Trong một chiếc xe ngựa lớn bằng gỗ hoa lê vàng truyền ra một giọng nói của phụ nữ, tiếng nói cũng không trong trẻo, dường như có chút khàn khàn, lại có mị ý của một loại dịu dàng ủy mị.
Tiểu nội thị 16-17 tuổi đó nghển cổ ra nhìn, trả lời:
Tiểu nhân nhìn thấy trên Vận Hà có người, hình như là Trương công tử của phủ Thiệu Hưng Giang Nam. Chính là vị Trương công tử giao tình rất tốt với Chung công công.
Ngươi biết người này...
Trong xe ngựa trang trọng đột nhiên vang lên một giọng nói sắc bén của một thiếu niên, tốc độ lời nói rất nhanh:
Y tên Trương Nguyên tự Giới Tử, người Sơn Âm, tài cao bát đẩu, học phú năm xe, là trung thần. Đúng rồi, y còn khả năng nghe cái gì thì nhớ cái ấy, thông minh tuyệt đỉnh.
Ca nhi nói rất hay.
Phụ nữ cùng xe với thiếu niên cười dài nói:
Bốn từ này đều là Chung công công dạy ta thôi, học vấn có tiến bộ.
Nô tì cũng nghe Chung thái giám nhắc qua Trương Nguyên này. Tài tử Giang Nam, mỗi lần thi cử đều là hạng nhất, làm người cũng nói nghĩa khí.
Tự xưng nô tì chính là nội thị khoảng bốn mươi tuổi, đầu đội mũ buộc tóc, mặc chiếc váy xòe màu đen, mặt thon dài, cái mũi nhọn, hai bên má hơi trũng, sắc mặt có chút trắng bệch của bệnh tật, dưới người là con ngựa màu đỏ sẫm, theo bên cạnh chiếc xe ngựa sang trọng.
Thiếu niên trong xe ngựa phân phó.
Nội quan Ngụy Triều cưỡi con ngựa màu đỏ sẫm bất giác do dự, hạ giọng nói:
Chúng ta là lén xuất cung, sao có thể cho người ngoài biết được. Hơn nữa Chung công công lại không có ở đây, chúng ta với Trương công tử có gì mà nói.
Không được, ta muốn xem xem Trương trung thần Giang Nam dáng mạo thế nào. Có phải ngực đỏ, râu dài, nghĩa khí ngút trời giống như Quan vương gia không.
Thiếu niên rất tùy hứng.
Phụ nữ trong xe ngựa liền hỏi tiểu nội thị:
Tiểu Cao khẳng định nói:
Người đàn bà đó liền căn dặn thiếu niên:
Ca nhi, ngài hứa với ta, Chúng ta gọi Trương công tử đó đến, ngài ở trong xe đợi không được lên tiếng nói chuyện, nhìn liếc hai cái là được rồi, nghe chưa?
Được, ta không nói.
Thiếu niên đáp một tiếng.
Ngụy Triều đành căn dặn nói:
Một nội thị tuổi tác so với Ngụy Triều còn lớn hơn mấy tuổi trả lời một tiếng, cùng tiểu Cao đi tới bến tàu.
...
Gần tới bến tàu Vận Hà, Triều Dương môn, Niên quan, tàu qua lại tấp nập, đủ lại sà lan, thuyền đinh chen lấn ở bên sông. Xe ngựa, xe bò, kiệu nâng, dắt lừa, dắt lạc đà lên bờ. Thương nhân, lữ nhân, kiệu phu, người môi giới, đi đi lại lại, đông đúc náo nhiệt. Khiến cho không khí băng lãnh pha lẫn không khí mùa đông Giang Nam dường như tan biến hết.
Ánh mặt trời chiều tà mùa đông ấm áp, bọn Trương Nguyên một hàng sáu chiếc thuyền cập bến dưới bến tàu Triều Dương môn, liền có một đám xe phu, kiệu phu, người vác thuê đến nhiệt tình hỏi khách đi hướng nào. Bọn họ biết rõ trong ngoài kinh thành, từ sông Bao Tử của thành Đông tới Hải Điến thành Tây, từ Mãn Tỉnh thành Bắc đến cầu Lư Câu thành Nam, không có chỗ nào bọn họ không biết, có thể rất nhanh và an toàn đưa khách tới nơi. Nếu là khách muốn ở khách điếm, vậy bọn họ cũng có thể giới thiệu khách điếm sạch sẽ thoáng mát, giá tiền phải chăng...
Một người hầu trung niên chen trong đám người vác thuê rướn cổ kêu to. Bên cạnh có một người hầu cao to lực lưỡng nhìn thấy Trương Đại ở đầu thuyền, vui mừng kêu to:
Y hăng hái ra sức vẫy tay.
Đây là Kỳ Thừa Tùng cha của Kỳ Bưu Gia và Trương Liên Phương, nhị thúc của Trương Đại phái người hầu đến đón thuyền, trong thư hẹn gặp ở thuyền dưới bến tàu Vận Hà Triều Dương môn. Người hầu Kỳ thị và Năng Lương người hầu của Trương Liên Phương từ mùng 5 tháng 2 đã bắt đầu chờ ở bến tàu rồi, mỗi ngày từ sáng sớm tới khuya mới về, đã chờ hai mươi ngày rồi. Năng Lương này chính là huynh trưởng ruột của Năng Trụ...
Từ Quang Khải dẫn Kim Ni Các đi thẳng tới giáo đường Thiên Chúa ở góc thành Đông trong Tuyên Vũ môn gặp Bàng Địch Nga và Long Hoa Dân, nói rõ lợi hại, xin hai vị cha sứ Bàng, Long lập tức viết thư khuyên bảo đám người Vương Phong Túc ở Nam Kinh truyền giáo phải cẩn trọng. Sắp tới càng phải đóng cửa ở trong nhà, chớ gây ra chuyện...
Trương Đại mời Trương Nguyên cùng y đi tới chỗ nhị thúc Trương Liên Phương, Trương Nguyên nói:
Thương Chu Tộ trong thư nói muốn Trương Nguyên sau khi tới kinh ở bên chỗ y.
Kỳ Bưu Giai đi tới quan nha của Kỳ Thừa Tùng cha của y, còn những Cử tử không có người thân bạn bè có thể nương tựa thì đi Hội Đồng quán nghỉ ngơi. Hội Đồng quán Nam Bắc ở gần nha môn Lục Bộ, là quán xá cung cấp cho những Cử tử quan lại và phó khảo các tỉnh vào kinh làm việc công ở, có cung ứng chỗ ở thức ăn. Chúng Cử nhân hẹn nhau ngày mai lúc giờ Tỵ tụ hợp trước nha môn Hộ Bộ, phục khuyết thượng thư khẩn xin Hoàng đế nhanh chóng hạ chiếu miễn trừ thuế má cho sáu quận Sơn Đông, cứu tế nạn dân.
Thanh Mặc Sơn Nhân dẫn tiểu kiều thuê Đổng Nãi Trà cáo từ Trương Nguyên, cảm tạ ân cứu mạng của Trương Nguyên, nhất định có ngày báo đáp. Trương Nguyên mấy ngày trước đã tặng cho Thanh Mặc Sơn Nhân năm lượng bạc, lúc này nói:
Thanh Mặc Sơn Nhân trả lời liên tục, rồi dẫn Đổng Nãi Trà đi.
Trương Nguyên gọi hai chiếc xe ngựa, đứng bên bờ sông nhìn Uông Đại Chùy và Lai Phúc khuân hành lý lên xe. Hai nội thị cung thành chen đến, nội thị thiếu niên kia chắp tay nói:
Trương Nguyên quay đầu lại nhìn, biết đây là Cao Khởi Tiềm con nuôi của Thái giám Chung Bản Hoa. Năm ngoái còn gặp qua ở Nam Kinh, một năm không gặp, cao lớn hơn Vũ Lăng rất nhiều, mừng nói:
Tiểu Cao công công, xin chào. Là ra thành làm việc công à, vị công công này là? Nhìn nội thị vóc người cao to bên cạnh tiểu Cao, nội thị này ước khoảng 45-46 tuổi, màu da hơi đen, mũi cao miệng rộng, hai đường chân mày thọ tinh đen sậm, cả người thoạt nhìn tướng mạo đường đường. Vì hai đường chân mày thọ tinh dài đó lại khiến cho người nọ càng có bộ dáng rất hòa khí, lúc này đã khom lưng cuối người thi lễ:
Ngụy Tiến Trung bái kiến Trương Giới Tử. Trương Giới Tử tài danh truyền xa, nội thị hoàng cung cũng lưu truyền tài danh Trương Giới Tử.
Giọng điệu rất nhiệt tình....
Trương Nguyên chỉ cảm thấy da đầu sắp nứt ra, hắn làm sao cũng không ngờ tới kinh thành liền gặp được Ngụy Trung Hiền. Ngụy Trung Hiền lúc mới vào cung tên Lý Tiến Trung, bây giờ đã khôi phục tên trước là Ngụy Tiến Trung. Nhìn vậy tuy chỉ là một nội thị cấp bậc thấp, ai có thể ngờ tới mấy năm sau người này có thể một tay che trời gây nên phe đảng tranh giành khốc liệt?
Tiểu Cao giới thiệu:
Cảm xúc kinh ngạc nhanh chóng đã được khống chế, Trương Nguyên chắp tay nói:
Ngụy công công, xin chào.
Trương công tử.
Tiểu Cao chỉ về hướng đám cây tùng:
Giải thích nói:
Trương Nguyên thầm nói:
Trương Nguyên biết cấp bậc của Thái giám Minh cung. Sau khi thiến vào cung trước tiên chỉ có thể làm canh cửa, nấu nước, chẻ củi, chạy những việc lặt vặt, gọi là tiểu hỏa giả. Tiểu hỏa giả thăng lên một bậc chính là thủ cân, ô mộc bài. Đây đã là chuyện cố định rồi, nhưng vẫn không nhập lưu. Nếu làm tốt, có người khen ngợi, sẽ thăng tới người hầu, đầy tớ nhà quan, ghi chép sổ sách, đây mới là nội quan có phẩm bậc. Người hầu chính là chính thất phẩm, ghi chép sổ sách là chính lục phẩm, lên trên nữa chính là giám thừa chính ngũ phẩm. Trên Giám thừa là Thiếu giám, tòng tứ phẩm, Thiếu giám phụ tá Thái giám quản sự. Thái giám là chính tứ phẩm, bình thường hội chủ quản lý một Giám cục Tư Khố. Do vậy có thể thấy muốn được người ta tôn xưng một tiếng Thái giám không dễ cỡ nào. Tiểu Cao cố ý chỉ ra tiểu Ngụy công công là Thiếu giám, là muốn nhấc nhở Trương Nguyên không được chậm trễ. Tiểu Ngụy công công tòng tứ phẩm so với người hầu đại Ngụy công công thất phẩm trước mắt có thể có quyền thế rất nhiều.
Biết thêm một số nội cung không phải là chuyện xấu. Trương Nguyên theo Tiểu Cao và Lý Tiến Trung đi về phía chiếc xe ngựa xa hoa, Mục Chân Chân và Vũ Lăng cũng ở phía sau.