Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 161: Quần áo lam lũ cũng động lòng người.




Trương Nguyên đem cuốn Bát cổ văn Quân tử dụ vu nghĩa (quân tử ví như nghĩa) ...của Vương Anh Tư ra đọc một lần.

Thực sự cảm thấy văn phong rất giống với mình, ngòi bút tinh tế, ý văn linh hoạt , tươi mới động lòng người, mang đậm sắc thái văn học, đúng là được chân truyền của Vương Tư Nhâm, Trương Nguyên nhỉnh hơn ở tư tưởng bài viết, nhưng trong bài bát cổ rất hạn chế tử tưởng cá nhân, phần lớn đều phải mượn lời văn của thánh nhân để luận bàn, cho nên lối viết của bài văn này cũng không thua kém gì so với Trương Nguyên, tháng sau là kỳ thi phủ, nếu đúng thật để cho Vương Anh Tư thay mặt hắn đi thi, án đầu không dám nói, nhưng trúng cử là điều chắc chắn khỏi phải bàn cãi rồi.

Trương Nguyên nâng bút viết lên bài bát cổ đó một chữ “khả (được)”, khi Huyện lệnh chấm bài thi nếu thấy bài đó có thể qua thì mặc nhiên sẽ viết lên đó chữ “ khả ”, từ cửa phòng có tiếng của thầy giáo Vương truyền tới , Trương Nguyên liền thu hồi bút mực và đem bài viết kẹp vào chỗ cũ, đứng dậy đi ra ngoài cửa thư phòng đợi.

Vương Tư Nhâm quàng khăn một cách thoải mái, mặc áo choàng dài, đem theo một hầu nam trẻ tuổi vào, thấy Trương Nguyên, cười mỉm hỏi:

  • Về từ lúc nào thế?

Trương Nguyên chắp tay nói:

  • Học sinh về từ hôm qua ạ.

Vương Tư Nhâm chưa vào thư phòng, mà chỉ ngồi ở phòng khách nhỏ, nói với Trương Nguyên:

  • Ngày 23 tháng này ta mời danh sĩ Thiệu Hưng và quan chức cả phủ hai huyện tới du hội Kê Sơn Tị Viên, vốn định tháng hai này sẽ mời họ đến thưởng ngoạn hoa viên, nhưng do bệnh tình con rể của Tiêu Sơn nên việc du ngoạn cũng bị hoãn lại, ta đã gửi thiếp mời Tiêu tiên sinh, đến lúc đó ngươi cũng tới nhé.

Trương Nguyên ứng đáp:

  • Vâng ạ

Vương Tư Nhâm thuận miệng hỏi Trương Nguyên chuyến đi Thanh Phổ thế nào, Trương Nguyên kể lại chuyện bị lính đánh thuê chặn đánh, Vương Tư Nhâm cảm khái nói:

  • Thế sự gian nan, ân tình mật thiết, ngay đến Diêu Phục cũng có thể ỷ vào thế của đường huynh, mưu toan đâm sau lưng người ta, đây cũng do đó chính là ngươi, chứ nếu đổi làm người khác chắc rằng đã trúng phải âm mưu của gã, nếu không may bị gãy chân thì sao có thể tham gia khoa phủ, gã muốn làm ngươi nhỡ kì thi, lại mất thêm ba năm để thi lại, như vậy ngươi không có công danh tú tài, gã mới có thể dễ dàng phục thù ngươi.

Trương Nguyên nói:

  • Sau này học trò sẽ cẩn thận hơn.

Vương Tư Nhâm hỏi cặn kẽ quá trình Trương Nguyên ở Hàng Châu , ngoại trừ những lời nói bí mật với Chung thái giám, những chuyện khác Trương Nguyên nhất nhất đều nói ra hết, Vương Tư Nhâm cười nói:

  • Trương Nguyên, ngươi còn chưa nhập huyện học, đã thành hoạn đảng, không sợ ngày sau bị chư tử Đông Lâm phê bình sao?

Vương Tư Nhâm nói chuyện từ trước đến nay luôn chua ngoa, cũng bởi vậy đắc tội không ít người, lúc này lại xưng Trương Nguyên là hoạn đảng.

Trương Nguyên nói:

  • Kết giao với người đáng để kết giao, không cần quan tâm đó là nội quan hay Đông Lâm ạ.

Vương Tư Nhâm nói:

  • Thường thì nội quan dễ kết giao, Đông Lâm không dễ kết giao, mà kết giao nội quan thì khó lòng giữ thanh danh trong sạch.

. Trương Nguyên hiểu được ý tứ trong lời nói của thầy giáo Vương , bọn thái giám thường hay bộc lộ tâm tư tình cảm một cách thẳng thắn, còn Đông Lâm thì được đại diện bởi các sĩ phu nên đương nhiên phức tạp hơn nhiều, gật đầu nói:

  • Đa tạ thầy giáo đã chỉ bảo, học trò biết làm thế nào rồi ạ , học trò trước mắt chỉ mong được đỗ bổ sinh đồ.

Vương Tư Nhâm cười nói:

  • Tài chế nghệ của ngươi nếu không đỗ sinh đồ, thì Cao Hoàng đế lấy bát cổ tuyển sĩ phỏng còn có ý nghĩa gì.

Lại nói:

  • Dạo gần đây ngươi vẫn kiên trì sáng tác và học viết văn bát cổ chứ?

  • Trương Nguyên nói:

  • Sau chuyến đi từ Thanh Phổ trở về, đi xe đi thuyền quả thật có phần mệt nhọc, nhưng học trò vẫn chế tác hơn hai mươi bài bát cổ, đầu năm đến nay cũng có đến hai mươi quyển sách cổ văn, học trò đã chọn ra năm bài chế nghệ và năm bài cổ văn, mong thầy chỉ giáo.

Vương Tư Nhâm đọc qua năm bài chế nghệ, văn bát cổ của Trương Nguyên hiện tại đã không thể chỉ trích lỗi nào nữa rồi, giờ ngòi bút của hắn đã lão luyện hơn nhiều so với lúc đấu bát cổ với Diêu Phục vào năm ngoái, Vương Tư Nhâm chỉ bình luận vài câu, liền đọc kỹ cổ văn Trương Nguyên làm, năm bài cổ văn này theo thứ tự là “ Long sơn tuyết “ , “ Sơn Âm Đăng Cảnh “ , “Dạ Hàng Thuyền”, “Tô Đê Xuân Hiểu”, và “Tiết Điến Hồ Tịch Chiếu”.

Cái gọi là cổ văn, chính là và văn biền ngẫu tương đối mà ra, là dạng cổ văn không xét tới đối ngẫu âm luật của văn tự do, kỳ thật văn bát cổ có thể nói là một dạng thay đổi của văn biền ngẫu, văn biền ngẫu từ ngữ hoa lệ, nội dung thì phù hoa trống rỗng, đại đa số văn bát cổ bị hán chế tư tưởng cũng là do cách hành văn này, mà cổ văn thì dài ngắn tùy ý, thuần khiết lưu loát, càng có thể biểu đạt tâm trạng, năm bài cổ văn này của Trương Nguyên rất thú vị, Vương Tư Nhâm mỉm cười nói:

  • Văn phong của ngươi giống như Viên Trung Lang, thanh lịch tinh thông, mới vỡ lòng học cổ văn mà tới bước này cũng không phải ai cũng làm được.

Trương Nguyên nói:

  • Học trò viết cổ văn chỉ vì thấy yêu thích nó, xuất phát từ cảm xúc, chứ không phải tự ép mình, có thể coi như một sở thích, bát cổ thì ngược lại, thực sự học trò không yêu thích văn bát cổ.

Vương Tư Nhâm cười nói:

  • Không thích cũng phải làm, đợi tham gia thi điện xong mới có thể vứt sang một bên.

Hai thầy trò nói chuyện cho tới trưa, Vương Tư Nhâm mời hắn ở lại dùng cơm, Trương Nguyên cũng không chối từ, sau khi dùng cơm xong lại thưởng thức trà Long Tỉnh Tây Hồ, Chung thái giám đưa hắn một cân Long Tỉnh Tây Hồ, một nửa cho tộc thúc tổ Trương Nhữ Sương, nửa còn lại đã đưa cho thầy giáo Vương rồi.

Hoàng hôn buông xuống, Trương Nguyên trở lại phủ Học Cung, Vũ Lăng nói Tam công tử Trương Ngạc có ghé qua, Tam công tử nói đã khởi hành chuyến đi Hải Châu với một thợ làm gương thủ công và hai người hầu, Trương Nguyên đi vào nội viện chào mẫu thân cùng tỷ tỷ, lại đến vườn sau xem thợ xây nhà, có tiền thật là tiện lợi, cả một bức tường thấp cao ba trượng, thế mà bị dở ra trong chớp mắt, họ đang dọng móng nền nhà.

Trương Nguyên dắt con lừa trắng Tuyết Tinh đi ra, dạo một vòng quanh bờ sông Đầu Lao, mới đi được vài bước liền bị hai tên tiểu quỷ Lý Khiết và Lý Thuần bắt gặp, chúng kêu la inh ỏi đòi cưỡi lên con la, Trương Nguyên không thể lay chuyển hai đứa nhóc này, đành bảo Mục Kính Nham qua đây khống chế con la lại, hắn vịn Lý Thuần ngồi lên yên lừa, mới đi được chừng mười bước chân lừa, Lý Khiết sau lưng đã đợi không nỗi nữa, la lên í é:

-Tới lượt ta, tới lượt ta rồi, ta muốn cưỡi nữa.

Hai huynh đệ cứ giành qua giành lại, hết ngươi xuống thì ta lên, cuối cùng Trương Nhược Hi đi tới lôi hai đứa vào nội viện, Trương Nguyên lúc ấy mới được giải thoát.

Trời chiều rơi xuống Long Sơn, ánh nắng chiều rạng rỡ như gấm, bầu trời bắt đầu sập tối, nước sông Đầu Lao im phăng phắt.

Trương Nguyên chợt nhớ tới trận mưa tuyết lớn vào mùa đông năm trước, từ đó về sau bốn tháng chỉ có một cơn mưa nhỏ, nhìn sắc trời khô quạnh này chắc vài ngày tới cũng chẳng có mưa xuống. chẳng lẽ Thiệu Hưng năm nay sẽ gặp đại hạn sao, ngày xưa nước sông Đầu Lao rộng vài trượng hiện giờ thì nó chỉ còn là dòng suối nhỏ ở giữa sông, nếu trời vẫn không mưa, cuối tháng tư nước sông Đầu Lao sẽ khô, giữa tháng năm, tháng sáu đa số những con sông nhỏ của thành Sơn Âm thuyền sẽ không thể đi lại được nữa, tiếp đến vụ lúa hè thu sẽ mất mùa . .

Lý Thuần, Lý Khiết sau khi quay trở về nội viện, bên sông Đầu Lao lập tức yện lặng trở lại, Vũ Lăng dắt bạch la trở vào chuồng, Mục Kính Nham đang thu dọn gỗ đá làm nhà, mấy người thợ thủ công đã ra về cả rồi, họ đều là thợ thủ công thành Sơn Âm, nên sáng đến làm chiều tối lại quay trở về nhà. Trương Nguyên một mình dạo bước bên bờ sông, đi đến bên cạnh một cây hòe lớn, cây hòe này trước kia cách mặt sông không tới một trượng, thế mà giờ đây nước sông đã cạn dần, dưới chân cây hòe này có cả một mảng lớn đất cát, hả??? Mục Chân Chân ngồi ngay giữa sông làm gì thế, hình như không phải đang giặt quần áo?

Trương Nguyên đi xuống bãi sông, toàn là những tảng đá lớn nhỏ, đá ở giữa đều được dính chắc bởi bùn, Trương Nguyên đi cẩn thận, tay chân nhẹ nhàng, Mục Chân Chân cũng rất cảnh giác, Trương Nguyên đi chưa được mấy bước, nàng đã nghiêng đầu lại, nhìn thấy thiếu gia, vội vàng đứng dậy, cành liễu trong tay vứt xuống mặt đất, sắc mặt ửng đỏ, lắp bắp nói:

  • Thiếu gia.

Trương Nguyên nhíu mày, Mục Chân Chân này lại mặc bộ quần áo cũ kia rồi, ống tay áo và thân áo bị mài mòn cả, chỗ đầu gối trên váy còn bị vá lên vá xuống, dưới chân thì lộ ra đôi giày cỏ và những ngón chân, trong bụng nghĩ chắc hẳn lúc nãy đã rửa chân bên bờ sông rồi, hai chân rửa thật sạch sẽ, ngón chân cong cong, nàng nắm chặt đôi giày cỏ. Bộ dạng cầm trông thật lạ, bộ quần áo cũ rách mà thiếu nữ mặc trên người thật có sức hút,chất vải thô mỏng hé lộ làn da mịn màng, bộ váy hơi bó nhắc nhở Trương Nguyên nàng đã trưởng thành, bộ váy áo cũ để lộ ra đôi chân dài cùng bờ eo thon thả của nàng, chẳng lẽ Mục Chân Chân ý thức được nàng mặc như vậy có thể khiến Trương Giới Tử thiếu gia động lòng ư?

Hiển nhiên không phải, chỉ có điều thiếu nữ ấy không nỡ mặc hai bộ đồ mới, đi Thanh Phổ là muốn giữ thể diện cho thiếu gia, không được mặc đồ rách nát, bây giờ trở về rồi,bộ quần áo cũ này vẫn có thể mặc được, liền mặc vào, Mục Chân Chân không phải là người có mới nới cũ, cũng không biết bản tính từ khi sinh ra đã thế, hay do cuộc sống từ nhỏ đã nghèo khổ bần tiện mà thành ra thế ?

Bây giờ thời tiết đang nóng dần lên, Chân Chân muốn mặc như thế thì tùy nàng, ừ, bộ quần áo này tuy cũ nhưng trông có vẻ mát mẻ hơn, danh sĩ Ngụy Tấn cũng còn mặc quần áo cũ cơ mà, Trương Nguyên hỏi:

  • Nàng cầm cành liễu này làm gì, đánh răng hay là viết chữ?

Đi ngang qua thì thấy, nước sông đã rút, dãy sông bên này một nửa là bùn lầy một nửa là đất ẩm ướt, nơi này đã gần đến giữa sông, đá cuội ít, bùn sông khá bằng, ngó qua chỉ thấy trên mặt đất có ghi chữ:

-Thị tuế thập nguyệt chi vọng, bộ tự tuyết đường, tương quy vu lâm cao.

Nhị khách tòng dư, quá hoàng nê chi bản.

Sương lù ký hàng, mộc diệp tận thoát,

Nhân ảnh tại địa, ngưỡng kiến minh nguyệt,

Cố nhi nhạc chi, hành ca tương đáp nhất “ **.

**: Đây là lời văn trong bài “Hậu Xích Bích Phú” của Tô Thức

Tạm dịch :