nhìn những bức tượng như “ Chưởng giáo thiêm áp ti”, “Chưởng sinh tử câu áp thôi khám ti”, các loại tượng đắp hình thù kỳ quái, quỷ khí dày đặc. Nghệ thuật Phật giáo coi trọng khủng bố và thương xót, địa ngục bảy mươi hai ti này đều là khủng bố.
Xem chừng một nửa bảy mươi hai ti, Chu Do Hiệu bỗng nhiên rỉ tai với Khách Ấn Nguyệt một câu, Khách Ấn Nguyệt cười “Hi” một tiếng, thấp giọng nói:
Nắm tay Chu Do Hiệu từ cửa nhỏ bên trái nhà lưỡng vu đi ra ngoài.
Đám người Chung Bản Hoa, Ngụy Tiến Trung và Nội quan vội theo sau. Trương Nguyên và Uông Đại Chùy, Vũ Lăng rơi lại ở phía sau...