Vương Vi nghĩ đến việc sinh nở của Đạm Nhiên, hối hận không biết sớm Tiểu thủ bà bà này, nếu không có thể thuê theo thuyền của Trương Nhược Hi cùng đi Sơn Âm. Bây giờ đã là mùng 8 tháng 3 rồi, không biết còn có thể tới kịp trước khi Đạm Nhiên sinh nở hay không?
Đã biết có Tiểu thủ bà bà như thế, Vương Vi cũng không thể không làm chút gì. Nói cách khác, nếu chẳng may Đạm Nhiên sinh nở không thuận, vậy nàng sẽ áy náy cả đời. Bởi vậy mặc dù biết rất có khả năng không về kịp khi Đạm Nhiên sinh nở, Vương Vi vẫn quyết định ra một phần sức.
Vương Vi lập tức đi Tiểu Giáo trường mời vị Tiểu thủ bà bà đó đi Sơn Âm đỡ đẻ. Tiểu thủ bà bà hét giá một trăm lượng bạc, nói rằng cả đi cả về sẽ hết hai, ba tháng, điều này sẽ làm trễ nãi bao nhiêu chuyện của bà ta. Vương Vi bây giờ cũng tinh ranh rồi, trải qua một phen cò kè mặc cả mới thương lượng xong với Tiểu thủ bà bà. Nếu kịp đến đỡ đẻ sẽ đưa cho một trăm lượng, không kịp sẽ đưa cho sáu mươi lượng, trả trước mười lượng.
Ngày 10 tháng 3, Vương Vi sắp xếp xong các công việc ở hiệu buôn, dẫn Tiểu thủ bà bà đi thuyền nhanh của cục Dân Tín đến Hàng Châu, đi theo có Diêu thúc, Huệ Tương và Tiết Đồng. Vị lão đại của thuyền đó nói nếu thuận buồm xuôi gió thì hai mươi ngày có thể tới Hàng Châu. Vương Vi xin lão đại đó mau chóng lên đường, lấy thời gian hai mươi ngày là hạn định, đến sớm một ngày sẽ trả thêm năm lượng bạc. Lão đại đó tất nhiên là mừng ra mặt, lệnh cho người chèo đò chèo ngày chèo đêm, chỉ cần mười sáu ngày thì đến bến tàu Hàng Châu.
Vương Vi không ghé hiệu buôn Thịnh Mỹ ở Hàng Châu nghỉ đêm, ngay đêm đó liền ngồi thuyền đi Sơn Âm. Hành khách trên chuyến thuyền đêm nói chuyện trên trời dưới đất. Vương Vi nghe nói tộc huynh Trương Đại và tộc thúc Trương Liên Phương của Trương Nguyên đều có tên trên bảng vàng ở kì thi mùa xuân. Sơn Âm Trương thị một khoa ba Tiến sĩ, phong thủy đại phát rồi!
Sáng sớm ngày 28 tháng 3, một nhóm năm người Vương Vi ở đầu cầu Bát Sỹ huyện thành Sơn Âm lên bờ. Họ chưa tới Đông Trương, liền nghe nói thê tử Thương thị của Trương giải Nguyên khó sinh, đã đau một ngày một đêm. Bốn, năm bà đỡ hầu hạ, còn mời một người từ Hàng Châu tới nhưng vẫn không sinh được, chỉ sợ có nguy hiểm rồi.
Vương Vi vừa mừng vừa sợ, sợ là vì Thương Đạm Nhiên khó sinh thật, mừng là vì cuối cùng cũng kịp đến, nói với Tiểu thủ bà bà ở bên cạnh:
Tiểu thủ bà bà này tuổi đã quá sáu mươi, mắt sáng, dáng người nhỏ bé hành động nhanh nhẹn, gùi một hòm thuốc dài. Vương Vi muốn thay bà ta cầm nhưng bà ta từ chối, nói:
Lúc này trong miếu Giải Nguyên , trên có Trương Thụy Dương, song thân Lã thị, dưới có nữ tì, môn đồng, mọi người đều hoảng sợ, mặt tái mét. Vương Vi dẫn theo Tiểu thủ bà bà vào cửa, nói rõ tình hình với song thân. Trương mẫu Lã thị nước mắt lưng tròng vội nói:
Vương Vi dẫn Tiểu thủ bà bà lên lầu hai tây lầu, nghe thấy tiếng đau đớn rên rỉ của Thương Đạm Nhiên truyền ra từ trong phòng ngủ. Tiểu thủ bà bà gật đầu nói:
Đi vào phòng ngủ, chỉ nhìn thấy trên giường lớn, một bà đỡ từ đằng sau ôm eo Thương Đạm Nhiên, cạnh giường còn có bốn bà đỡ và mấy nữ tì vây quanh. Trương Nhược Hi ngồi ở cạnh giường nắm lấy tay Thương Đạm Nhiên, không ngừng khích lệ Đạm Nhiên phải gắng gượng.
Tiểu thủ bà bà vừa vào liền lớn tiếng ra lệnh cho bà đỡ và mấy người khác ở cạnh giường đều ra ngoài, chỉ giữ lại bà đỡ đang ôm eo kia ở trên giường trợ giúp, rồi đóng cửa lại.
Vương Vi và Thỏ Đình dìu lấy Trương mẫu Lã thị đứng ở hành lang trên lầu. Trương mẫu Lã thị đọc đi đọc lại “Bạch y đại sĩ chú”. Trương Nhược Hi bất an đi tới đi lui, nhìn xuống dưới lầu, lão phụ Trương Thụy Dương đứng ở sân nhà đang ngẩng đầu lên ngóng. Tông Dực Thiện và vợ chồng Y Đình, còn có vị huynh Thương Chu Đức của Đạm Nhiên ở dưới cũng lo lắng chờ đợi.
Chờ đợi rất khó chịu! Những thân nhân chờ đợi ở bên ngoài thật giống như kiến bò trên chảo nóng. Ước chừng hai khắc sau, cuối cùng nghe được một tiếng “Oa” vang dội truyền ra từ trong phòng, cửa vẫn chưa mở, Tiểu thủ bà bà kia đã kiêu ngạo báo cáo:
Trương mẫu Lã thị và Trương Nhược Hi lập tức lệ rơi đầy mặt, Trương Nhược Hi báo tin vui cho lão phụ dưới lầu, nói:
Tin vui nhanh chóng truyền đi, cả nhà vui mừng, hoảng sợ trước kia chỉ trong chớp mắt liền mất tăm mất tích. Bầu không khí bị đè nén trong nháy mắt tiêu tan.
Tiểu thủ bà bà rửa sạch tay mở cửa bước ra, thi lễ với Trương thị Lã mẫu nói:
Trương mẫu Lã thị bây giờ vẫn chưa kịp thưởng thức niềm vui sướng khi sinh con trai, chỉ cần sinh được là tốt rồi. Đợi đến khi vào trong phòng nhìn thấy một đứa bé đỏ hon hỏn nằm bên cạnh Đạm Nhiên, đang lớn tiếng gào khóc. Trương mẫu Lã thị lúc này mới dần tỉnh lại, vui mừng đến mức lại rơi nước mắt, không ngừng khen Đạm Nhiên không ngừng cố gắng.
……
Ba ngày sau, Tiểu thủ bà bà do Diêu thúc hộ tống rời khỏi Sơn Âm quay về Nam Kinh. Trừ nhận được một trăm lượng bạc tiền thù lao ra, Trương mẫu Lã thị còn tặng Tiểu thủ bà bà rất nhiều lễ vật. Thật là cảm kích! Nếu Đạm Nhiên sinh nở có chuyện bất trắc, vậy người trong nhà đối với việc Trương Nguyên đỗ Tiến sĩ cũng không cảm thấy vui vẻ gì. Lưu Tri huyện Sơn Âm sáu ngày trước đã sai người tới báo tin vui, nói Trương Nguyên đã đỗ thi Hội đứng thứ sáu khoa Bính Thìn.
Sức khỏe Thương Đạm Nhiên khôi phục lại rất nhanh, đứa bé cũng rất mạnh khỏe, chớp mắt đã là 16 tháng 4. Buổi sáng ngày hôm đó Tri phủ Thiệu Hưng Từ Thời Tiến tự mình dẫn một ban nhạc trống thổi đến trước miếu Giải Nguyên ở Đông Trương. Văn thư báo hỉ việc Trương Nguyên đỗ Trạng nguyên ở kì thi Đình đã truyền tới Thiệu Hưng rồi. Hai cây đại kỳ sơn son rất nhanh được dựng lên, miếu Trạng Nguyên lập tức xây dựng.
Ngày Thương Đạm Nhiên vất vả sinh nở, thì Trương Nguyên ở cách xa bốn ngàn dặm đang chia tay bằng hữu thi rớt về quê ở cửa Triều Dương bên ngoài kinh thành. Sau khi bóng cánh buồm khuất xa, mười vị tiến sĩ Hàn Xã ở lại liền tụ tập chuyện trò uống rượu ở tửu lầu gần đó. Ngày mà mười người bọn họ tương ngộ cũng không dài, bởi vì ngày mùng 1 tháng sau Trương Nguyên và Văn Chấn Mạnh phải vào viện Hàn Lâm bắt tay vào việc
Hai vị Thứ Cát sĩ là Nghê Nguyên Lộ và Trương Đại cũng ở viện Hàn Lâm, nhưng Thứ Cát sĩ vẫn chưa được tính là Hàn Lâm. Nhiệm vụ chính của Thứ Cát sĩ ở viện Hàn Lâm là học, do các quan có học vấn uyên bác trong viện Hàn Lâm và phủ Chiêm Sự phụ trách dạy bảo bọn họ. Kỳ học thường là ba năm, sau đó tiến hành thi sát hạch. Người có kết quả thi ưu tú được thăng chức Biên tu và Kiểm thảo viện Hàn Lâm. Người có kết quả thi kém hơn thì được chức Cấp sự trung và Ngự sử. Tức là sau khi học hành đỗ đạt, thì con đường thăng quan tiến chức của Thứ Cát sĩ thuận lợi hơn so với Tiến sĩ thông thường. Hơn nữa còn có hi vọng trở thành Đại học sĩ được vào các phụ việc triều chính, người thời đó gọi là ‘Trữ Tướng’ (tức người hỗ trợ thái tử kế vị). Tiến sĩ ra ngoài làm thông thường thì cũng chỉ làm đến tri phủ tứ phẩm là cao nhất.
Mà sáu người Hồng Thừa Trù, Hoàng Tôn Tố, Nguyễn Đại Thành, Hứa Quan Cát, Tôn Tế Khả, Hạ Khải Xương trước khi nhận chức quan bên ngoài thì được phân đến các nha môn như Lục Bộ, Đô Sát Viện, Đại Lý Tự, Thông Chính Ti để học luật lệnh, làm quen với các sự vụ chính trị, cũng là để rèn năng lực xử lý sự việc thực tế, đây gọi là tiến sĩ quan chính, tức là thực tập, kỳ hạn 3 tháng. Bởi vậy bốn người Trương Nguyên, Văn Chấn Mạnh, Trương Đại, Nghê Nguyên Lộ trong hai năm sau có thể ở cùng nhau, nhưng sáu người bọn Hồng Thừa Trù thì ba tháng sau mỗi người đi một phương, chỉ có thể liên hệ với nhau qua thư từ.
Sau buổi trưa đầu giờ Thân, Trương Nguyên về đến tứ hợp viện của nội huynh Thương Chu Phúc ở cổng Đông Tứ. Vừa vào cổng Thùy Hoa Nghi hắn liền nhìn thấy Cảnh Huy đứng ở trên bậc thang tây sương phòng, hai tay chắp sau lưng, tươi cười cất giọng giòn tan:
Tiểu Cảnh Huy vì gọi ‘Trương công tử ca ca’ nên bị mẫu thân Phó thị răn dạy vài lần, giờ cuối cùng đã đổi cách xưng hô rồi.
Trương Nguyên nghe thấy hai chữ ‘tin vui’ thì giật nảy mình, lập tức hiểu ngay rằng điều đó là không thể xảy ra. Tuy dự tính Đạm Nhiên sẽ sinh nở vào mấy ngày này, nhưng nếu đợi đến khi tin vui báo tới nơi thì ít nhất cũng phải sau nửa tháng, bèn nói:
Có phải tiểu cô cô của cháu viết thư tới không?
Đoán trúng rồi!
Cảnh Huy nhảy cẫng lên, từ bậc thềm cao ba thước nhảy xuống, hai tay giấu sau lưng cầm một xấp thư, là thư Đạm Nhiên viết cho anh trai, chị dâu, Cảnh Lan, Cảnh Huy và Trương Nguyên, còn có cả một lá thư mà phụ thân Trương Thụy Dương viết cho Trương Nguyên nữa.
Cảnh Huy hớn hở nói:
Nói rồi, cô bé giơ cho Trương Nguyên nhìn, bên trên còn viết ‘Thương Cảnh Huy nhận’ cơ đấy.