Hình Bộ lang trung Hồ Sĩ Tương, Viên Ngoại lang Lao Vĩnh Gia là những người thẩm vấn Trương Soa lần này, cũng dùng cực hình, nhưng Trương Soa vẫn chỉ lặp lại những lời nói nhằm minh oan cho mình về cái tội xâm nhập vào cung, trong lời khai trước sau có chút mâu thuẫn, cách nói năng giống người điên. Lần này phụng chỉ tái thẩm định vụ án đĩnh kích chủ yếu là do quan viên Chiết Đảng làm chủ, Chiết Đảng và ngoại thích Trịnh thị có quan hệ khá mật thiết, nên không muốn để vụ đĩnh kích này làm liên lụy đến Trịnh Thị, lời khai của Trương Soa như vậy quả là đúng ý nguyện của Chiết Đảng, vì thế liền viết thành hồ sơ xử lại vụ án để dâng lên Hoàng Đế, chỉ cần được Đại Lý Tự thẩm tra đối chiếu lại không thấy sai sót, Đô Sát Viện không có dị nghị gì, như vậy vụ đại án đĩnh kích, làm triều đình cùng dân chúng chấn động một quãng thời gian này có thể chấm dứt, nhưng nào ngờ, ngay lúc đó, Vương Chi Thái lại đưa ra lời khai khác và đòi phản cung!
Việc tranh giành của các đảng trong triều Vãn Minh chủ yếu xảy ra ở các nha môn trong kinh thành, ở mỗi nha môn vừa có Đông Lâm quan viên vừa có cả Tam Đảng quan viên, giống như Hình Bộ, ba người thuộc Tam Đảng là Hình Bộ Lang trung Hồ Sĩ Tương, Nhạc Tuấn Thanh, Viên Ngoại lang Lao Vĩnh Gia, còn Hình Bộ Viên Ngoại lang Lục Mộng Long, chủ quản Phó Mai, Vương Chi Thái lại thuộc đảng Đông Lâm. Lúc này quan viên Vương Chi Thái đòi phản cung, làm liên lụy đến thái giám trong triều, rõ ràng muốn ám chỉ đến Trịnh Thị đứng phía sau, cũng ngầm uy hiếp Tam Đảng quan viên.
Hồ Sĩ Tương, Lao Vĩnh Gia tỏ ý là bọn họ chỉ phụng chỉ điều tra, kết quả của lần tái thẩm lần này đã dâng lên, Hoàng Đế vẫn chưa có ý kiến phúc đáp, bọn họ không thể tiếp tục thẩm tra, trừ phi Hoàng Đế có chiếu chỉ khác yêu cầu thẩm vấn. Hồ Sĩ Tương tuy căm tức việc Vương Chi Thái qua mặt, lại không thể ngăn cản Vương Chi Thái trình yết thiếp đi, Vương Chi Thái là chủ quản Hình Bộ Đề Lao, chỉ cần là người trong Hình Bộ, thì đều có quyền phát ngôn.
Chiều hôm đó, yết thiếp đòi phản cung của Vương Chi Thái được đưa đến Nội Các, lúc đó hai vị phụ thần Phương Tòng Triết và Ngô Đạo Nam đều thầm kinh hãi, vụ án đĩnh kích này quả nhiên không thể bỏ qua. Sự tình ngày một nghiêm trọng, hai người Ngô, Triết dự định cử người của Đô Sát viện và Đại Lý Tự phái cùng quan viên trong Hình Bộ thẩm định lại vụ án đĩnh kích, chập tối sẽ đưa kết quả đến Ty Lễ Giám để duyệt qua rồi dâng lên Hoàng Đế.
Chưởng án Ty Lễ Giám-Lý Ân nhìn thấy yết thiếp mà lạnh cả sống lưng, vụ án đĩnh kích quả nhiên liên quan đến nội quan trong triều, không dám để yết thiếp ở Ty Lễ Giám qua đêm, vì thế y liền mang đến Khải Tường Cung, sáng sớm hôm sau sai hai người điển bộ của Ty Lễ Giám đến trước Khải Tường Cung đợi chỉ, xem Vạn Lịch Hoàng Đế có phúc đáp hay không, đợi đến đầu giờ Tỵ, hai người đó mang tấu chương phúc đáp của Hoàng Đế về, trong đó không có phần yết thiếp của Vương Chi Thái, Lý Ân cuối cùng cũng biết rõ Vạn Tuế gia không muốn chuyện này phát ra ngoài.
Vạn Lịch Hoàng Đế quả thật không muốn để yết thiếp của Vương Chi Thái truyền ra ngoài, nhưng nội dung yết thiếp cũng đã bị truyền ra ngoài rồi, quan viên bàn luận dữ dội, ngày thứ ba sau khi Vương Chi Thái trình yết thiếp, tức ngày hai mươi bốn tháng năm, Hộ Bộ Chiết Giang là Ti thự lang trung sự Lục Đại Thụ dâng sớ chỉ ra ba điểm đáng ngờ, nghi ngờ việc Trương Soa khai có một thái giám đến tìm y, vậy thái giám đó là ai? Y khai mình đã đến một tòa nhà lớn trong kinh, vậy thì tòa nhà đó ở đâu? Y khai rằng có một thái giám dật dây sau lưng trong việc y xông vào cung, vậy thái giám đó là ai? Trong bản tấu lại nói bóng gió rằng Trịnh quý phi là kẻ chủ mưu đứng đàng sau mọi việc, nhận tiện liên hệ đến vụ Chiết Đảng để bao che cho gã đồng thời đổ hết mọi tội danh lên đầu Trịnh quý phi, có thể nói là đã lật ngược thế cờ, làm cho Đảng Đồng Lâm có thể lấy danh nghĩa đả kích đối thủ để ủng hộ Thái Tử.
Cùng ngày hôm đó, Hộ Bộ chủ sự Trương Đình, đã dâng sớ nói:”Khí thế của Thái Tử bây giờ, như chồng trứng sắp đổ, nguy hiểm luôn rình rập bên người, từ trên xuống dưới đều bị che mắt bị lừa gạt”, khẩn cầu Hoàng Đế bệ hạ để cho Cửu khanh Khoa đạo Tam Pháp Ti cùng thẩm định vụ án này, để cho Đông cung được yên bình.
Tuy trên sớ người chủ trương thẩm định lại vụ án chỉ có ba viên quan của Đảng Đông Lâm, nhưng đây cũng là tiếng nói của đông đảo quan viên thân sĩ trong kinh thành, lời lẽ của quan viên Đông lâm Đảng trong bản sớ coi như vẫn còn kiềm chế, cũng không chỉ rõ người đứng sau vụ đĩnh kính là Trịnh quý phi và Trịnh Quốc Cữu. Chỉ ám chỉ và nói bóng gió mà thôi, nhưng trên đường phố trong kinh, người dân biết gì thì nói vậy, người ta đồn rằng Ngoại thích Trịnh Thị mưu đồ bí mật hại chết Thái Tử để đưa Phúc Vương lên ngôi Thái Tử, đi trên bất cứ một con phố nào của kinh thành đều có thể tùy tiện nghe thấy lời đồn thổi như vậy, Trịnh Quốc Thái tuy là Tả Đô Đốc trong Ngũ Đại Đô Đốc, ở phủ Tả Quân Đô Đốc, con trai ông ta là Trịnh Dưỡng Tính là Thiên hộ của Vũ Lâm vệ, quyền chức không nhỏ, nhưng cũng không khống chế được lời đồn thổi trong dân chúng, không thể làm cho bách tính câm miệng được, chỉ có thể tung ra lời đồn đại khác, lấy lời đồn đại khác để khống chế lời đồn đại này, tung ra lời đồn rằng nghi phạm Trương Soa phản cung hoàn toàn là do Chủ Sự Hình Bộ Vương Chi Thái xúi giục, Vương Chi Thái thấy trong lời khai của Trương Soa có nhắc đến hai quan viên trong triều là Bàng Bảo và Lưu Thành, nên xúi dục Trương Soa khai những lời đó, Vương Chi Thái thân là quan viên của Hình Bộ, lại xúi giục Trương Soa nói như thế, làm trái pháp luật, tội ác tày trời.
Trong kinh dư luận xôn xao, hai người phụ trách xét duyệt lại vụ án đĩnh kích là Đại lý Thiếu khanh Vương Sĩ Xương và người chịu trách nhiệm giám sát thuộc Đô Sát viện là Tả Đô Ngự sử Trương Vấn Đạt phải chịu áp lực rất lớn. Ngày hai mươi sáu tháng năm, Vương Sĩ Xương lấy thân phận là chủ quản ty phán viết sớ rằng: “ Tòa nhà lớn kia ở chỗ nào? Người đứng sau lưng là ai? Hung khí Trương Soa dùng là vật gì? Y có gan đột nhập như đi giữa nơi hoang vắng, hừ, thật đáng ngờ.” Y cũng muốn thẩm vấn lại thêm về vụ án này.
Vương Sĩ Xương thuộc Chiết Đảng, người trong Chiết Đảng tán thành hành động của Vương Chi Thái của đảng Đông Lâm, tấu chương của Lục Đại Thụ ý vị vô cùng sâu xa, tiếng nói đòi điều tra rõ ràng vụ án đĩnh kích của dân chúng Minh triều tăng vọt. Thân là quan viên trong Đại Lý Tự Vương Sĩ Xương phải chịu áp lực rất lớn, vì bảo toàn sự trong sạch của mình liền đem trách nhiệm này giao cho Hình Bộ, trong đó có lẽ là do Trịnh Quốc Thái bày mưu, Trịnh Quốc Thái đã liên lạc được với muội muội là Trịnh quý phi, Trịnh quý phi quả quyết phủ nhận việc mình có liên quan đến vụ án này, cho nên Trịnh Quốc Thái phải cầu xin những viên quan chịu trách nhiệm thẩm tra vụ án lần này để Trinh Thị được trong sạch, nhưng gã lại không biết rằng gã đã sớm sập bẫy của Đảng Đông Lâm, càng giãy dụa thì càng sa vào, cũng như than củi càng cạo càng đen, hầm cầu càng đào càng thối.
Vạn Lịch Hoàng Đế vẫn bình tĩnh, ngoảnh mặt làm ngơ trước tấu chương này, không một nét biểu cảm, nhưng có rất nhiều điều ngay cả Hoàng Đế cũng không thể kiềm chế được, Đô Sát viện, Đại Lý Tự, Hình Bộ có hành động. Đại Lý Tự báo cáo lên Hình Bộ vụ Đĩnh Kích có lỗ hổng, lý do vì khẩu cung của phạm nhân trước sau không thống nhất, yêu cầu Hình Bộ phúc thẩm, vì vậy Tam Pháp Ty bỏ Vạn Lịch Hoàng Đế sang một bên, ra lệnh cho bảy người gồm Hồ Sĩ Tương, Lao Vĩnh Gia, Triệu Hội Trinh, Lục Mộng Long, Phó Mai, Vương Chi Thái cùng Trâu Thiệu Quang thẩm vấn lại Trương Soa. Đô Vấn Đạt thuộc Đô Sát viện, Vương Sĩ Xương thuộc Đại Lý Tự, đô đốc Lý Bàng Thính thuộc Hình Bộ.
Ngày hai mươi tám tháng năm, vụ Đĩnh Kích được thẩm tra lại tại nhà lao của Hình Bộ. Hồ Sĩ Tương, Lao Vĩnh Gia, Triệu Hội Trinh, Trâu Thiệu Quang thuộc Tam đảng tất cả đều im lặng không nói gì. Nếu hai người Ngũ phẩm Hình Bộ lang trung Hồ, Lao không nói gì, thì Viên Ngoại Lang Lục Mộng Long buộc phải làm tròn bổn phận, liền hô to:
Trương Soa ở phía dưới kêu to:
Rồi nhanh chóng, y khai y cùng Lý Tự Cường là đồng hương, đươc Lý Vạn Thương tiến cử, rồi được hai vị công công là Bàng Bảo và Lưu Thành dẫn vào kinh, sau khi ăn uống nghỉ ngơi, y được giao cho kim khí.
Lục Mộng Long hỏi:
Trương Soa đáp:
Lục Mộng Long hỏi:
Trương Soa đáp:
Lục Mộng Long hỏi:
Trương Soa suy nghĩ một chút, lắc đầu nói: